Tác
động OTC Dmin Dmax D(cm) H(m) G(m2/ha) M(m3/ha) N/ha P
1 30 43.5 33.8 21.2 19.4 195 215
Tác
động OTC Dmin Dmax D(cm) H(m) G(m2/ha) M(m3/ha) N/ha P
TB 27.3 44.8 35.4 21.5 20.2 205 203 3 29.5 40.5 34.5 21.3 24.5 245 260 Vừa 4 30 40.5 35.1 21.7 27.1 271 275 0.59 TB 29.8 40.5 34.8 21.5 25.8 258 268 5 31 46 38.2 21.1 33.3 333 315 Nhẹ 6 31 46 37.9 21.7 35.8 358 310 0.6 TB 31 46 38.1 21.4 34.5 345 313
Từ các bảng trên cho thấy:
- Đường kính nhỏ nhất của rừng Thông 3 lá là 24,5cm - Đường kính lớn nhất của rừng Thông 3 lá là 46 cm - Đường kính bình quân từ 33,8 cm đến 38.2 cm - Chiều cao bình quân từ 21,1 m đến 21,7 m
Từ số liệu về đường kính nhận thấy phạm vi phân bố đường kính rất nhỏ, lớn nhất là 20 cm(R=Dmax-Dmin). Điều đó chứng tỏ rừng Thông 3 lá ở đây không có tầng kế tiếp, rừng hầu như chỉ có một tầng
Đường kính bình quân và chiều cao bình quân không có sự khác biệt lớn giữa các OTC. Từ đó cho thấy điều kiện sinh trưởng hầu như là đồng nhất ở các vị trí của rừng Thông 3 lá.
biến động lớn về mật độ giữa các vị trí có mức độ tác động khác nhau.
Tổng diện ngang có sự khác biệt rõ giữa các vị trí có mức độ tác động khác nhau, cụ thể là:
- Ở những OTC có mức độ tác động mạnh, G/ha từ 19,35 đến 20,95 m2, trung bình là 20,15 m2/ha;
- Ở những OTC có mức độ tác động trung bình, G/ha từ 24,55 đến 27,10 m2, trung bình là 25,77 m2/ha;
- Ở những OTC có mức độ tác động nhẹ, G/ha từ 33,25 đến 35,77 m2, trung bình là 34,50 m2/ha;
Trữ lượng cũng có sự khác biệt lớn giữa các vị trí có mức độ tác động khác nhau, cụ thể là:
- Ở những OTC có mức độ tác động mạnh, M/ha từ 195 đến 215 m3, trung bình là 205 m3/ha;
- Ở những OTC có mức độ tác động trung bình, M/ha từ 245 đến 271 m3, trung bình là 257 m3/ha;
- Ở những OTC có mức độ tác động nhẹ, M/ha từ 333 đến 357 m3, trung bình là 345 m2/ha;
4.2. Xác định một số cấu trúc cơ bản của tầng cây cao
Cấu trúc tầng cây cao được đề cập ở đây là phân bố số cây theo đường kính (N/D) và quan hệ chiều cao với đường kính (quan hệ H/D). Do cấu trúc rừng ở đây thường bị phá vỡ, không tuân theo những quy luật phổ biến, nên luận văn không mô phỏng chúng bằng những mô hình toán học thường được sử dụng, mà chỉ biểu thị bằng các mô hình thực nghiệm.
4.2.1. Phân bố số cây theo đường kính
Phân bố số cây theo đường kính được biểu thị bằng biểu đồ phân bố thực nghiệm cho thừng OTC
Hình 4.1. Phân bố N/D OTC số 1
Hình 4.2. Phân bố N/D OTC số 2
Hình 4.4. Phân bố N/D OTC số 4
Hình 4.5. Phân bố N/D OTC số 5
Hình 4.6. Phân bố N/D OTC số 6
Các phân bố N/D thực nghiệm ở trên thể hiện quy luật chung là có nhiều đỉnh nhấp nhô, khó mô tả bằng các phân bố lý thuyết. Trong các OTC điều tra, có những ô phân bố N/D lệch trái (OTC 1 và 3 có độ lệch dương), các OTC còn lại phân bố N/D lệch phải (độ lệch âm)
Phạm vi phân bố hẹp. Trong mỗi OTC đường kính lớn nhất và nhỏ nhất chênh lệch không quá 20cm. Đường kính lớn nhất không vượt quá 46cm; đường kính nhỏ nhất không nhỏ hơn 26cm. Như vậy các phân bố thực nghiệm cho thấy rừng ở đây không có tầng kế cận. Điều đó cũng có nghĩa là không có tầng tái sinh.
4.2.2. Quan hệ chiều cao với đường kính
Quan hệ H/D của các OTC được biểu thị bằng biểu đồ thực nghiệm
Hình 4.7. Quan hệ H/D OTC số 1
Hình 4.9. Quan hệ H/D OTC số 3
Hình 4.10. Quan hệ H/D OTC số 4
Hình 4.12. Quan hệ H/D OTC số 6
Các biểu đồ quan hệ H/D thực nghiệm ở trên cho thấy các đám mây điểm có xu hướng nằm ngang. Điều đó có nghĩa là mặc dù đường kính thay đổi nhưng chiều cao hầu như không thay đổi. Đây là minh họa rõ nhất cho đối tượng rừng tự nhiên chỉ có một tầng.
Độ tàn che của rừng Thông 3 lá dao động từ 0.57 đến 0.62. Từ đó cho thấy rừng có nhiều khoảng trống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi rừng bằng phương pháp nhân tạo.
Vì không có tầng tái sinh nên luận án không đề cập đến cấu trúc của tầng này.
4.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng Thông ba lá tự nhiên ở khu vực nghiên cứu khu vực nghiên cứu
4.3.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu
4.3.1.1. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện: Trong năm 2019, UBND huyện đã ban hành trên 23 văn bản chỉ đạo và 04 báo cáo về công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời thường xuyên chỉ đạo các lực lượng chức năng của huyện và UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng qua các năm.
1) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- Bước vào mùa khô hanh, UBND huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với các cơ quan, phòng ban, đoàn thể huyện, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR.
- Đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng xuống từng tổ, đội, thôn, bản nhằm tuyên truyền, phổ biến công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và hướng dẫn thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, huyện đến từng người dân để người dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng; đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
- Thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến đã thực hiện cấp phát tài liệu gồm: Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Lâm nghiệp, Luật xử lý vi phạm hành chính các văn bản liên quan về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, đã triển khai tuyên truyền, học tập phổ biến pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được 298 buổi với 15.136 lượt người tham gia, đồng thời hướng dẫn nhân dân sử dụng lửa đốt nương đúng thời gian, đúng quy trình kỹ thuật không để cháy lan vào rừng. Thông qua việc tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức đã góp phần từng bước tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
2) Công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện xử lý vi phạm hành chính
- Tính đến ngày 15/12/2019, UBND huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với Tổ công tác Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Phòng PC05 - Công
an tỉnh; Công an huyện, UBND các xã kiểm tra, phát hiện 39 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (giảm 31 vụ so với cùng kỳ năm 2018, không có vụ vi phạm nào liên quan đến Thông ba lá). Thuộc các hành vi khai thác rừng trái pháp luật 02 vụ; phá rừng trái pháp luật 09 vụ gây thiệt hại 9.988 m2 rừng sản xuất và 2.340 m2 rừng phòng hộ; vận chuyển lâm sản trai pháp luật 19 vụ; tàng trữ mua, bán, chế biến lâm sản trái pháp luật 08 vụ và vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong khai thác, mua, bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản 01 vụ. Đã xử lý 39 vụ
(Trong đó: 01 vụ chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định XPVPHC; 04 vụ thuộc thẩm quyền xử lý của UBND huyện; 29 vụ thuộc thẩm quyền xử lý của Hạt Kiểm lâm huyện; 01 vụ thuộc thẩm quyền xử lý của UBND xã và 04 vụ chuyển hồ sơ sang cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tủa Chùa để truy cứu trách nhiệm hình sự).
- Trong năm 2019, Tòa án Nhân dân huyện Tủa Chùa đã xét xử 05 vụ án (Trong đó 01 vụ vi phạm năm 2018 và 04 vụ vi phạm năm 2019) về Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Tổng số tang vật, phương tiện tịch thu xung công quỹ Nhà nước gồm: 8,870 m3 gỗ các loại; 43 cây ban gốc; 01 xe ô tô; 03 chiếc xe máy; 01 máy cưa xăng và 03 dao nhọn.
- Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước: 438.983.000 đồng. Trong đó: 423.500.000 đồng tiền phạt, 13.275.000 đồng tiền thu thuế tài nguyên và 2.208.000 đồng tiền bán tang vật. Số tiền đã nộp là: 113.483.000 đồng, số tiền chưa thu được 325.500.000 đồng.
3)Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
UBND huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, UBND các xã, chủ rừng trên địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại thời kỳ cao điểm, kết hợp với công nghệ
cảnh báo sớm cháy rừng của Cục Kiểm lâm để kịp thời phát hiện và xử lý các điểm cháy trên địa bàn;
Trong năm 2019 qua theo dõi điểm cháy từ vệ tinh thông qua Trang Wed của Cục Kiểm lâm: http://kiemlam.org.vn có tổng số điểm cháy: 1.295 điểm cháy. Qua xác minh có 4 điểm cháy gây thiệt hại 12,2 ha. Trong đó, diện tích có khả năng tự phục hồi là 6,9 ha và diện tích không có khả năng tự phục hồi 5,3 ha;
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm đôn đốc Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, kiện toàn 12 Ban chỉ huy quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cấp xã với 340 thành viên và củng cố 127 tổ đội PCCCR cấp thôn, bản với 1.606 người tham gia.
4) Công tác phối hợp bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng
Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị: Hạt Kiểm lâm huyện, Ban chỉ huy quân sự, Công an huyện chủ động thực hiện tốt công tác phối hợp nhằm đảm bảo thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn, cụ thể:
Đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với Ban chỉ huy quân sự huyện thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm địa bàn và dân quân tự vệ tại các xã, thị trấn trên toàn huyện ngay từ đầu năm phải xây dựng và ký kết kế hoạch, phương án phối hợp giữa lực lượng dân quân tự vệ với Kiểm lâm phụ trách địa bàn trong công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Khi có tình huống cháy rừng xảy ra thì đây là lực lượng nòng cốt, cơ động của xã, thị trấn kịp thời có mặt nhanh chóng để khống chế, dập tắt đám cháy và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng, hoàn thiện quy chế, kế hoạch phối hợp. Trong năm 2019, Lực lượng Kiểm lâm huyện phối hợp với Công an huyện phát hiện và xử lý theo quy định của
Pháp luật 26 vụ vi phạm hành chính về mua, bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái pháp luật.
5) Công tác triển khai thực hiện quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
UBND huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công bố Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được cấp xã là 12/12 xã, thị trấn, triển khai công bố đến các thôn bản được 135/135 thôn; số người tham gia họp 5.347 người, số người tham gia đi thực địa 3.192 người.
6) Xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng chưa giao, chưa cho thuê cho cấp xã, thị trấn quản lý
Đối với diện tích rừng tăng thêm năm 2019 là 1.489,79 ha chưa được giao rừng. Hiện nay đang là đất lâm nghiệp có rừng được giao cho UBND xã quản lý theo Luật Lâm nghiệp, dự kiến xây dựng phương án giao trong năm 2020 để hưởng chính sách chi trả dịch môi trường.
Dự kiến diện tích tăng trong năm 2020 là 350 ha nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 38% theo Nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra.
7) Công tác chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, tiến độ triển khai thực hiện xây dựng quy ước thôn bản; hướng dẫn các chủ rừng mở tài khoản ngân hàng
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, UBND các xã, thị trấn phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên chi trả tiền DVMTR với số tiền chi trả năm 2018 là trên 16,42 tỷ đồng, số tiền đã thanh toán trên 10,16 tỷ đồng, số chưa thanh toán trên 6,25 tỷ đồng. Đồng thời tổ chức nghiệm thu rừng để làm cơ sở tạm ứng năm 2019 là 4,92 đồng.
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai xây dựng quy ước bảo vệ rừng: Đã triển khai mở hội nghị hướng dẫn xây dựng quy ước được 12/12 xã, thị trấn, tổ chức triển khai họp thôn bản xây dựng quy ước lần 1 được 135/135 thôn, lần 2 được 135/135 thôn và hiện nay UBND huyện đã phê duyệt bản quy ước cho 12 xã, thị trấn.
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tủa Chùa; Ngân hàng số ViettelPay Điện Biên mở tài khoản thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng được 305 tài khoản, còn 64 chủ rừng chưa mở được tài khoản.
Qua việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, ý thức bảo vệ rừng của những người nhận khoán rừng đã có những chuyển biến khá tích cực. Hầu hết các chủ rừng đều nhận thức được khoản tiền mà mình nhận hàng năm không phải hoàn toàn do ngân sách nhà nước hỗ trợ như trước đây mà do Nhà máy thủy điện, Công ty nước sạch chi trả nên trách nhiệm của người dân càng được nâng cao, hiểu được lợi ích của chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhiều hộ gia đình trong huyện đã cam kết khoanh nuôi, bảo vệ, đăng ký trồng mới rừng tại các khu vực đất trống, nương rẫy, đây là một trong những hiệu quả thiết thực mà chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mang lại.
9) Đánh giá khó khăn, thách thức; thuận lợi trong quản lí bảo vệ R nói chung và Thông 3 lá)
Thuận lợi
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, UBND huyện Tủa Chùa; Chi cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm và sự hỗ trợ, phối kết hợp của các lực lượng chức năng và nhân dân trong công tác Quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản.
- Luật Lâm nghiệp và các văn bản thi hành Luật được ban hành, cùng với các cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện,