Các nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 30)

Nhân tố vi mô thì phụ thuộc vào điều kiện, tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng nhưng nhân tố vĩ mô thì các ngân hàng đều chịu tác động giống nhau, có thể mức độ tác động có khác nhau đối với từng loại hình TCTD. Tuy chịu sự tác động giống nhau của các nhân tố vĩ mô, nhưng kết quả hoạt động của ngân hàng có thể khác nhau do khả năng dự đoán tình hình vĩ mô hay việc đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý của nhà quản lý điều hành. Một số nhân tố vĩ mô được các nghiên cứu trước đây đề cập như:

* Tố t g trƣở g i h t

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc. Sự gia tăng đó được thể hiện cả ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng tuyệt đối, trong khi đó tốc độ tăng trưởng thể hiện sự so sánh tương đối giữa các thời kỳ (Mankiw, 2012).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao làm cho tổng thu nhập quốc dân cũng tăng, dẫn đến người tiêu d ng có thể chi tiêu nhiều hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng có nhu cầu mở rộng sản xuất nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mức chi tiêu và đầu tư của người tiêu d ng và doanh nghiệp có thể lớn hơn nguồn vốn sẵn có, lúc đó họ sẽ vay ngân hàng; khi mức sống càng nâng cao thì nhu cầu này càng nhiều hơn dẫn đến nhu cầu tín dụng cũng lớn hơn. Ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế âm hoặc giữ nguyên thì nhu cầu này cũng ít hơn dẫn đến nhu cầu tín dụng cũng ít hơn. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Bằng nghiên cứu thực nghiệm, Guo và Stepanyan (2011), Hussain và Junaid (2012), Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Thép (2014), Ivanovíc (2015), Lê Tấn Phước (2016) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng. Nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012) cũng chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế càng mạnh thì tăng trưởng tín dụng càng cao.

* Lạm ph t

Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Khi lạm phát tăng cao, để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước sẽ d ng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm làm giảm lượng tiền cung ứng ra lưu thông và lãi suất thị trường tăng cao. Khi đó, nguồn vốn vay của ngân hàng sẽ bị lãi suất cao hơn và cũng bị hạn chế hơn; đồng thời việc huy động vốn cũng bị hạn chế, do giá cả tăng cao người dân phải d ng nhiều tiền hơn để chi tiêu và hơn nữa khi đó lãi suất tiền gửi sẽ không c n hấp dẫn như trước nữa. Do nguồn vốn cho vay bị hạn chế nên việc mở rộng tín dụng bị hạn chế, làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ không khả quan. Ngược lại, khi lạm phát đang ở mức quá thấp, Ngân hàng Nhà nước sẽ d ng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm làm tăng lượng tiền cung ứng ra lưu thông và lãi suất thị trường giảm. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc vay vốn mở rộng sản xuất, tái đầu tư; người tiêu d ng cũng mạnh dạn vay ngân hàng cho nhu cầu tiêu dùng của mình. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Theo Hussain và Junaid (2012), Sharma và Gounder (2012) thì lạm phát ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cụ thể hơn Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014), Lê Tấn Phước (2016) thì lạm phát có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, Imran và Nishat (2012) thì cho rằng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cho khu vực tư nhân.

Ngoài ra, kết quả các nghiên cứu còn cho thấy tăng trưởng tín dụng còn bị tác động bởi cung tiền M2 (Imran và Nishat, 2012; Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải, 2014); theo Imran và Nishat (2012) thì nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân ở Pakistan, đặc biệt là trong dài hạn nhưng lãi suất thị trường tiền tệ không ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cho khu vực tư nhân. Tăng trưởng tín dụng có tương quan thuận với các điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ (Guo và Stepanyan, 2011), lãi suất danh nghĩa (Lê Tấn Phước, 2016); có tương quan nghịch với lãi suất chiết khấu, đô la hóa, gia tăng thâm hụt ngân sách (Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải, 2014).

2.3. Tổng quan về ĩ h vực nghiên cứu

QTDND là một loại hình TCTD, cũng thực hiện một số hoạt động cơ bản như ngân hàng; khác nhau cơ bản là QTDND có quy mô cũng như phạm vi hoạt động nhỏ hơn và số lượng sản phẩm dịch vụ đơn giản hơn. Do đó, đề tài sử dụng các nghiên cứu thực nghiệm trước về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng cho trường hợp tổ chức tín dụng là QTDND.

Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là lợi nhuận, do đó mọi hoạt động của ngân hàng đều hướng tới đạt được nhiều lợi nhuận nhất có thể. Mà hoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhất là tín dụng nên ngân hàng luôn muốn tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng đạt được mục tiêu này vì tăng trưởng tín dụng chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, cả vi mô và vĩ mô. Tìm hiểu về điều này, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới được thực hiện và đưa ra những kết quả có khác nhau và cũng có giống nhau.

2.3.1. Các nghiên cứu ƣớc ngoài

Tamirisa và Igan (2007) đã nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng ở các nền kinh tế mới nổi Trung và Đông Âu (Cộng hòa Sec, Estonia, Hungary, Lithuania, Ba Lan, Cộng hòa Slovak, Slovenia) trong giai đoạn từ 1995 đến 2004 và được chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu: 1995 đến 2000, 1995 đến 2004, 2000 đến 2004. Với số liệu từ 217 ngân hàng thương mại, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng: tốc độ tăng trưởng kinh tế, hình thức sở hữu ngân hàng, khả năng thanh khoản của ngân hàng, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, tổng tài sản và tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập.

Aydin (2008) phân tích về cấu trúc hệ thống ngân hàng và tăng trưởng tín dụng của các nước Trung và Đông Âu gồm Bungari, Cộng hòa Sec, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumani, Slovakia, Slovenia trong 18 năm (từ 1988 đến 2005) của 72 ngân hàng lớn nhất ở 10 nước Trung và Đông Âu để thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu phân tích nguồn gốc của tăng trưởng tín dụng nhanh ở Trung và Đông Âu, rủi ro và lỗ hỏng liên kết với nó. Ông đã sử dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và tác động cố định (FEM) trong

nghiên cứu của mình. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng là hình thức sở hữu của ngân hàng, tỷ suất sinh lời của ngân hàng ROE, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng ở mức trung bình thuộc sở hữu của nước ngoài thì có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao hơn các ngân hàng trong nước; tuy nhiên, từ năm 2000 thì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng sở hữu nước ngoài cao hơn ngân hàng sở hữu nhà nước nhưng thấp hơn đáng kể so với ngân hàng tư nhân trong nước.

Guo và Stepanyan (2011) nghiên cứu yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở các nền kinh tế mới nổi. Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ quý I/2001 đến quý II/2010 của 38 nước có nền kinh tế mới nổi: Argentina, Brazil, Bungari, Chile, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Croatia, Cộng hòa Sec, Ai Cập, El Salvador, Estonia, Georgia, Guatemala, Hungary, Indonesia, Israel, Ja maica, Jordan, Hàn Quốc, Latvia, Lithuania, Malaysia, Mexico, Ma rốc, Panama, Peru, Philippines, Ba Lan, Rumania, Nga, Serbia, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Venezuela, Việt Nam. Hai tác giả đã nghiên cứu sự thay đổi của tín dụng ngân hàng trên diện rộng của nền kinh tế thị trường trong suốt thập kỷ trước. Kết quả cho thấy rằng tiền gửi huy động trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Hussain và Junaid (2012) phân tích các nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Pakistan. Nghiên cứu đã sử dụng số liệu của 26 ngân hàng thương mại ở Pakistan, từ 2001 đến 2010. Kết quả cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng quá khứ, vốn tự có của ngân hàng, hình thức sở hữu của ngân hàng, chênh lệch lãi suất, tỷ suất lợi nhuận ROE, tỷ lệ thanh khoản có tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Trong khi đó, lạm phát thì ngược lại có tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Imran và Nishat (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng ở khu vực tư nhân ở Pakistan. Hai tác giả đã sử dụng mô hình ARDL với dữ liệu hàng năm từ 1971 đến 2008 của Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ nước ngoài, tiền gửi trong nước, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái và cung tiền M2 là những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân ở Pakistan, đặc biệt là trong dài hạn. Ngược lại, lạm phát và lãi suất thị trường tiền tệ không ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cho khu vực tư nhân. Ngoài ra, trong ngắn hạn thì tiền gửi trong nước không ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân, do ngân hàng không sử dụng ngay khoản tiền đó để cho vay.

Laidroo (2012) nghiên cứu các yếu tố quyết định tăng trưởng cho vay và tính chu kỳ trong các ngân hàng của 15 quốc gia Trung và Đông Âu trong giai đoạn 2004-2010. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy GMM để ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình, với dữ liệu được thu thập từ Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Cục Thống kê của Cộng đồng châu Âu và từ trang web của các ngân hàng trung ương. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tích cực của tăng trưởng với lạm phát, thay đổi chỉ số giá của năm trước và sở hữu nước ngoài. Tuy nhiên, trái với mong đợi, quy mô của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực. Kết quả cũng chỉ ra rằng mức độ vốn cổ phần của ngân hàng, rủi ro tín dụng và quy mô có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng tín dụng.

Sharma và Gounder (2012) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng đối với khu vực tư nhân ở 6 nước thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương (Fiji, Papua New Guinea, Solomon, Tonga, Tây Samoa, Vanuatu) bằng phương pháp hồi quy moment tổng quát (GMM). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tăng trưởng cho vay bình quân và tỷ lệ lạm phát có tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng; trong khi đó, tiền gửi và quy mô ngân hàng có tương quan thuận với tăng trưởng tín dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế càng mạnh thì tăng trưởng tín dụng càng cao.

Ivanovíc (2015) tập trung vào việc xác định và ước lượng các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng tại Monetegro, nghiên cứu cả các yếu tố cung và cầu, và

đặc biệt chú ý đến các yếu tố cung. Nghiên cứu sử dụng mô hình tuyến tính hiệu quả cố định với dữ liệu hàng quý và dữ liệu bảng của 11 ngân hàng hoạt động tại Motenegro, giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014. Kết quả khẳng định rằng sự phát triển kinh tế khả quan và sự gia tăng tiềm năng tiền gửi của các ngân hàng dẫn đến tăng trưởng tín dụng cao hơn. Hơn nữa, những phát hiện của tác giả nhấn mạnh rằng sự ổn định của hệ thống ngân hàng là quyết định để thúc đẩy các hoạt động cho vay của ngân hàng hơn nữa. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy sự suy yếu của bảng cân đối ngân hàng, các khoản nợ xấu và tỷ lệ khả năng chi trả thấp có ảnh hưởng tiêu cực đến cung cấp tín dụng. Ngoài ra, nghiên cứu này còn phân tích các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mô hình hậu khủng hoảng cho thấy các chỉ số cung cấp tín dụng có tầm quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng tín dụng, trong khi mô hình trong giai đoạn trước khủng hoảng cung cấp bằng chứng cho thấy cả chỉ tiêu cung và cầu đều có ý nghĩa trong việc giải thích tăng trưởng tín dụng.

2.3.2. Các nghiên cứu tr g ƣớc

Nguyễn Th y Dương, Trần Hải Yến (2011) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Hai tác giả đã tính toán và tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính của 84 NHTM, trong đó có 5 NHTM nhà nước và 16 NHTM nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam; số liệu được lấy theo 3 mốc thời gian là quý 1, quý 2, quý 3 năm 2011. Kết quả cho thấy tốc độ huy động vốn, khả năng thanh khoản có tương quan thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, chênh lệch lãi suất bình quân có tương quan nghịch với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Việc đưa biến giả vào là không có ý nghĩa khi ngân hàng được xét dù là NHTM Nhà nước hay ngân hàng nước ngoài thì đều chịu tác động giống nhau. Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng giai đoạn 2001 – 2012. Nghiên cứu sử dụng hàm mô hình Var để biểu diễn các biến số tác động đến tăng trưởng tín dụng. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế, tăng mức cung tiền M2, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động có tác

động tích cực với tốc độ tăng trưởng tín dụng; đồng thời, gia tăng nợ xấu, lãi suất chiết khấu, đô la hóa, gia tăng thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Thép (2014) phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các QTDND ở khu vực đông bằng Sông Cửu Long. Hai tác giả đã sử dụng số liệu từ các báo cáo thường niên của 121 QTDND trong giai đoạn 2010 – 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động, quy mô QTDND và tốc độ tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có mối tương quan tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng của QTDND. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu của QTDND và tỷ lệ lạm phát lại có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng của các QTDND ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

Lê Tấn Phước (2016) đã phân tích một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2008 – 2015. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng; lãi suất danh nghĩa và tăng trưởng GDP có mối quan hệ c ng chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Trịnh Hoàng Việt và Võ Hồng Đức (2016) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng tại Đồng Nai. Số liệu được thu thập từ bảng cân đối tài khoản chi tiết của 29 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, từ quý III/2009 đến quý IV/2014. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM trên mô hình kinh tế lượng động. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh bình thuận (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)