Cách khắc phục các vi phạm của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 64)

Như kết quả trình bày ở bảng 4.9 và 4.10 thì Y của mô hình bị vi phạm kiểm định phương sai của sai số thay đổi và kiểm định sự tự tương quan của phần dư. Do vậy để khắc phục cùng lúc hai vi phạm này ta xử lý bằng ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh (Regression with panel-corrected standard errors -PCSE) và kết quả khắc phục trình bày ở Bảng 4.11. Bảng 4.11. Khắc phục các vi phạm của Y Y Coef. Std. Err. z P>|z| X1 0,26 0,199 1,3 0,193 X2 0,182*** 0,049 3,68 0,000 X3 -1,579 1,549 -1,02 0,308 X4 -1,134 2,094 - 0,54 0,588 X5 -4,325*** 1,038 -4,17 0,000 X6 0,188 0,199 0,94 0,345 X7 - 0,794** 0,387 - 2,06 0,04 X8 - 0,684* 0,397 - 1,72 0,085 cons 70,836 19,28 3,67 0,000

Estimated covariances = 18 R-square = 0,5432 Estimated autocorrelations = 18 Wald chi2(8)= 94,06 Estimated coefficients = 9 Prob > chi2 = 0,0000

Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata

(Mức ý nghĩa: Mức ý nghĩa : *, ** và *** hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức ý nghĩa 10% ; 5% và 1%)

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy có 4 biến tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng: tốc độ tăng trưởng vốn huy động (X2), hệ số chênh lệch ròng (X5), thời gian thành lập (X7), tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (X8). Mô hình hồi quy viết lại:

Y = 70,836 + 0,26*X1 + 0,182*X2 – 1,579*X3 – 1,134*X4 – 4,325*X5 + 0,188*X6 – 0,794*X7 – 0,684*X8

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), mức độ chấp nhận sai lầm của nhà nghiên cứu hay còn gọi là mức ý nghĩa α trong nghiên cứu kiểm định lý thuyết khoa học đối với ngành kinh doanh thường được chọn là 5%. Bảng 4.11 cho kết quả Prob > chi2 là 0,0000, tức nhỏ hơn 0,01. Điều này có nghĩa là với độ tin cậy 99%, giả thuyết không (H0) cho rằng tất cả các hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình đồng thời bằng không bị bác bỏ. Như vậy, mô hình có ý nghĩa và ph hợp về tổng thể (Hoàng Ngọc Nhậm và ctg, 2007).

Quan sát các hệ số hồi quy từ phương trình ở Bảng 4.11, nghiên cứu lần lượt thảo luận sự tác động của từng biến số độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ, khi các biến còn lại được giữ không đổi, tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các QTDND tại tỉnh Bình Thuận. Mức ý nghĩa được chọn tối đa là 10%.

+ Tốc độ tăng trưởng vốn huy động (X2): nghiên cứu đã xây dựng kỳ vọng ban đầu là tốc độ tăng trưởng vốn huy động có mối tương quan thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động tác động cùng chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (với mức ý nghĩa 1%) giống với kết quả nghiên cứu của mô hình gốc và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Th y Dương và Trần Hải Yến (2011), Guo và Stepanyan (2011), Sharma và Gounder (2012), Imran và Nishat (2012). Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng một đơn vị thì tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 0,182 đơn vị. Kết quả này có thể giải thích do hoạt động chủ yếu của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là huy động vốn và sử dụng nguồn vốn này để cho vay; do đó khi tốc độ tăng trưởng vốn huy động của các QTDND tăng nhanh sẽ giúp cho QTDND có thêm nguồn vốn để cho vay nên tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng.

+ Hệ số chênh lệch lãi ròng (X5): kết quả nghiên cứu cho thấy chênh lệch lãi suất tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND (với mức ý nghĩa 1%), phù hợp với giả thuyết ban đầu và tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Th y Dương và Trần Hải Yến (2011); tuy nhiên trong mô hình gốc biến này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố

khác không đổi, nếu hệ số chênh lệch lãi ròng tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm 4,325% và ngược lại. Điều này có thể giải thích là do khi chênh lệch lãi suất lớn nghĩa là lãi suất đầu ra cao hơn lãi suất đầu vào nhiều, nghĩa là lãi suất cho vay có thể cao dẫn đến dư nợ tín dụng tăng không nhiều làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể bị giảm và ngược lại.

+ Thời gian thành lập (X7): kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian thành lập tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND (với mức ý nghĩa 5%), phù hợp với giả thuyết ban đầu. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thời gian thành lập tăng 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm 0,794% và ngược lại. Điều này có thể giải thích là do thời gian đầu mới thành lập thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND sẽ nhiều; qua thời gian thì uy tín và quy mô của QTDND sẽ tăng lên tạo sự tin tưởng cho khách hàng, tuy nhiên do địa bàn hạn chế và khách hàng cũng bị giới hạn trong thành viên (trừ khách hàng thuộc hộ nghèo và khách hàng gửi tiền) mà khách hàng là thành viên thì đa phần là hộ gia đình với món vay nhỏ lẻ nên tín dụng sẽ không tăng mà c n có thể bị giảm.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (X8): kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND (với mức ý nghĩa 10%), phù hợp với giả thuyết ban đầu. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm 0,684% và ngược lại. Điều này có thể giải thích là các QTDND cần duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định nhằm đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của QTDND; tuy nhiên khi tỷ lệ này được duy trì quá cao phản ánh nguồn vốn sử dụng cho vay sẽ không nhiều làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm.

+ Tỷ lệ nợ xấu (X3): nghiên cứu đã xây dựng kỳ vọng ban đầu là tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều lên tăng trưởng tín dụng QTDND. Tuy nhiên, kết quả hồi quy không tìm thấy bằng chứng về sự tác động của tỷ lệ nợ xấu lên tăng trưởng tín dụng của các QTDND; trong khi đó biến này lại có ý nghĩa thống kê trong mô hình

gốc với chiều tác động ngược chiều. Kết quả nghiên cứu không như kỳ vọng ban đầu cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước.

Do đó, tác giả đã xem xét lại dữ liệu nghiên cứu và thấy rằng, trong bộ dữ liệu có 20 quan sát có giá trị tỷ lệ nợ xấu bằng không; đặc biệt có QTDND Võ Xu từ năm 2010 đến 2016 nợ xấu đều bằng không, QTDND Phú Bình từ năm 2009 đến năm 2013 và năm 2015 có nợ xấu bằng không, QTDND Phan Rí Thành từ năm 2010 đến năm 2012 và năm 2014, 2016 có nợ xấu bằng không. Đồng thời, có 06 quan sát có tỷ lệ nợ xấu gần như bằng không (từ 0,01% đến 0,03%).

Qua đó cho thấy, với số quan sát trong thời kỳ nghiên cứu chưa nhiều, nên dữ liệu về tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh hết tình hình nợ xấu của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Do vậy mà số quan sát trong mô hình chưa đảm bảo đầy đủ, để hình thành một quy luật nào đó.

+ Tỷ lệ lạm phát (X6):nghiên cứu đã xây dựng kỳ vọng ban đầu là tỷ lệ lạm pháttác động ngược chiều lên tăng trưởng tín dụng QTDND.Tuy nhiên, kết quả hồi quy cũng không tìm thấy bằng chứng về sự tác động của tỷ lệ lạm phát lên tăng trưởng tín dụng của các QTDND; trong khi đó biến này lại có ý nghĩa thống kê trong mô hình gốc với chiều tác động ngược chiều. Kết quả nghiên cứu không như kỳ vọng ban đầu cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước.

Điều này có thể giải thích là do hầu hết thành viên của QTDND đều là cá nhân, hộ gia đình vay vốn để phục vụ nhu cầu thiết yếu của mình hay hoạt động sản xuất theo vụ mùa, kinh doanh nhỏ lẻ, luôn phát sinh đều đặn theo chu kỳ. Khi lạm phát xảy ra thì các nhu cầu này vẫn cần được thực hiện và có thể chỉ bị tác động bởi lạm phát ở mức độ nhỏ. Do đó, để tìm được quy luật trong mối quan hệ này cần có số lượng quan sát đủ lớn, có thể số quan sát trong mô hình chưa đảm bảo đầy đủ để hình thành một quy luật nào đó.

Đồng thời kết quả nghiên cứu còn cho thấy ROE tác động cùng chiều lên tốc độ tăng trưởng tín dụng và quy mô tổng tài sản tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, các mối quan hệ này lại không có ý nghĩa về mặt

thống kê. Kết quả này tương đồng với kết quả biến nghiên cứu của biến ROE trong mô hình gốc, còn biến quy mô tổng tài sản trong mô hình gốc lại có ý nghĩa thống kê với chiều tác động cùng chiều. Điều này có thể do số quan sát trong mô hình chưa đảm bảo đầy đủ để hình thành một quy luật nào đó.

Tóm tắt hƣơ g 4

Sau khi kiểm tra dữ liệu, thực hiện các bước ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng bằng phần mềm Stata và thực hiện các kiểm định cần thiết; nghiên cứu đã cho kết quả ước lượng: tốc độ tăng trưởng vốn huy động, hệ số chênh lệch lãi ròng, thời gian thành lập, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tác động có ý nghĩa đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND. Đây là cơ sở để nghiên cứu kết luận và đề xuất một số chính sách ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua những nội dung được trình bày ở các chương trước, chương này tóm lại lại kết quả nghiên cứu và đề ra một số gợi ý chính sách. Đồng thời, chương này cũng rút ra một số hạn chế qua quá trình nghiên cứu để lưu ý trong các nghiên cứu tiếp theo.

5.1. K t luận

Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh ình Thuận trong giai đoạn từ 2009-2016, với mẫu nghiên cứu gồm 18 QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp giữa hai mô hình ước lượng tác động cố định (FE) và mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên (RE). Kết quả là mô hình hồi quy tác động cố định (FE) được chọn và xác định được 4 nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn từ 2009 – 2016 là: tốc độ tăng trưởng vốn huy động, hệ số chênh lệch lãi ròng, thời gian thành lập và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Cụ thể là tốc độ tăng trưởng vốn huy động có tương quan thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong khi đó hệ số chênh lệch lãi ròng, thời gian thành lập và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có tương quan nghịch với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho kết quả tỷ lệ nợ xấu, quy mô tổng tài sản tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong khi đó ROE, lạm phát tác động cùng chiều lên tốc độ tăng trưởng tín dụng; tuy nhiên, các mối quan hệ này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê.

5.2. Khuy n nghị 5.2.1. Đối với QTDND

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của các QTDND ở Bình Thuận trong giai đoạn 2009 – 2016, bị tác động bởi các nhân tố vi mô là tốc độ tăng trưởng vốn huy động, hệ số chênh lệch lãi ròng, thời gian thành

lập và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; do đó để góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng tín dụng thì các QTDND cần quan tâm những vấn đề sau:

- Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động: có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND, do đó QTDND cần thúc đẩy tăng trưởng vốn huy động với một số giải pháp như sau:

+ Đối với bên ngoài: tăng cường các hoạt động quảng cáo, marketing, nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ mới ph hợp với nhu cầu của khách hàng. QTDND cần đưa ra những chương trình huy động vốn với các sản phẩm đa dạng và ph hợp với từng đối tượng, từng thời vụ, thời kỳ trong năm nhằm thu hút được nhiều nhất nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Đồng thời, việc thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng tốt từ lúc khách hàng chưa gửi tiền đến lúc khách hàng đã gửi tiền và sau khi khách hàng rút tiền thông qua thái độ đón tiếp khách hàng, quan tâm đến khách hàng (chúc mừng sinh nhật hoặc có món quà nhỏ mừng sinh nhật, đặc biệt là tặng quà nhân dịp ngày lễ, kỷ niệm đối với những khách hàng lớn), thông tin đến khách hàng những chương trình huy động vốn hấp dẫn sắp áp dụng, Ngoài ra, việc quan tâm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chặt chẽ, có hiệu quả, không có tình trạng nhũng nhiễu khách hàng để xây dựng hình ảnh tốt về QTDND cũng rất cần thiết; từ đó quảng bá hình ảnh của QTDND nhằm đem lại l ng tin cho khách hàng yên tâm gửi tiền, cũng như vay vốn hay thực hiện các dịch vụ khác tại QTDND.

+ Đối với bên trong: giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng nhân viên nhằm phát huy hết nội lực của QTDND. Thường xuyên phát động phong trào thi đua khen thưởng khách quan công bằng đối với các nhân viên hoàn thành tốt và vượt chỉ tiêu vào những dịp lễ, cuối năm để kịp thời động viên, khuyến khích nhân viên tích cực hoàn thành chỉ tiêu được giao nhằm hoàn thành chỉ tiêu chung của QTDND.

- Về hệ số chênh lệch lãi ròng: có tác động ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND, do đó để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các QTDND có thể lưu ý một số điểm sau:

Chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất đầu ra giảm, lãi suất đầu vào giữ nguyên hoặc giảm ít hơn, hay lãi suất đầu vào tăng, lãi suất đầu ra giữ nguyên hoặc tăng ít hơn.

+ Việc áp dụng mức lãi suất đầu ra thấp sẽ giúp thu hút được khách hàng vay vốn, tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao mà áp dụng mức lãi suất đầu ra quá thấp, trong khi mức lãi suất đầu vào vẫn giữ nguyên hoặc tăng nhẹ, giảm nhẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. Do đó, việc duy trì một mức chênh lệch lãi suất hợp lý phù hợp với quy định lãi suất hiện hành của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết.

+ QTDND có thể áp dụng mức lãi suất đầu ra ưu đãi đối với khách hàng lớn, có uy tín với phương án sản xuất kinh doanh khả thi, đáp ứng tốt điều kiện vay vốn; đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, quá trình trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời khi cần thiết, nhằm tránh tổn thất nhiều nhất có thể cho QTDND. Khi đó, QTDND sẽ có món vay với chất lượng tín dụng tốt; tuy lãi suất thấp hơn mặt bằng lãi suất đầu ra nhưng với mức dư nợ lớn vẫn có thể mang về mức thu nhập từ lãi lớn cho QTDND. Đây có thể là biện pháp tốt để tăng trưởng tín dụng khi ưu đãi lãi suất đầu ra, thay vì giảm lãi suất cho tất cả khách hàng.

+ Song song với đó, QTDND có thể áp dụng mức lãi suất đầu vào ưu đãi với khách hàng lớn nhằm thu hút được nguồn vốn huy động, tạo thêm nguồn vốn để cho vay. Đây cũng là biện pháp tốt khi ưu đãi lãi suất đầu vào, giúp tăng trưởng vốn huy động tạo điều kiện cho tín dụng tăng trưởng, thay vì tăng lãi suất đầu vào cho tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)