KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đề xuất giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng thông ba lá (pinus kesiya) tự nhiên ở xã trung thu, huyện tủa chùa, tỉnh điện biên​ (Trang 37 - 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Xác định một số nhân tố điều tra lâm phần

Những nhân tố điều tra lâm phần được thống kê ở đây bao gồm: Mật độ (N), đường kính bình quân (D), chiều cao bình quân (H), trữ lượng (M), tổng diện ngang(G), độ tàn che (P). Kết quả tính toán cho từng OTC được thống kê ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Giá trị một số nhân tố điều tra trên các OTC

OTC Dmin (cm) Dmax(cm) D(cm) H(m) M(m3)

N (số cây) Tàn che ( P) 1 30 43.5 33.8 21.2 39 43 0.57 2 24.5 46 37 21.7 43 38 0.58 3 29.5 40.5 34.5 21.3 49 52 0.61 4 30 40.5 35.1 21.7 54 55 0.55 5 31 46 38.2 21.05 66 63 0.62 6 31 46 37.9 21.7 71 62 0.56

Bảng 4.2. Giá trị một số nhân tố điều tra trên hecta

Tác

động OTC Dmin Dmax D(cm) H(m) G(m2/ha) M(m3/ha) N/ha P

1 30 43.5 33.8 21.2 19.4 195 215

Tác

động OTC Dmin Dmax D(cm) H(m) G(m2/ha) M(m3/ha) N/ha P

TB 27.3 44.8 35.4 21.5 20.2 205 203 3 29.5 40.5 34.5 21.3 24.5 245 260 Vừa 4 30 40.5 35.1 21.7 27.1 271 275 0.59 TB 29.8 40.5 34.8 21.5 25.8 258 268 5 31 46 38.2 21.1 33.3 333 315 Nhẹ 6 31 46 37.9 21.7 35.8 358 310 0.6 TB 31 46 38.1 21.4 34.5 345 313

Từ các bảng trên cho thấy:

- Đường kính nhỏ nhất của rừng Thông 3 lá là 24,5cm - Đường kính lớn nhất của rừng Thông 3 lá là 46 cm - Đường kính bình quân từ 33,8 cm đến 38.2 cm - Chiều cao bình quân từ 21,1 m đến 21,7 m

Từ số liệu về đường kính nhận thấy phạm vi phân bố đường kính rất nhỏ, lớn nhất là 20 cm(R=Dmax-Dmin). Điều đó chứng tỏ rừng Thông 3 lá ở đây không có tầng kế tiếp, rừng hầu như chỉ có một tầng

Đường kính bình quân và chiều cao bình quân không có sự khác biệt lớn giữa các OTC. Từ đó cho thấy điều kiện sinh trưởng hầu như là đồng nhất ở các vị trí của rừng Thông 3 lá.

biến động lớn về mật độ giữa các vị trí có mức độ tác động khác nhau.

Tổng diện ngang có sự khác biệt rõ giữa các vị trí có mức độ tác động khác nhau, cụ thể là:

- Ở những OTC có mức độ tác động mạnh, G/ha từ 19,35 đến 20,95 m2, trung bình là 20,15 m2/ha;

- Ở những OTC có mức độ tác động trung bình, G/ha từ 24,55 đến 27,10 m2, trung bình là 25,77 m2/ha;

- Ở những OTC có mức độ tác động nhẹ, G/ha từ 33,25 đến 35,77 m2, trung bình là 34,50 m2/ha;

Trữ lượng cũng có sự khác biệt lớn giữa các vị trí có mức độ tác động khác nhau, cụ thể là:

- Ở những OTC có mức độ tác động mạnh, M/ha từ 195 đến 215 m3, trung bình là 205 m3/ha;

- Ở những OTC có mức độ tác động trung bình, M/ha từ 245 đến 271 m3, trung bình là 257 m3/ha;

- Ở những OTC có mức độ tác động nhẹ, M/ha từ 333 đến 357 m3, trung bình là 345 m2/ha;

4.2. Xác định một số cấu trúc cơ bản của tầng cây cao

Cấu trúc tầng cây cao được đề cập ở đây là phân bố số cây theo đường kính (N/D) và quan hệ chiều cao với đường kính (quan hệ H/D). Do cấu trúc rừng ở đây thường bị phá vỡ, không tuân theo những quy luật phổ biến, nên luận văn không mô phỏng chúng bằng những mô hình toán học thường được sử dụng, mà chỉ biểu thị bằng các mô hình thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và đề xuất giải pháp bảo vệ và phục hồi rừng thông ba lá (pinus kesiya) tự nhiên ở xã trung thu, huyện tủa chùa, tỉnh điện biên​ (Trang 37 - 39)