Tình hình thực hiện chính sáchchi trả DVMTR tại LâmĐồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 25)

a) Tình hình thực hiện thu chi tiền DVMTR

Sau gần 10 năm (2009-2018) tổ chức hoạt động của Quỹ BV&PTR và 08 năm (2011-2018) thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP cũng nhƣ 02 năm (2009-2010) thực hiện thí điểm chính sách chi trả DVMTR theo Quyết định số 380/QĐ-TTg, phần lớn các đơn vị sử dụng DVMTR đã đồng thuận cao với việc ủy thác tiền chi trả. Các đơn vị nhận thức rằng việc đầu tƣ cho BVR chính là đầu tƣ cho sản xuất bền vững của các nhà máy thủy điện, du lịch sinh thái và sản xuất nƣớc sạch. Do đó đã thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc ủy thác tiền DVMTR về Quỹ BV&PTR tỉnh để chính quyền địa phƣơng, chủ rừng chi trả cho đối tƣợng ngƣời dân, cộng đồng nhận khoán rừng và nỗ lực BVR, giữ rừng.

Từ giai đoạn thí điểm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 loại DVMTR đã thực hiện chi trả, gồm: (1) Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (2) Dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho sản xuất và đời sống xã hội; (3) Dịch vụ bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn ĐDSH của các HST rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.

trò là tổ chức nhận ủy thác, kết nối giữa các bên cung ứng và sử dụng dịch vụ đã đàm phán, ký đƣợc 42 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR.

Bảng 1.1. Thực trạng ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR đến năm 2018

Loại DVMTR Tổng Số lƣợng Cơ cấu (%) Thủy điện 22 52,38 Nƣớc sạch 6 14,29 Du lịch 14 33,33 Tổng 42 100,00

Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng, 2018

Bảng 1.1 thể hiện, các cơ sở sản xuất thủy điện có số hợp đồng đã ký đạt tỷ lệ cao nhất 52,38% và ít nhất là các cơ sở sản xuất và cung cấp nƣớc sạch đạt

14,29%.

Từ giai đoạn thí điểm 2009-2010 đến quá trình triển khai thực hiện từ 2011 đến nay, nguồn thu từ chính sách chi trả DVMTR ở Lâm Đồng đã ổn định và tăng dần theo từng năm (hình 1.4), đến nay ƣớc thu 1.481,671 tỷ đồng, ƣớc tính giá trị thu bình quân hàng năm đạt khoảng 148,167 tỷ đồng (bảng 1.2), góp phần tạo nguồn lực tài chính bền vững cho địa phƣơng trong thực hiện nhiệm vụ BV&PTR.

Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện nguồn thu DVMTR qua các năm

Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng, 2018

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ƣớc năm 2018 Tiền thu DVMTR 55.33 52.05 58.42 188.93 177.73 172.63 154.47 156.70 178.80 286.61 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 M c th u ti ền D V M TR (tỷ đồ ng)

Nguồn tài chính hoạt động của Quỹ BV&PTR tỉnh chủ yếu thu từ các nhà máy thủy điện (93,79%), các nguồn từ nƣớc sạch và hoạt động du lịch chiếm rất ít với tỷ lệ lần lƣợt là 5,71% và 0,51% (bảng 1.2), nguồn tiền này thực chất là tiền của những cá nhân, tổ chức trong xã hội chi trả gián tiếp cho các chủ rừng và hộ gia đình nhận khoán BVR để cung ứng các DVMTR cho họ sử dụng. Trong tƣơng lai khi các DVMTR khác nhƣ hấp thụ các bon, bãi đẻ cho nuôi trồng thủy sản hay sử dụng nguồn nƣớc từ rừng cho sản xuất công nghiệp đƣợc thực hiện thì số lƣợng tiền chi trả DVMTR sẽ lớn hơn nhiều và đóng góp nguồn tài chính bền vững hơn.

Bảng 1.2.Thống kê số lƣợng và tổng nguồn thu tiền DVMTR từ các đơn vị sử dụng DVMTR Nội dung Số lƣợng Tổng thu từ năm 2009-2018 (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị thu bình quân hàng năm (tỷ đồng)

I. Phân theo cấp thu 66 1.481,671 100,00 148,167

1. VNFF điều phối 21 846,876 57,16 84,688

2. Quỹ tỉnh tự thu 45 634,795 42,84 63,479

II. Phân theo đối tƣợng thu 66 1.481,671 100,00 148,167

1. Thủy điện 38 1.389,634 93,79 138,963

2. Nƣớc sạch 18 84,548 5,71 8,455

3. Du lịch 10 7,489 0,51 0,749

III. Phân theo lƣu vực 66 1.481,671 100,00 148,167

1. Lƣu vực Đồng Nai 54 1.325,649 89,47 132,565

2. Lƣu vực Sêrêpốk 12 156,021 10,53 15,602

Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2018

Uớc tính đến hết năm 2018, số tiền DVMTR giải ngân cho các chủ rừng là

1.278,131 tỷ đồng, ƣớc tính giá trị bình quân giải ngân hàng năm là 127,813 tỷ đồng, trong đó: 15 Ban QLRPH, 2 VQG chiếm tỷ lệ giải ngân cao nhất 69,9% (893,466 tỷ đồng); 8 công ty lâm nghiệp chiếm tỷ lệ giải ngân 23,83% (304,622 tỷ đồng); các tổ chức khác (doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc, tổ chức nghiên cứu khoa học, …) chiếm tỷ lệ 3,86% (49,374 tỷ đồng) và các chủ rừng hộ gia đình, cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 2,4% (30,669 tỷ đồng) (bảng 1.3).

Bảng 1.3. Số tiền DVMTR đã giải ngân cho các chủ rừng từ 2009-2018 Chủ rừng hoặc

tổ chức QLR

Tổng giải ngân

(tỷ đồng) Cơ cấu (%)

Giá trị giải ngân bình quân hàng

năm (tỷ đồng)

Ban QLRPH; VQG 893,466 69,90 89,347

Công ty Lâm nghiệp 304,622 23,83 30,462

Tổ chức khác 49,374 3,86 4,937

Hộ gia đình;Cộng đồng thôn 30,669 2,40 3,067

Tổng cộng 1.278,131 100,00 127,813

Nguồn: Tổng hợp số liệu năm 2018

Tỉnh Lâm Đồng hiện có 37 xã có trên 30% hộ nghèo, trong đó 13 xã tỉ lệ hộ nghèo ĐBDTTS trên 40%. Trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở

NN&PTNT có chính sách ƣu tiên cho các hộ nghèo ĐBDTTS nhận khoán BVR trong đó có chính sách chi trả DVMTR. Nguồn tiền này thực sự là một yếu tố rất quan trọng để thực hiện nhiệm vụ BVR khi nguồn tài chính này chi trả bình quân là 87% trong tổng diện tích khoán BVR toàn tỉnh thông qua các nguồn vốn, đến nay có khoảng 16.000 hộ nhận giao khoán ở vùng rừng núi đã đƣợc chi trả, trong đó chiếm 80% là số hộ ĐBDTTS hầu hếtthuộc diện nghèo và cận nghèo.

b) Tác động của chính sách chi trảDVMTR đến công tác BVR

* Diện tích được chi trả tiền DVMTR tăng hàng năm

- Diện tích rừng đƣợc chi trả tiền DVMTR từ năm 2011 đến năm 2018 đã tăng dần theo các năm. Diện tích rừng đƣợc chi trả năm 2018 là 380.332 ha, tăng

107.795 ha (tăng 40%) so với năm 2011 là 272.537 ha.

- Tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh Lâm Đồng theo kết quả kiểm kê rừng năm 2014 đã đƣợc phê duyệt là 513.529 ha. Tổng diện tích đất có rừng trong các lƣu vực chi trả DVMTR (theo Đề án thực hiện chính sách chi trả DVMTR đƣợc UBND tỉnh phê duyệt) là 427.966 ha, chiếm tỷ lệ 83,3% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Tính đến năm 2018, đã thực hiện chi trả tiền DVMTR cho diện tích 380.332

ha, chiếm tỷ lệ 88,9% diện tích rừng trong lƣu vực chi trả; diện tích còn lại do các chủ rừng chƣa lập hồ sơ chi trả, tập trung chủ yếu là rừng các Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc và một số diện tích của chủ rừng Nhà nƣớc.

* Tác động đến công tác QLBVR:

chính quyền địa phƣơng trong công tác khoán BVR, cũng nhƣ công tác vận động

tuyên truyền, tổ chức, điều hành QLBVR, PCCCR và xử lý hành vi vi phạm Luật

BVR.

- Với hình thức tổ chức khoán BVR theo tổ (nhóm) các hộ nhận khoán trong cùng thôn buôn đã liên kết đƣợc sức mạnh tập thể của các hộ nhận khoán để phối hợp, hỗ trợ nhau trong công tác tuần tra BVR.

- Ngƣời dân đã nhận thấy tầm quan trọng của rừng gắn liền với cuộc sống thiết thực của họ. Họ nhận thức đƣợc rằng, việc BVR sẽ mang lại nguồn thu nhập góp phần cải thiện cuộc sống và giá trị mà họ thu đƣợc từ việc BVR cơ bản tƣơng xứng với giá trị công sức đã bỏ ra. Từ đó, các hộ nhận khoán nhận thức r trách nhiệm và đã thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng thƣờng xuyên hơn đƣợc thể hiện qua ghi chép và phản ánh của đơn vị chủ rừng. Rừng đƣợc bảo vệ ngày càng tốt hơn,

nâng cao về chất lƣợng. Bên cạnh đó, với định mức chi trả cao, các hộ nhận khoán trong tổ (nhóm) đã có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong công tác tuần tra BVR, cũng nhƣ sự giám sát giữa các tổ với nhau, đã tạo sự công bằng, đảm bảo cho ngƣời giữ rừng đƣợc trả công tƣơng xứng.

* Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng

- Tiền chi trả DVMTR là nguồn lực tài chính mới, bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho ĐBDTTSvùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Với những tác động tích cực, qua 8 năm (2011-2018) triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngoài diện tích thì đối tƣợng và số lƣợng hộ dân tham gia BVR cung ứng DVMTR đƣợc chi trả tiền cũng đã tăng theo từng năm, Cụ thể:

+ Về đối tƣợng, gồm: các chủ rừng là tổ chức Nhà nƣớc; các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nƣớc đƣợc giao hoặc cho thuê rừng để QLBV và đất lâm nghiệp để tự đầu tƣ trồng rừng; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn đƣợc giao rừng và đất lâm nghiệp để tự đầu tƣ trồng rừng; các hộ gia đình, cộng đồng dân cƣ thôn có hợp đồng nhận khoán BVR với các chủ rừng là tổ chức.

+ Về số lƣợng: tổng số hộ dân tham gia BVR cung ứng DVMTR đƣợc chi trả tiền năm 2011 là 12.113 hộ, đến năm 2015 đã tăng lên 15.918 hộ (trong đó trên

70% hộ ĐBDTTS).

- Với đơn giá chi trả khoán BVR bình quân từ 440.000-550.000 đồng/ha/năm và diện tích khoán BVR từ 25-30 ha/hộ, đã tạo nguồn thu nhập của mỗi hộ nhận khoán BVR khoảng 11-16,5 triệu đồng/năm. Mức thu nhập này đã góp phần ổn

định và cải thiện đời sống kinh tế cho các hộ tham gia BVR, nhất là hộ ĐBDTTS.

Nguồn thu nhập mang lại cho các hộ gia đình, cộng đồng tham gia BVR không đánh đổi bằng giá trị trực tiếp của rừng từ hoạt động khai thác và bán sản phẩm tài nguyên rừng.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mc tiêu chung

Góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR và QLTNR bền vững trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

2.1.2. Mc tiêu c th

- Đánh giá đƣợc thực trạng công tác triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

- Phân tích đƣợc tác động của chính sách chi trả DVMTR trên các khía cạnh môi trƣờng, kinh tế, xã hội.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sáchchi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cu

- Bên cung ứngDVMT: Trong phạm vi, giới hạn của đề tài, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 2 xã để nghiên cứu: xã Đa Nhim và xã Đa Chais và 100 hộ gia đình đang nhận khoán QLBVRtrên địa bàn 2 xã; 2 đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng (Ban QLRPHĐN Đa Nhim, VQG Bidoup-Núi Bà).

- Bên sử dụngDVMTR gồm: các nhà máy thủy điện, nƣớc sạch và du lịch phải đóng góp chi trả hƣởng lợi từ môi trƣờng rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ chế chi trả hiện tại, hiệu quả của hoạt động chi trả.

- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, huyện Lạc Dƣơng, các bên liên quan.

2.2.2. Phm vi nghiên cu

- Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn 02 xã: Đa Nhim và Đa Chais; và các đơn vị chủ rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng.

- Về thời gian: đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong giai đoạn 2009-2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

thực hiện trình tự sau:

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

- Đánh giá tác động môi trƣờng, kinh tế và xã hội của chính sách chi trả

DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

a) Tiếp cận hệ thống

Mục tiêu của tiếp cận hệ thống nhằm đƣa ra đƣợc những đánh giá khách quan, trung thực về hiệu quả của chi trả DVMTR, dựa trên việc phân tích các mối quan hệ tổng hợp các vấn đề về pháp lý, kinh tế, xã hội, môi trƣờng và các đối tƣợng liên quan (chủ thể cung ứng và sử dụng DVMTR, …).

Tiếp cận hệ thống có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR, đảm bảo tính cân bằng giữa lợi ích các bên tham gia, đảm bảo hài hòa mục tiêu kinh tế - xã hội với mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng bền vững và đảm bảo sự nhất quán giữa các cấp quản lý. Vì vậy, phƣơng pháp tiếp cận này yêu cầu việc nghiên cứu phải theo hệ thống từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ trên xuống dƣới (top-down) và từ dƣới lên

trên (bottom-up). Việc phân tích hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR làm cơ sở để đề xuất các giải pháp theo quan điểm hệ thống bao gồm tiếp cận mục tiêu và đánh giá kết quả dựa trên mục tiêu đề ra và tiếp cận quá trình. Tiếp cận mục tiêu phải xác định đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMT phải khách quan, r ràng cho từng vấn đề: kinh tế (sinh kế, giảm nghèo), xã hội (dân tộc thiểu số, bình đẳng giới) và môi trƣờng (BVR, nâng cao chất lƣợng rừng, từng đối tƣợng tham gia

trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR (tổ chức, cá nhân hay bên cung ứng và bên chi trả DVMTR)), phù hợp với đặc thù tại địa phƣơng và đặc biệt cần xem xét đến các yếu tố về dân tộc thiểu số, và giới. Tiếp cận quá trình phải đi từ sự cần thiết đó là đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR nhằm kiến nghị đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác thực thi chính sách này tại huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng. Do vậy, quá trình đánh giá cần phải đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, bao gồm quá trình xây dựng, thực hiện và triển khai chi trả DVMTR,

hiệu quả của chi trả DVMTR đối với từng khía, đặc biệt là đối với công tác BVR và

sinh kế của cộng đồng.

Một vấn đề quan trọng cần đƣợc quán triệt trong phƣơng pháp tiếp cận hệ thống là phải rà soát toàn bộ hệ thống các chính sách hiện hành có liên quan (liệt kê các văn bản, mô tả trích yếu các văn bản, ...), phân tích tính phù hợp và khả thi của chính sách có liên quan đến DVMTR (tính phù hợp của chính sách đã ban hành, phân tích khả năng triển khai, áp dụng của các chính sách này; những hạn chế, tồn tại, thiếu sót của các văn bản đã ban hành). Việc rà soát phân tích toàn bộ hệ thống các chính sách có liên quan đến chi trả DVMTR sẽ là cơ sở để xác định các vấn đề cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

b) Tiếp cận đa ngành và liên ngành

Việc nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả

DVMTR dựa trên kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả tự nhiên, kinh tế và xã hội (sinh thái, bảo tồn, kinh tế, phân tích chính sách và xã hội học, …) do vậy, cách tiếp cận đa ngành và liên ngành là phù hợp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong việc nghiên

cứuu hiệu quả, tác động và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR.

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu cũng đã áp dụng tiếp cận chuyên gia nhằm tranh thủ tối đa các ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: lâm nghiệp, du lịch sinh thái, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 25)