Chương 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Tủa Chùa là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, là huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh và là một trong 62 huyện nghèo của cả nước; có giới hạn địa lý từ 22o09 Vĩ Bắc, 105o28 Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu); phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Nam giáp huyện Tuần Giáo; phía Tây giáp huyện Mường Chà và thị xã Mường Lay;
Trung tâm huyện lỵ huyện Tủa Chùa nằm ở phía Đông - Bắc và cách trung tâm tỉnh Điện Biên 126km.
3.1.2. Địa hình
- Tủa Chùa có địa hình rất phức tạp được cấu tạo bởi các dãy núi cao, vực sâu chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo địa chất nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình từ 800 - 1000m so với mặt biển, núi ở đây bị bào mòn mạnh tạo thành các thung lũng hẹp và các bãi bồi dọc theo các sông suối. Nhìn chung địa hình Tủa Chùa có 3 dạng chính:
- Địa hình đồi núi cao trên 900m, đây là kiểu địa hình đặc trưng nhất của huyện Tủa Chùa, chiếm khoảng 70-77% diện tích của huyện phân bổ hầu hết ở các xã trên địa bàn, có nhiều dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; dạng địa hình này phức tạp, hiểm trở rất khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Địa hình sườn đồi thấp, thoải chiếm 18-25% diện tích đất tự nhiên phân bố chủ yếu theo hướng Đông và Nam của huyện.
- Địa hình thung lũng và các bãi bằng (cả bãi bồi) chiếm 2-5% đây là diện tích nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao và hệ thống sông suối có độ dốc nhỏ hơn dưới 25o loại hình này phân bố chủ yếu dọc theo sông Nậm Mức và Sông Đà.
- Địa hình Tủa Chùa có thể được chia thành 2 tiểu vùng khác nhau, như: Khu vực phía Nam của huyện bao gồm các xã: Mường Báng, Xá Nhè, Mường Đun, Tủa Thàng, Huổi Só. Khu vực này đồi núi có độ dốc thấp, có nguồn nước tương đối rồi rào thuận lợi hơn cho sản xuất và chăn nuôi.
- Khu vực phía Bắc gồm các xã: Sính Phình, Trung Thu, Lao Xả Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng và xã Sín Chải. Khu vực này có nhiều núi cao, vực sâu, nhiều núi đá vôi, nguồn nước khan hiếm.
3.1.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu: Huyện Tủa Chùa nằm trong vùng á ôn đới được chia làm 2 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 8, mưa nhiều và ẩm ướt lượng mưa lớn tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Đầu mùa thường xuất hiện mưa đá và lốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 - 2200 mm, phân bố không đều trong năm, số ngày mưa trung bình 120 ngày/năm.
- Mùa khô: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau: Lạnh, khô hanh, ít mưa; Trong tháng 12, tháng 1 và tháng 2 thường có các đợt rét đậm, rét hại kèm theo sương muối.
- Nhiệt độ trung bình cả năm đạt khoảng từ 20 - 22 0C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 350C và có thời gian nhiệt độ thấp nhất xuống tới dưới 0 0C.
- Số ngày nắng trong năm vào khoảng 110 ngày, số ngày lạnh trong năm khoảng 95 ngày, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 82 - 86%.
- Gió: Do phụ thuộc vào cấu trúc của địa hình, gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 làm cho khí hậu ban ngày khô nóng.
Những tiểu vùng có độ cao trên 900m so với mặt nước biển thường có chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn. Qua kết quả điều tra cho thấy chu kỳ 4-5 năm lại xuất hiện rét đậm vào mùa Đông ở những khu vực này.
Về chế độ thuỷ văn:
Huyện Tủa Chùa có tất cả 20 sông, suối lớn nhỏ. Trong đó có 2 con sông chính và một số suối chính như sau:
- Sông Đà: Chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, theo gianh giới Tủa Chùa - Sìn Hồ và Tủa Chùa - Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La), sông có lưu lượng dòng chảy và độ dốc lớn.
- Sông Nậm Mức: Chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, là gianh giới tiếp giáp giữa huyện Tủa Chùa với huyện Mường Chà, huyện Tuần Giáo.
- Các suối chính khác: Gồm suối Nà Sa, suối Tà Là Cáo, Suối Nậm Seo... Nhìn chung các suối đều có đặc điểm như: Ngắn, độ dốc cao, lưu vực nhỏ, lắm gềnh, nhiều thác, lưu lượng thay đổi theo mùa, khả năng khai thác ít hiệu quả.
- Ngoài ra huyện còn có một số nguồn nước nhỏ có nhiều tiềm năng khai thác xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt.
3.1.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên là 68.414,88 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 40.710,17 ha (chiếm 59,62%); đất lâm nghiệp có rừng 21.204,18ha (chiếm 30,99%); đất nuôi trồng thủy sản 81,42 ha; đất nông nghiệp khác 0,41ha; đất phi nông nghiệp 3.082,48ha (chiếm 4,51%); đất chưa sử dụng 3.336,22ha (chiếm 4,88%).
Đất đai của huyện Tủa Chùa bao gồm một số nhóm đất chủ yếu đó là: Đất phù sa ven sông, suối; đất đen, đất mùn, đỏ vàng trên núi, đất vàng nhạt trên núi cao và đất mùn vàng nhạt trên đá cát.
- Nhóm đất phù sa ven sông suối: Đây là loại đất nằm trong khu vực thấp, địa hình phẳng sát bờ sông, bờ suối, diện tích nhỏ, không liên tục, được tập trung tại các khu vực: Mường Báng, Huổi Só, Xá Nhè, Tủa Thàng, Mường Đun.
- Nhóm đất đen: Được tập trung chủ yếu tại khu vực xã Mường Báng và thị trấn Tủa Chùa.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Đây là loại đất có thành phần cơ giới trung bình, kết cấu tương đối bền chặt, hàm lượng mùn thấp.
- Nhóm đất mùn đỏ vàng trên phiến sét: Đây là loại đất có chất lượng tương đối tốt nhưng tập trung ở vùng cao, tuy nhiên đây là loại đất có tầng canh tác mỏng, thích hợp với một số loại cây trông công nghiệp và cây dược liệu.
Hiện trạng sử dụng Đất
- Hiện trạng sử dụng đất của huyện trong giai đoạn 2014-2018 không có sự biến đổi lớn, cơ bản có sự biến đổi nhiều về đất phi nông nghiệp, đây là sự chuyển biến hợp lý phù hợp với quy luật phát triển KT-XH của huyện, đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển. Năm 2017 đến năm 2018 có sự biến động khá lớn về cơ cấu sử dụng đất, đất sản xuất nông nghiệp giảm và tăng diện tích đất lâm nghiệp do nhân dân hạn chế trồng các loại cây trên nương và tăng việc trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng.
+ Đất nông nghiệp: So với tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2014-2018 có sự biến động không đáng kể (năm 2018 giảm 164,3ha so với năm 2014).
+ Đất phi nông nghiệp: Để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, trong thời kỳ 2014-2018 cơ cấu đất phi nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên có xu hướng tăng lên (từ 4,51% so với tổng diện tích đất toàn huyện vào năm 2014 lên 4,83% vào năm 2018).
+ Đất chưa sử dụng: Diện tích giảm ít (từ 4,88% so với tổng diện tích đất toàn huyện vào năm 2014 xuống còn 4,76% vào năm 2018), số giảm tuyệt đối 60,61 ha so với năm 2014; lý do giảm chậm là vì diện tích đất chưa sử dụng cơ bản là đất đồi núi vùng cao, vùng sâu, khó phát triển thành rừng và không thể cải tạo được.
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tủa Chùa giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Ha
STT Tên loại đất Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng diện tích tự nhiên 68.414,88 68.414,88 68.414,88 68.414,88 68.414,88 1 Đất nông nghiệp 61.996,18 61.931,18 61.928,01 61.882,22 61.832,15 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 40.710,17 40.655,72 40.652,83 40.615,95 37.373,54 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 39.460,57 39.704,82 39.404,93 39.369,69 36.128,48 Trong đó: đất trồng lúa 6.415,79 6.407,50 6.413,37 6.478,47 6.535,92 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.249,59 1.247,90 1.247,90 1.246,26 1.245,06 1.2 Đất lâm nghiệp 21.204,18 21.193,67 21.193,39 21.184,48 24.376,97 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7.586,74 7.581,80 7.581,52 7.572,62 8.841,14 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 13.617,44 13.611,87 13.611,87 13.611,86 15.535,83
1.3 Đất nuôi trồng thủy
sản 81,42 81,29 81,31 81,42 81,14
2 Đất phi nông nghiệp 3.082,48 3.159,88 3.163,05 3.256,67 3.307,12
3 Đất chưa sử dụng 3.336,22 3.323,82 3.323,82 3.275,99 3.275,61
3.1 Đất bằng chưa sử
dụng 3,28 3,28 3,28 3,28 3,15
3.2 Đất đồi núi chưa sử
dụng 3.332,94 3.320,54 3.320,54 3.272,71 3.272,46
3.1.5. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê năm 2018, tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện là 21.204,18ha, tỷ lệ che phủ của rừng là 30,99%, trong đó:
- Rừng phòng hộ: 13.671,44ha, chiếm 64,43% diện tích rừng. - Rừng sản xuất: 7.586,74ha, chiếm 35,57% diện tích rừng.