và động lực học của ô tô
Để nghiên cứu ảnh hưởng của vi sai trung tâm đến động học và động lực học theo phương dọc của ô tô tác giả tiến hành khảo sát bằng các mô hình mô phỏng khác nhau
Trường hợp 1: Khi ô tô sử dụng vi sai bánh xe kiểu mở và vi sai trung tâm lần lượt sử dụng các loại: loại mở, loại bám dính viscous, loại khóa và kết nối trục trực tiếp.
Trường hợp 2: Khi ô tô sử dụng vi sai bánh xe kiểu Torsen và vi sai trung tâm lần lượt sử dụng các loại: loại mở, loại bám dính viscous, loại khóa và kết nối trục trực tiếp.
Hình 3.27 - Quan hệ giữa lực cản không khí Pw theo thời gian khi sử dụng các loại vi sai trung tâm khác nhau
Hình 3.28 - Sự thay đổi của lực cản quán tính theo thời gian khi sử dụng vi sai bánh xe loại Torsen vi sai trung tâm khác nhau
a)
b)
Hình 3.29 - Quan hệ giữa vận tốc chuyển động tịnh tiến của ô tô theo thời gian khi sử dụng vi sai trung tâm kiểu khác nhau
a- Sử dụng vi sai bánh xe loại Torsen; b - Sử dụng vi sai bánh xe loại mở
Các kết quả tính toán vận tốc của ô tô theo thời gian khi sử dụng ba loại vi sai trung tâm khác nhau: loại vi sai mở, loại vi sai khóa lockup và vi sai kết nối dính (viscous) đều cho thấy, sử dụng vi sai trung tâm loại khóa lockup giúp cho ô tô có đặc tính tăng tốc tốt hơn cả, vi sai mở có đặc tính kém nhất. Lực cản không khí (hình 3.26) khi sử dụng vi sai khóa lockup lớn nhất do lực cản này tỉ lệ với bình phương giá trị vận tốc chuyển động tịnh tiến của ô tô. Tương tự lực cản quán tính tỉ lệ thuận với gia tốc chuyển động tịnh tiến của ô tô, do khi sử dụng vi sai khóa lock up giúp ô tô tăng tốc tốt nhất nên lực này lớn nhất tương ứng với trường hợp sử dụng vi sai khóa lockup và nhỏ nhất khi sử dụng vi sai mở (vi sai côn thông thường không tăng ma sát).