Kiểm tra mối hàn bằng phƣơng pháp chụp ảnh phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến năng suất hàn khi hàn thép không gỉ với thép cacbon (Trang 67 - 69)

a. Thiếu ngấu cạnh

3.3.2. Kiểm tra mối hàn bằng phƣơng pháp chụp ảnh phóng

Hình 3.36. Sơ đồ hoạt động kiểm tra phóng xạ

Kiểm tra bằng phƣơng pháp chụp ảnh phóng xạ (RT-Radiology Test) là phƣơng pháp kiểm tra không phá hủy bằng cách sử dụng bƣớc sóng bƣớc xạ điện từ ngắn đi qua vật liệu. Vật liệu có độ dày mỏng khác nhau thì sẽ ảnh hƣởng đến khả năng hấp thụ tia phóng xạ khác nhau, hình ảnh hấp thụ phóng xạ của vật liệu tạo một

bóng trên phim đặt phía sau. Các khuyết tật để lại lỗ hỏng làm giảm khả năng hấp thụ năng lƣợng sẽ hiện lên phim bằng một vệt đen, chiều dày vật liệu càng cao thì hình ảnh phim có màu sáng hơn [17].

Các khuyết tật có thể dễ dàng phát hiện bằng phƣơng pháp X quang nhƣ rỗ khí, ngậm xỉ, thiếu ngấu, nứt vv... các khuyết tật hiện lên màu đen thể hiện suy giảm năng lƣợng minh chứng cho sự không liên tục trên vật liệu, các khuyết tật lần Tungsteen, các vật liệu khác thƣờng hiện lên màu sáng nếu nhƣ cấu trúc hạt dày đặc hơn. Các khuyết tật có bề mặt vông góc với chùm tia thì thể hiện trên phim X quang với hình ảnh rõ ràng nhất [17].

Kỹ thuật X quang có thể kiểm tra các khuyết tật trong hầu hết các vật liệu cơ khí hiện tại, kỹ thuật này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong kiểm ra các thiết bị áp lực.

a. Kiểm tra khuyết tật hàn ở các liên kết hàn giáp mối tấm.

Các mối hàn giáp mối tấm có thể đƣợc vát mép hoặc có thể đƣợc để nguyên. Đối với các mối hàn dạng này kỹ thuật chụp phổ biến là phim đƣợc đặt phái sau mối hàn và ôm sát vào mối hàn. Nguồn phát tia đƣợc đặt phía trƣớc mối hàn với khoảng cách đã đƣợc tính toán trƣớc. Nếu nguồn trên mặt phẳng qua tâm đƣờng hàn vuông góc với bề mặt thì xác định rất tốt các khuyết tật nhƣ: nứt, thiếu thấu chân là rất tốt. Nếu đặt lệch đi có thể xác định đƣợc khuyết tật thiếu ngấu.

Theo tiêu chuẩn JIS Z 3104 và 3105 việc phát hiện các vết nứt trong mối hàn tấm, chiều dài mối hàn trong mỗi lần chụp đƣợc quy định theo góc φ từ tia chính, góc này không lớn hơn 140 khi chụp thƣờng hoặc 90 khi chụp đặc biệt. Cách này đƣợc thực hiện bằng việc giữ khoảng cách từ nguồn chiếu đến phim lớn hơn hai lần chiều dài đƣờng hàn đƣợc chụp xem hình 3-37 [6].

Hình 3.37. Kiểm tra mối hàn giáp mối bằng X quang

b. Ƣu điểm

Phƣơng pháp này có những ƣu điểm sau [17]: - Khả năng ứng dụng lớn.

- Có thể phát hiện các khuyết tật trên hoặc dƣới bề mạt sản phẩm. - Kết quả đƣợc lƣu vĩnh cửu.

- Là một phƣơng pháp quản lý chất lƣợng tốt

c. Khuyết điểm

Song song với các ƣu điểm phƣơng pháp này còn tồn tại các khuyết điểm sau [17]: - Thiết bị cồng kềnh và khá năng.

- Tồn tại mối nguy hiểm từ tia phóng xạ.

- Cần phải chuẩn diện tích cho khu vực tiếp cận kiểm tra. - Vận hành tốn thời gian, thiết bị rất tốn kém.

- Có thể yêu cầu sự tiếp cận chi tiết từ hai phía.

- Có thể không phát hiện các khuyết tật nghiêm trọng (bề mặt song song với chùm tia).

- Loại khuyết tật phải đƣợc giải đoán bởi kỹ thuật viên có kinh nghiệm. - Không thích hợp cho các mối ghép nhánh (góc chữ T).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các thông số ảnh hưởng đến năng suất hàn khi hàn thép không gỉ với thép cacbon (Trang 67 - 69)