Khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đa dạng loài của tầng cây cao rừng tự nhiên tại huyện phong thổ, lai châu (Trang 50 - 51)

3.1.4.1. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9.

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 22,30C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 26,30C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 50

C

- Lƣợng mƣa trung bình/năm từ 1.600 mm - 2.000mm; lƣợng mƣa thấp nhất 20 – 30 mm/tháng, phân bố vào tháng 1 và tháng 12; lƣợng mƣa cao nhất 400 mm/tháng, tập trung vào tháng 7 – 8.

Hƣớng gió thịnh hành của khu vực là gió Đông Bắc vào mùa lạnh và gió Đông Nam vào mùa nóng. Hàng năm vào các tháng 6 - 7 đôi khi có gió Tây khô nóng xuất hiện m i đợt 2 - 4 ngày.

3.1.4.2. Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn trong khu vực bao gồm các hệ thống suối, khe nhƣ suối Nậm Na bắt nguồn từ các dãy núi cao hơn 2.000m ở vùng núi biên giới Việt – Trung, chảy theo hƣớng chung từ Bắc xuống Nam, dọc theo ranh giới giữa hai huyện Sìn Hồ - Nậm Nhùn và đổ vào Sông Đà tại Nậm Nhùn. Sông có chiều dài khoảng 150km, lƣu vực khoảng 2.800km2. Đoạn từ thị trấn huyện Phong Thổ đến thƣợng nguồn, sông có thêm nhánh lớn là sông Nậm So. Với đặc trƣng là độ dốc trung bình >100, ít thác ghềnh, chủ yếu xâm thực sâu dạng chữ “V”, hai bên sƣờn núi cao, vách dốc. Khả năng thu và dồn nƣớc nhanh trong mùa mƣa lũ, dễ gây lũ ống, lũ qu t. Lƣu lƣợng dòng chảy khá lớn và thƣờng tăng mạnh trong những đợt mƣa lớn.

3.2.Đặc điểm tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đa dạng loài của tầng cây cao rừng tự nhiên tại huyện phong thổ, lai châu (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)