Phương pháp kế thừa số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đa dạng loài của tầng cây cao rừng tự nhiên tại huyện phong thổ, lai châu (Trang 38 - 40)

- Luận văn kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, tài nguyên rừng; điều kiện kinh tế; điều kiện xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc tại khu vực nghiên cứu để phân tích.

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu tại KVNC để hệ thống hoá các thông tin đã có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Kế thừa các báo cáo về thực trạng tài nguyên rừng, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại KVNC.

2.5.2.Phương pháp ngoại nghiệp

Số liệu phục vụ đề tài đƣợc điều tra và thu thập trên các ô tiêu chuẩn thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Phƣơng pháp lập ô tiêu chuẩn và thu thập số liệu để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và đa dạng tầng cây cao ở rừng tự nhiên đƣợc tiến hành nhƣ trình bày dƣới đây.

2.5.2.1. Lập ô tiêu chuẩn nghiên cứu

Lập ô tiêu chuẩn đại diện để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng.

+ M i trạng thái rừng lập 3 ô tiêu chuẩn (ÔTC), m i ÔTC có diện tích là 2500 m2.

+ Số ô tiêu chuẩn lập là 9 ÔTC.

- Dụng cụ và thiết bị sử dụng: Bao gồm GPS, máy ảnh, thƣớc dây, thƣớc kẹp kính, thƣớc đo chiều cao cây Blume-leiss máy đo chiều cao cây…

- Các số liệu điều tra tầng cây cao thu thập trong ÔTC:

+ Đối tƣợng điều tra là các cây g thuộc tầng cây cao (cây có đƣờng kính ngang ngực từ 6 cm trở lên).

+ Trong m i ô đo đếm, đánh dấu và đếm toàn bộ số cây trong ô.

+ Xác định thành phần loài, tên loài (những cây chƣa xác định đƣợc tên cây, đánh là SP).

+ Đo chu vi vị trí 1,3 m hoặc đƣờng kính D1.3 của tất cả các cây có đƣờng kính lớn hơn hoặc bằng 6cm:dùng thƣớc dây hoặc thƣớc kẹp kính độ chính xác 0,5cm.

+ Đo chiều cao vút ngọn: Trong m i phân ô đo chiều cao cho 5 cây đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên, dùng thƣớc Blumeleiss với độ chính xác 0,5m.

Toàn bộ các số liệu đo đếm tầng cây cao đƣợc ghi chép theo mẫu biểu điều tra tầng cây cao (Biểu 01).

Biểu 01: Điều tra tầng cây cao

Địa điểm... Độ cao... Ngày điều tra... Trạng thái rừng... Độ dốc... Ngƣời điều tra...

ÔTC số... Hƣớng dốc... ST T Tên cây Đƣờng kính Hvn (m) Hdc (m) Phẩm chất Ghi chú Chu vi (cm) D1.3 (cm) 1 2 3 …

Ngoài ra, để đánh giá ảnh hƣởng của một số nhân tố môi trƣờng và con ngƣời đến đa dạng thực vật, trong m i ÔTC tiến hành thu thập số liệu về: Độ tàn che, độ che phủ bằng phần mềm GLAMA (Gap light analysis mobile app), độ dốc; độ cao, loại địa hình (núi đá, núi đất…).

2.5.2.2. Điều tra cây tái sinh

- Lập ô dạng bản (ÔDB):

Trên m i ÔTC 2500m2, trên m i ÔTC, lập 5ô dạng bản (ÔDB) ở 4 góc và 1 ÔDB ở giữa. Diện tích m i ÔDB là 25m2 (5m x 5m). Tổng số ÔDB cần lập cho 3

trạng thái rừng là 45 ÔDB. Trên ÔDB thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:

- Tên loài cây tái sinh, loài nào chƣa r thì ghi “sp”. - Đo chiều cao cây tái sinh bằng thƣớc sào.

- Chất lƣợng cây tái sinh:

+ Cây tốt là cây có thân th ng, không cụt ngọn, sinh trƣởng phát triển tốt, không sâu bệnh.

+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trƣởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lƣợng trung bình.

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh

Toàn bộ các số liệu thu thập, đo đếm tầng cây tái sinh đƣợc ghi chép theo mẫu biểu điều tra tầng cây cao (Biểu 02).

Biểu 02: Điều tra tầng cây tái sinh

tiêu chuẩn số: Diện tích DB: 25 m2

Trạng thái: Ngày điều tra:

Địa hình: Địa điểm:

Độ dốc: Ngƣời điều tra: Hƣớng dốc: Đá mẹ: TT Loài cây Doo (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Phẩm chất Nguồn gốc 1 2 3 …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đa dạng loài của tầng cây cao rừng tự nhiên tại huyện phong thổ, lai châu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)