Cơ sở của việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào đề xuất giải pháp phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đa dạng loài của tầng cây cao rừng tự nhiên tại huyện phong thổ, lai châu (Trang 47)

triển rừng bền vững

Nội dung nghiên cứu này nhằm xây dựng một bản hƣớng dẫn khung để quản lý rừng tự nhiên theo hƣớng bền vững và đa chức năng dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt đƣợc của đề tài. Bao gồm các nội dung chính sau:

* Xác định các phƣơng thức tác động cho từng đối tƣợng:

M i một đối tƣợng tác động sẽ có phƣơng tác động thích hợp đƣợc xác định, đối với rừng tự nhiên sẽ có ba phƣơng thức tác động chính tùy theo từng mức độ thoái hóa của rừng nhƣ sau:

- Khôi phục rừng: phƣơng thức này sử dụng cho các đối tƣợng rừng nguyên sinh bị tác động ở mức độ nhẹ đến vừa phải (chƣa đến mức mất cấu trúc rừng và đa dạng sinh học của rừng nguyên sinh), còn khả năng phục hồi lại nguyên trạng của rừng nguyên sinh (rừng cực đỉnh khí hậu thổ nhƣỡng).

- Phục hồi rừng đã bị thoái hóa: áp dụng cho các đối tƣợng rừng đã bị suy thoái ở mức độ rất mạnh (mất toàn bộ cấu trúc rừng là rừng nghèo kiệt; hoặc không còn rừng đất rừng bị thoái hóa).

- Quản lý rừng phục hồi thứ sinh: áp dụng cho đối tƣợng rừng tự nhiên đã phục hồi và đã bƣớc sang giai đoạn thứ hai của quá trình diễn thế phục hồi thứ sinh, tức là giai đoạn đã hình thành rừng tiên phong.

* Phát triển các kỹ thuật cụ thể cho từng phƣơng thức tác động:

Đối với m i phƣơng thức, sẽ có những kỹ thuật lâm sinh cụ thể cần đƣợc phát triển và xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật. Trong thực tế, đối tƣợng của khôi phục rừng thƣờng là rừng trung bình về sản lƣợng và là đối tƣợng có thể đƣợc đƣa vào khai thác đối với rừng sản xuất.

- Các kỹ thuật cụ thể đối với khôi phục rừng có thể là: (a) Kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động và bảo đảm tái sinh, (b) Tỉa thƣa vệ sinh rừng, (c) Bảo vệ rừng. -Các kỹ thuật cụ thể cho phục hồi rừng có thể bao gồm, (a) Cải tạo rừng (đối

với rừng nghèo kiệt đủ tiêu chuẩn, (b) Làm giàu rừng; (c) Xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, (d) Xúc tiến tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung, (e) Trồng lại rừng.

- Các kỹ thuật quản lý rừng phục hồi thứ sinh các kỹ thuật cụ thể có thể bao gồm: (a) Tỉa thƣa giải phóng cây mục đích, (b) tỉa thƣa cải thiện, (c) Chặm sóc rừng phục hồi, (d) Trồng làm giàu rừng.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Phong Thổ là một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Lai Châu, đây là một huyện có điều chỉnh địa giới các năm 2001 và 2004 để thành lập thị xã Lai Châu mới. Huyện có tọa độ địa lý:

- Từ 21051’ đến 22049’ vĩ độ Bắc

- Từ 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc, phía Tây và Đông Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc - Phía Tây Nam giáp huyện Sìn Hồ,

- Phía Đông giáp huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai,

- Phía Nam giáp huyện Tam Đƣờng và thành phố Lai Châu.

3.1.2. Địa hình

Địa hình ở khu vực huyện gồm các dạng chính sau :

Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn. Độ cao thƣờng từ 1000m đến trên 2000m, gồm nhiều dải núi phân cắt mạnh, sƣờn dốc. Trong đó, đỉnh núi cao nhất ở huyện Phong Thổ là núi Pu Kho Luông với độ cao 2.525m. Dạng địa hình núi cao có độ phân cắt sâu lớn, độ dốc địa hình > 300 chiếm 70%.

Địa hình núi thấp và thung lũng : tạo thành những thung lũng bằng nhỏ hẹp xen kẽ giữa địa hình đồi núi, độ cao <500m ; địa hình khá bằng ph ng với độ dốc từ 15-250 là nơi dân cƣ sinh sống đông đúc.

3.1.3. Đất đai

Đất tại khu vực nghiên cứu có nguồn gốc chủ yếu từ các đá trầm tích lục nguyên giảu alumosilicat, lục nguyên – Cacbonat chiếm phần lớn. Thành phần đá chủ yếu gồm : cát kết, bột kết, đá phiến s t, đá vôi, s t vôi. Các trầm tích chứa than có diện phân bố nhỏ hẹp. Thành phần trầm tích chủ yếu gồm cuội sạn kết, cát bột kết xen đá phiến s t, s t than. Than đá có dạng thấu kính nằm xen trong đá phiến sét, bột kết.

Trầm tích của hệ tầng chiếm diện tích là 666,1km2, phân bố thành một dải kéo dài từ Phong Thổ. Đá phân thành các dải hẹp k o dài theo hƣớng song song với sƣờn địa hình, một số nơi tạo thành các nếp lõm nhỏ với dải trầm tích. Thành phần đá gồm cuội kết đa khoáng cấu tạo phân lớp dày đến dạng khối, chuyển lên trên là cát kết thạch anh màu xám vàng bột kết màu nâu đỏ phân lớp trung bình đến dày xen ít lớp sét kết màu nâu đỏ.

Các loại đất chính trong khu vực:

- Đất mùn màu xám vàng trên núi cao, thành phần cơ giới nhẹ thƣờng có ở độ cao từ 1.500-1.656 m, loại đất này có diện tích rất nhỏ.

- Đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá s t và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ, thành phần cơ giới trung bình phân bố ở độ cao từ 800 -1.500m.

- Đất Feralit màu xám biến đổi do trồng lúa, có thành phần cơ giới trung bình, phân bố quanh làng bản và trên các sƣờn núi có nguồn nƣớc.

Nhìn chung, đất trong khu vực là đất thịt tới sét nhẹ, tơi, xốp, có độ ẩm cao nơi còn rừng, đất dễ bị khô cứng nơi mất rừng, đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, còn tính chất đất rừng rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng nếu ngăn chặn đƣợc nạn lửa rừng.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

3.1.4.1. Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt:

- Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 9.

- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 22,30C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 26,30C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 50

C

- Lƣợng mƣa trung bình/năm từ 1.600 mm - 2.000mm; lƣợng mƣa thấp nhất 20 – 30 mm/tháng, phân bố vào tháng 1 và tháng 12; lƣợng mƣa cao nhất 400 mm/tháng, tập trung vào tháng 7 – 8.

Hƣớng gió thịnh hành của khu vực là gió Đông Bắc vào mùa lạnh và gió Đông Nam vào mùa nóng. Hàng năm vào các tháng 6 - 7 đôi khi có gió Tây khô nóng xuất hiện m i đợt 2 - 4 ngày.

3.1.4.2. Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn trong khu vực bao gồm các hệ thống suối, khe nhƣ suối Nậm Na bắt nguồn từ các dãy núi cao hơn 2.000m ở vùng núi biên giới Việt – Trung, chảy theo hƣớng chung từ Bắc xuống Nam, dọc theo ranh giới giữa hai huyện Sìn Hồ - Nậm Nhùn và đổ vào Sông Đà tại Nậm Nhùn. Sông có chiều dài khoảng 150km, lƣu vực khoảng 2.800km2. Đoạn từ thị trấn huyện Phong Thổ đến thƣợng nguồn, sông có thêm nhánh lớn là sông Nậm So. Với đặc trƣng là độ dốc trung bình >100, ít thác ghềnh, chủ yếu xâm thực sâu dạng chữ “V”, hai bên sƣờn núi cao, vách dốc. Khả năng thu và dồn nƣớc nhanh trong mùa mƣa lũ, dễ gây lũ ống, lũ qu t. Lƣu lƣợng dòng chảy khá lớn và thƣờng tăng mạnh trong những đợt mƣa lớn.

3.2.Đặc điểm tài nguyên rừng

3.2.1. Tài nguyên thực vật rừng

Dựa theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng, rừng tự nhiên của khu vựccó một kiểu chính đó là: Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp (ở độ cao từ 800m đến 1.656m).

Kiểu rừng này có diện tích khá nhiều và phân bố ở sƣờn và đỉnh núi đất độc lập có lẫn đá hoặc sƣờn, đỉnh các dông núi ranh giới với huyện Phong Thổ.

Thảm thực vật chủ yếu trên diện tích huyện chủ yếu là cỏ bụi và cây thân g . Trong đó rừng tự nhiên phát triển trên địa hình núi cao, vùng núi thấp và trung bình là loại rừng rậm gồm các loài chủ yếu: Nứa, giang, tre, mét, mây... và một số diện tích rừng trồng cây Cao su, Cây keo lai, Chè... Thảm thực vật có độ che phủ trung bình.

Hầu hết, các khu rừng già tự nhiên đã bị chặt phá bừa bãi để khai thác g và làm nƣơng rẫy, độ che phủ chỉ còn dƣới 50%.

Ở phía Nam của huyện vẫn còn tồn tại rừng nguyên sinh. Thực vật gặp chủ yếu là các loài cây lá rộng thƣờng xanh thuộc các họ D (Fagaceae), họ Đậu

(Fabaceae), Chè (Theaceae), Đ quyên (Ericaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Re (Lauraceae), Ngọc lan (Mangnoliaceae), họ Na (Annonaceae), Thích

(Aceraceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Xoan

(Meliaceae), Sến (Sapotaceae), họ Sau Sau (Altingiaceae),)... và nhiều họ khác. Theo phân loại trạng thái rừng của Loetschau thì thảm thực vật rừng ở đây còn rất ít rừng nguyên sinh, chủ yếu là thảm thực vật thứ sinh với các trạng thái IA, IB, IC, IIA, IIB, IIIA1, IIIA3, IIIB.

3.2.2. Tài nguyên động vật rừng

Căn cứ vào kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu ở khu vực huyện cho thấy: hiện này có 42 loài thuộc Lớp thú; 113 loài thuộc Lớp chim; 32 loài thuộc Lớp bò sát, 27 loài thuộc Lớp ếch nhái.

3.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện rất phong phú. Phân bố tập trung ở xã Nậm Xe với các điểm quặng kim loại màu (đồng, chì, kẽm) với trữ lƣợng khoảng 6.000-8.000 tấn tập trung ở khu vực Sin Cai, Bản Lang, Tam Đƣờng. Phân bố điểm quặng đồng ở Ma Ly Pho. Ngoài ra, các nguyên vật liệu xây dựng nhƣ: đá lợp, đá vôi, đá đen, đá trắng, trong đó đá vôi có trữ lƣợng lớn, hàm lƣợng ôxít can xi cao có thể phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô lớn; nƣớc khoáng tập trung ở Mƣờng So.

Thảo luận:

Qua kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu cho thấy khu vực huyện Phong Thổ có diện tích rừng nguyên sinh tự nhiên còn lại ít. Hơn nữa, tình hình khai thác g ở những diện tích rừng này còn phổ biến. Vì vậy, việc nghiên cứu cấu trúc rừng và tầng tái sinh rừng nhằm đánh giá hiện trạng rừng và đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng loài thực động vật trong khu vực huyện là rất cần thiết.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ph n oại trạng thái rừng

Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc ở các ô tiêu chuẩn, tiến hành xác định các đại lƣợng ∑G/ha, ∑M/ha, căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loeschau, M., (1966) và Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng theo Thông tƣ số 34/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phân chia các trạng thái rừng ngoài thực địa. Kết quả đƣợc tổng hợp ở bảng 4.1.

ảng 4.1. Phân loại trạng thái rừng

ÔTC N (cây/ha) D1.3 (cm) Hvn (m) ∑G (m2/ha) ∑M (m3/ha) Ph n oại trạng thái TXN-1 716 14.31 11.20 13.317 73.56 IIIA1 TXN-2 672 15.17 11.54 15.147 91.528 TXN-3 692 13.58 10.85 12.47 72.095 TB 693 14.35 11.20 13.64 79.06 TXB-1 556 17.61 14.67 17.105 145.65 IIIA3 TXB-2 584 16.22 13.70 16.281 140.57 TXB-3 540 19.02 14.50 19.77 170.06 TB 560 17.61 14.29 17.72 152.09 TXG-1 508 20.76 16.62 23.061 215.08 IIIB TXG-2 484 25.26 16.37 35.687 346.57 TXG-3 488 19.29 14.44 19.596 203.42 TB 493 21.77 15.81 26.11 255.23

Từ kết quả ở bảng 4.1 nhận thấy: theo hƣớng dẫn phân loại rừng ở Thông tƣ số 34/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đối tƣợng rừng nghiên cứu gồm 3 trạng thái rừng: IIIA1: Rừng nghèo (TXN), IIIA3: Rừng trung bình (TXB), IIIB: Rừng giàu (TXG).

Trạng thái IIIA1: Trạng thái rừng này có cấu trúc bị phá vỡ, tán rừng không đồng nhất, tạo các khoảng trống lớn tạo điều kiện cho sự sinh trƣởng các loài cây ƣa sáng và tốc độ tái sinh nhanh với mật độ lâm phần trung bình là 693 cây/ha, tổng

Trạng thái IIIA3: Trạng thái này trƣớc đây đã bị khai thác quá mức, nhƣng đã có thời gian phục hồi tự nhiên, đã hình thành một tầng cây tƣơng lai với mật độ lâm phần là 560 cây/ha, tổng tiết diện ngang là 17,72 m2/ha, trữ lƣợng đạt 152,09 m3/ha.

Trạng thái IIIB: Trạng thái này trữ lƣợng còn rất lớn, rừng bị tác động không đáng kể. Mật độ 493 cây/ha, tổng tiết diện ngang đạt 26,11m2/ha; trữ lƣợng từ 255,23m3/ha.

Sự khác biệt về sinh trƣởng giữa các trạng thái rừng nghiên cứu đƣợc thể hiện rõ ở bảng 4.2 dƣới đây:

Bảng 4.2. Sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh trƣởng giữa các trạng thái rừng

Chỉ tiêu iến Khoản g ƣớc ƣợng Sai số tiêu chuẩn df t Sig. 95% Khoảng tin cậy Cận dƣới Cận trên D1.3 (cm) Hệ số 21.745 0.533 1307 40.798 .000 20.700 22.791 Rừng nghèo -7.400 0.697 1307 -10.613 .000 -8.768 -6.032 Rừng TB -4.168 0.731 1307 -5.702 .000 -5.602 -2.734 Rừng giàu 0b 0 Hvn (m) Hệ số 15.818 0.250 1307 63.276 0.000 15.328 16.309 Rừng nghèo -4.625 0.327 1307 -14.143 .000 -5.267 -3.984 Rừng TB -1.538 0.343 1307 -4.486 .000 -2.211 -0.866 Rừng giàu 0b 0 Hdc (m) Hệ số 7.924 0.156 1307 50.843 0.000 7.618 8.230 Rừng nghèo -2.350 0.204 1307 -11.526 .000 -2.750 -1.950 Rừng TB -0.765 0.214 1307 -3.579 .000 -1.184 -0.346 Rừng giàu 0b 0 G (m2/ha) Hệ số 0.053 0.003 1307 19.971 .000 0.048 0.058 Rừng nghèo -0.033 0.003 1307 -9.590 .000 -0.040 -0.026 Rừng TB -0.021 0.004 1307 -5.858 .000 -0.028 -0.014 Rừng giàu 0b 0 M (m3/ha) Hệ số 0.491 0.031 1307 15.983 .000 0.430 0.551 Rừng nghèo -0.377 0.040 1307 -9.378 .000 -0.455 -0.298 Rừng TB -0.219 0.042 1307 -5.203 .000 -0.302 -0.136 Rừng giàu 0b 0

Từ kết quả phân tích mô hình tuyến tính h n hợp ở bảng 4.2 cho thấy: các trạng thái rừng IIIA1, IIIA3, IIIB có sự khác biệt rất r rệt về các chỉ tiêu sinh trƣởng nhƣ: đƣờng kính 1.3 (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dƣới cành (Hdc), trữ lƣợng g với giá trị Sig. đều nhỏ hơn 0,05. Đƣờng kính, chiều cao và trữ lƣợng lớn nhất ở trạng thái rừng giàu (IIIB), sau đó giảm dần ở trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo.

4.2. Công thức tổ thành của các trạng thái rừng tự nhiên

4.2.1. Công thức tổ thành tầng cây cao

Công thức tổ thành đƣợc tính theo tỷ lệ tiết diện ngang (G%), tỷ lệ số cây (N%) và chỉ số quan trọng (IV%) để biểu thị mức độ tham gia của từng loài cây trong các lâm phần nghiên cứu.

4.2.1.1. ng thức tổ thành theo tiết diện ngang(G%)

ảng 4.3. Công thức tổ th nh củ các trạng thái rừng theo G% Trạng thái ÔTC Số cây/ha Số o i Công thức tổ th nh theo G% TXN 1 716 20 34,55Cx + 14,56Bl + 9,87Muđ + 8,74 Hq+ 4,21Mađ + 4,21Rrm + 23,77Lk 2 672 24 24,21Cx + 20,39Tqs + 7,69Bl + 7,06Trt + 5,52Bs + 4,65Kh + 3,86Tht + 26,63Lk 3 692 17 80,12Cx + 3,38Tn + 16,50Lk TXB 1 556 17 28,64Cx + 17,41Kh + 15,14Gt + 6,83So + 4,28Cc + 3,78Dg + 23,93Lk 2 584 21 14,86Kh +12,74Cx + 12,47Dg + 12,15Gt + 10,39Ms + 4,51Lt + 4,19So + 4,04Su + 24,65Lk 3 540 20 22,97Tqs + 19,88Cx + 14,34Gg + 8,25Bl + 7,98Kh + 4,21Lt + 3,67Va + 2,31Dg + 16,37Lk TXG 1 508 19 26,74Kh + 23,41Trat + 11,21Cx + 9,76Bl + 6,52Gt + 5,86Re + 5,69Gđ + 10,81Lk 2 484 19 38,28Cx + 13,81Gt + 9,89Trat + 7,19Gg + 4,45Re + 1,42Tn + 24,95Lk 3 488 12 58,83Cx + 16,15Cl + 4,97Trat + 4,88Gg + 4,38Cr + 4,12Tn + 6,66Lk

Trong đó: Bl: Bời lời, Bs: Ba soi, Cx: Chò xót, Cr: Cóc rừng, Dg: Dung giấy, Gt: Gi trắng, Gđ: Gi đỏ, Gg: Gi gai, Kh: Kháo, Hq: Hoắc quang, Lt: Lòng trứng, Re: Re, Mađ: Mán đỉa, Muđ: Muồng đen, Rrm: Ràng ràng mít, So: Sổ, Su: Sung, Tn: Thành ngạnh, Tht: Thẩu tấu, Trat: Trâm trắng, Tqs: Tống quán sử, Trt: Trâm tía, Va: Vả, Lk: Loài khác.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.3 chỉ ra rằng:

Ở trạng thái IIIA3, ÔTC TXN-1, với mật độ trung bình là 716 cây/ha, có 6loài loài tham gia vào công thức tổ thành trong tổng số 20 loài với G% từ 4,21% (Ràng ràng mít) đến 34,55% (Chò xót).ÔTC TXN-2, trong tổng số 24 loài thì có 7 loài tham gia vào công thức tổ thành với G% từ 3,86% (Thẩu tấu) đến 24,21% (Chò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đa dạng loài của tầng cây cao rừng tự nhiên tại huyện phong thổ, lai châu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)