Chính sách đối với tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 60 - 61)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố TSĐB có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN. Có thể nói với tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay thì TSĐB có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng vì đây là nguồn thu thứ 2 khi phát sinh rủi ro doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ cho ngân hàng. Nhưng nếu quá áp đặt tiêu chí tài sản đảm bảo sẽ làm hạn chế việc mở rộng tín dụng. Hầu hết các DNVVN hiện nay vay vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An gần như đã dùng tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng. Hiện nay việc phụ thuộc quá nhiều vào TSĐB là bất động sản làm cho bản thân ngân hàng và doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi thị trường bất động sản sụt giảm và thiếu thanh khoản. Chính vì vậy để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Long An nên xem xét TSĐB khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn như sau:

Đối với DN vay vốn lần đầu nhưng không đủ TSĐB: ngân hàng xem xét đánh giá phương án kinh doanh có hiệu quả, ưu tiên đầu tư vào ngành, lĩnh vực là thế mạnh theo hướng phát triển của tỉnh; có báo cáo tài chính được kiểm toán, kết quả kinh doanh hợp lý và tin cậy; chủ DN có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh.

Đối với DN đã hoặc đang vay vốn tại Agribank Long An: khi xem xét cho vay lại hoặc tăng trưởng tín dụng thuộc đối tượng này nhưng không đủ TSĐB, ngân hàng cần kiểm tra lại lịch sử trả nợ vay của khách hàng để đối chiếu việc chấp hành trả nợ lãi vay đúng hạn, không phát sinh nợ xấu, nợ xử lý rủi ro; khách hàng xếp hạng tín dụng từ A trở lên; báo cáo kết quả kinh doanh hợp lý, đáng tin cậy.

Ngân hàng cần làm tốt công tác tiếp thị, giới thiệu các gói sản phẩm cho vay, hướng dẫn các doanh nghiệp về quy trình cấp tín dụng để các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về quy trình vay vốn. Để doanh nghiệp hiểu rõ và đáp ứng được các điều kiện, cung cấp đầy đủ thông tin về phương án, dự án vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng giám sát quá trình sử dụng vốn sau khi cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 60 - 61)