Phân tích kết quả mô hình hồi quy Binary logistic tối ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 52)

Kiểm định độ phù hợp tổng quát của mô hình.

Giả thuyết H0 đặt ra đó là: β1 = β2 = β4 = β5 = β6= β7 = β8= β9 =0.

Bảng 4.12 Kiểm dịnh Chi-bình phương về độ phù hợp tổng quát Chi – bình phương Df Sig.

Step 123,273 8 0.000

Block 123,273 8 0.000

Mô hình 123,273 8 0.000

(Nguồn : Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Thực hiện kiểm định Chi – bình phương về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không.

Ngoài ra, hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quả Sig. < 0.05; điều này chứng tỏ rằng có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 đối với các nhân tố này, hay các giả thuyết H1, H2, H4, H5, H6, H7, H8,

H9 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95%.

Bảng 4.13: Hệ số -2LL

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1 138,094 0,460 0,631

Kết quả cho thấy, giá trị -2LL = 138,094không cao lắm, như vậy nó thể hiện một độ phù hợp chấp nhận được của mô hình tổng thể. Bên cạnh đó R2 = 0,631, điều này có nghĩa là 63.1% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi 8 biến độc lập trong mô hình, còn lại là do yếu tố khác. Vậy, mô hình trên là phù hợp và có thể sử dụng tốt.

Độ chính xác của dự báo

Bảng 4.14: Khả năng dự báo chính xác của mô hình

Quan sát

Dự đoán Khả năng tiếp cận vốn vay

Tỷ lệ phần trăm chính xác (%) Doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay Doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay Khả năng tiếp cận vốn vay

Doanh nghiệp không tiếp cận được vốn

vay

58 14 80,6

Doanh nghiệp tiếp

cận được vốn vay 12 116 90,6

Tỷ lệ phần trăm tổng thể (%) 87,0

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Ta thấy, trong 128 trường hợp DNVVN tiếp cận được vốn vay đã dự đoán trúng 116 trường hợp, tỷ lệ dự đoán trúng là 90,6%, còn với 72 trường hợp DNVVN không tiếp cận được vốn vay thì mô hình lại dự đoán sai 14 trường hợp, tỷ lệ trúng lúc này là 80,6%, Từ đó tính toán được tỷ lệ dự đoán trúng của toàn bộ mô hình là 87,0%, một tỷ lệ khá tốt.

Bảng 4.15: Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy lần 1

Nhân tố Hệ số B Sai số chuẩn Wald Sig. Exp(B)

TTS 0,640 0,163 15,433 0,000 1,896 KV 2,567 1,044 6,049 0,014 13,028 TTKD 1,374 0,488 7,930 0,005 3,951 TUOIDN 0,422 0,180 5,473 0,019 1,525 LHDN -0,418 1,188 0,124 0,725 0,659 TSDB 2,879 1,059 7,388 0,007 17,798 TDHV -0,110 0,902 0,015 0,903 0,896 KN 2,923 1,121 6,802 0,009 18,588 Hằng số -8,342 2,023 17,001 0,000 0,000 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Với mức sai số chuẩn cho phép là 5%, ta thấy kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi quy tổng thể đối với biến LHDN (Loại hình doanh nghiệp) và TDHV (Trình độ học vấn) có giá trị Sig. lần lượt là 0,725 và 0,903 lớn hơn 0.05. Tức là hai biến này không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN. Tác giả tiến hành loại 2 biến này ra và được kết quả hồi quy Binary logictis lần 2 như sau:

Bảng 4.16: Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy lần 2

Nhân tố Hệ số B Sai số chuẩn Wald Sig. Exp(B)

TTS 0,633 0,161 15,540 0,000 1,884 KV 2,472 0,992 6,211 0,013 11,844 TTKD 1,328 0,478 7,713 0,005 3,773 TUOIDN 0,421 0,178 5,632 0,018 1,524 TSDB 2,749 0,978 7,897 0,005 15,623 KN 2,981 1,131 6,946 0,008 19,699 Hằng số -8,594 1,941 19,605 0,000 0,000 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Kết quả các biến đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0.05. Tức là các biến này đều ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN. Vậy ta có mô hình logit tối ưu trong nghiên cứu:

Ln[ ( 1) ( 0) P Y P Y   ]= -8,594 + 0,663TTS + 2,472KV + 1,328TTKD + 0,421TUOIDN + 2,749TSDB + 2,981KN

Như vậy, có 6 yếu tố tác động đến tiếp cận vốn vay của DNVVN, gồm: “Tổng tài sản”, “Khu vực”, “Thông tin kinh doanh”, “Tuổi doanh nghiệp”, “Tài sản đảm bảo” “Kinh nghiệm”.

Trong đó, cả 6 biến tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc. Tức là các yếu tố

“Tổng tài sản”, “Khu vực”, “Thông tin kinh doanh”, “Tuổi doanh nghiệp”, “Tài sản đảm bảo” “Kinh nghiệm” có tương quan thuận với tiếp cận vốn vay của DNVVN, hay nói cách khác, khi tăng “Tổng tài sản”, “Khu vực”, “Thông tin kinh doanh”, “Tuổi doanh nghiệp”, “Tài sản đảm bảo” “Kinh nghiệm” sẽ làm tăng khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN. Cụ thể như sau:

- Với yếu tố “Tổng tài sản”: có β1 = 0,633, P0 = 10% và e β1= 1,884

= =0,173= 17,3%

Nếu xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tổng tài sản tăng thêm 1%, xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 17,3% (tăng 7,3% so với xác suất ban đầu là 10%). Theo kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tổng tài sản của DNVVN không bị tác động nhiều đến khả năng tiếp cận vốn vay của các DNVVN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An mà chỉ tác động 17,3%

- Với yếu tố “Khu vực”: có β2 = 2,472, P0 = 10% và e β2= 11,844

= =0,568= 56,8%

Nếu xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu xác suất của khu vực kinh doanh tăng thêm 1%, xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 56,8% (tăng 46,8% so với xác suất ban đầu là 10%). Cho thấy yếu tố khu vực kinh doanh tác động khá mạnh đến khả năng tiếp cận cho vay vốn của các

DNVVN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An với xác suất tiếp cận vốn là 56,8%. Những doanh nghiệp nằm ở những khu vực kinh doanh sầm uất, kinh tế phát triển thì được ngân hàng nhận định là tốt hơn những doanh nghiệp hoạt động ở những khu vực vùng sâu vùng xa thiếu thốn cơ sở vật chất.

- Với yếu tố “Thông tin kinh doanh”: có β4 = 1,328, P0 = 10% và e β4= 3,773

= =0,295 = 29,5%

Nếu xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu thông tin kinh doanh của DNVVN tăng thêm 1%, xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 29,5% (tăng 19,5% với xác suất ban đầu là 10%). Việc trung thực trong việc cung cấp thông tin kinh doanh ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tiếp cận cho vay vốn của các DNVVN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An với xác suất 29,5%. Cho thấy ngân hàng tin rằng những doanh nghiệp công khai và trung thực về thông tin kinh doanh là đáng tin cậy hơn.

- Với yếu tố “Tuổi doanh nghiệp”: có β5 = 0,421, P0 = 10% và e β5= 1,524

= =0,144= 14,4%

Nếu xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tuổi DNVVN tăng thêm 1%, xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 14,4% (tăng 4,4% so với xác suất ban đầu là 10%). Theo ngân hàng thì yếu tố “tuổi doanh nghiệp” không tác động nhiều đến khả năng tiếp cận cho vay vốn của các DNVVN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An với xác suất chỉ 14,4% cho thấy ngân hàng không quan trọng và không căn cứ nhiều vào chỉ tiêu này.

- Với yếu tố “Tài sản đảm bảo”: có β7 = 2,749, P0 = 10% và e β7= 15,623

= =0,634= 63,4%

Nếu xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tài sản đảm bảo tăng thêm 1%, xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 63,4% (tăng 53,4% so với xác suất ban đầu là 10%). Yếu tố “Tài sản đảm bảo” được

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An với xác suất 63,4%. Cho thấy ngân hàng rất quan tâm tới tài sản đảm bảo, giá trị của tài sản đảm bảo và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo khi DNVVN thế chấp để vay vốn.

- Với yếu tố “Kinh nghiệm”: có β9= 2,981, P0 = 10% và e β9= 19,699

= =0.686= 68,6%

Nếu xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 10%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu DNVVN có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực kinh doanh tăng thêm 1%, xác suất tiếp cận vốn vay của DNVVN là 68,6% (Tăng 58,6% so với xác suất ban đầu là 10%). Yếu tố kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực kinh doanh cũng tác động mạnh đến khả năng tiếp cận cho vay vốn của các DNVVN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An với xác suất 68,6%.

 Vai trò ảnh hưởng của các yếu tố

Từ kết quả trên, tác giả xác định vai trò ảnh hưởng của các yếu tố qua bảng sau:

Bảng 4.17: Tổng hợp các yếu tố có ý nghĩa thống kê

STT Biến B EXP(B) Xác xuất ban đầu P0= 10% Tốc độ tăng/giảm (%) Mức độ ảnh hưởng của các biến P1 1 TTS 0,633 1,884 17,3% 7,3% 5 2 KV 2,472 11,844 56,8% 46,8% 3 3 TTKD 1,328 3,773 29,5% 19,5% 4 4 TUOIDN 0,421 1,524 14,4% 4,4% 6 5 TSDB 2,749 15,623 63,4% 53,4% 2 6 KN 2,981 19,699 68,6% 58,6% 1 (Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Dựa kết quả ở bảng trên thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tiếp cận vốn vay của DNVVN là yếu tố “Kinh nghiệm (KN)”, sau đó là lần lượt các yếu tố “Tài sản

“Tổng tài sản (TTS)”. Ảnh hưởng yếu nhất là yếu tố “Tuổi doanh nghiệp (TUOIDN)” đến tiếp cận vốn vay của DNVVN. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm giảm khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN thông qua các yếu tố này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 được tác giả chia thành 2 phần. Phần 1 phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - CN Long An, tình hình phát triển các DNVVN và thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các DNVVN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An dựa trên số liệu thu thập được, số liệu tổng hợp từ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An. Phần 2 tác giả tiến hành xử lý dữ liệu thứ cấp thu thập thông qua phần mềm SPSS 20.0 và kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy các biến trong mô hình gốc phù hợp Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam -Chi Nhánh Long An và căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất giải pháp ở chương 5.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Dựa trên những phân tích và đánh giá trên chúng ta thấy rằng các DNVVN tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An có nguồn vốn hoạt động còn rất hạn chế. Một số hạn chế của các DNVVN chưa tiếp cận được vốn vay tại Agribank Chi nhánh Long An: Đa số các chủ doanh nghiệp đều chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, thành lập theo xu hướng nhu cầu thị trường (lúa gạo, thanh long…). TSBĐ của các DNVVN tại huyện thị phần lớn đều là đất lúa không có giá trị cao (do buộc phải định giá theo khung giá Nhà Nước). Nhà xưởng của các DN tại các khu công nghiệp huyện đều là được thuê mướn tạm thời. Thông tin kinh doanh (báo cáo tài chính) sơ sài, không theo quy chuẩn để ngân hàng làm căn cứ xác định dòng tiền và kết quả kinh doanh của DN.

Qua nghiên cứu đề tài này tác giả đã phát hiện ra những trở ngại và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNVVN. Từ đó đề xuất và gợi ý các chính sách giúp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay đồng thời cũng giúp cho Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An mở rộng cho vay đối với các DNVVN trên địa bàn Tỉnh Long An góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Long An.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng thông qua phân tích mô hình hồi quy logistic đo lường khả năng tiếp cận vốn vay của 200 DNVVN trên địa bàn Tỉnh Long An. Những phát hiện chính trong nghiên cứu này cho thấy kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, Tài sản đảm bảo, Khu vực kinh doanh, Thông tin kinh doanh, Tổng tài sản, Tuổi doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An.

Từ những số liệu thu thập và khảo sát 200 DNVVN đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh Long An, đồng thời áp dụng mô hình phân tích hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu ban đầu xác định 9 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An nhưng sau khi thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu và kết quả

nghiên cứu cho thấy chỉ có 6 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An gồm: Tổng tài sản, Khu vực, Thông tin kinh doanh, Tuổi doanh nghiệp, Tài sản đảm bảo và Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

5.2. Hàm ý giúp DNVVN tiếp cận vốn

5.2.1. Đối với kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh

Thiếu kinh nghiệm chuyên môn và năng lực quản lý (giáo dục và kinh nghiệm) cũng là những lý do quan trọng tại sao tài chính không có sẵn cho các DNVVN. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa để cải thiện khả năng tiếp cận của họ đối với việc vay nợ, cần phải có các nhà quản lý chủ doanh nghiệp nhỏ để phát triển bản thân trong lĩnh vực kinh doanh và kỹ năng quản lý thông qua đào tạo và khi cần thiết, họ phải thuê chuyên gia tư vấn. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề ở Việt Nam đều có trung tâm doanh nhân về các khóa học ngắn hạn về kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm tiếp cận với các tổ chức tín dụng, tư vấn và lồng ấp để đào tạo thực hành để giáo dục các bên liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thuê chuyên gia tư vấn khi cần thiết để tham khảo học hỏi thêm kinh nghiệm từ những đơn vị tư vấn. Chỉ nên thuê khi đã có mục tiêu hoạt động rõ ràng vì chi phí rất tốn kém.

5.2.2. Chính sách đối với tài sản đảm bảo

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố TSĐB có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN. Có thể nói với tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay thì TSĐB có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng vì đây là nguồn thu thứ 2 khi phát sinh rủi ro doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ cho ngân hàng. Nhưng nếu quá áp đặt tiêu chí tài sản đảm bảo sẽ làm hạn chế việc mở rộng tín dụng. Hầu hết các DNVVN hiện nay vay vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An gần như đã dùng tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng. Hiện nay việc phụ thuộc quá nhiều vào TSĐB là bất động sản làm cho bản thân ngân hàng và doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi thị trường bất động sản sụt giảm và thiếu thanh khoản. Chính vì vậy để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An nên xem xét TSĐB khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn như sau:

Đối với DN vay vốn lần đầu nhưng không đủ TSĐB: ngân hàng xem xét đánh giá phương án kinh doanh có hiệu quả, ưu tiên đầu tư vào ngành, lĩnh vực là thế mạnh theo hướng phát triển của tỉnh; có báo cáo tài chính được kiểm toán, kết quả kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 52)