Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 31 - 39)

Góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR và QLTNR bền vững trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

2.1.2. Mc tiêu c th

- Đánh giá đƣợc thực trạng công tác triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

- Phân tích đƣợc tác động của chính sách chi trả DVMTR trên các khía cạnh môi trƣờng, kinh tế, xã hội.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sáchchi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cu

- Bên cung ứngDVMT: Trong phạm vi, giới hạn của đề tài, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 2 xã để nghiên cứu: xã Đa Nhim và xã Đa Chais và 100 hộ gia đình đang nhận khoán QLBVRtrên địa bàn 2 xã; 2 đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng (Ban QLRPHĐN Đa Nhim, VQG Bidoup-Núi Bà).

- Bên sử dụngDVMTR gồm: các nhà máy thủy điện, nƣớc sạch và du lịch phải đóng góp chi trả hƣởng lợi từ môi trƣờng rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ chế chi trả hiện tại, hiệu quả của hoạt động chi trả.

- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, huyện Lạc Dƣơng, các bên liên quan.

2.2.2. Phm vi nghiên cu

- Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn 02 xã: Đa Nhim và Đa Chais; và các đơn vị chủ rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng.

- Về thời gian: đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong giai đoạn 2009-2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

thực hiện trình tự sau:

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

- Đánh giá tác động môi trƣờng, kinh tế và xã hội của chính sách chi trả

DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

a) Tiếp cận hệ thống

Mục tiêu của tiếp cận hệ thống nhằm đƣa ra đƣợc những đánh giá khách quan, trung thực về hiệu quả của chi trả DVMTR, dựa trên việc phân tích các mối quan hệ tổng hợp các vấn đề về pháp lý, kinh tế, xã hội, môi trƣờng và các đối tƣợng liên quan (chủ thể cung ứng và sử dụng DVMTR, …).

Tiếp cận hệ thống có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR, đảm bảo tính cân bằng giữa lợi ích các bên tham gia, đảm bảo hài hòa mục tiêu kinh tế - xã hội với mục tiêu bảo tồn và phát triển rừng bền vững và đảm bảo sự nhất quán giữa các cấp quản lý. Vì vậy, phƣơng pháp tiếp cận này yêu cầu việc nghiên cứu phải theo hệ thống từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ trên xuống dƣới (top-down) và từ dƣới lên

trên (bottom-up). Việc phân tích hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR làm cơ sở để đề xuất các giải pháp theo quan điểm hệ thống bao gồm tiếp cận mục tiêu và đánh giá kết quả dựa trên mục tiêu đề ra và tiếp cận quá trình. Tiếp cận mục tiêu phải xác định đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMT phải khách quan, r ràng cho từng vấn đề: kinh tế (sinh kế, giảm nghèo), xã hội (dân tộc thiểu số, bình đẳng giới) và môi trƣờng (BVR, nâng cao chất lƣợng rừng, từng đối tƣợng tham gia

trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR (tổ chức, cá nhân hay bên cung ứng và bên chi trả DVMTR)), phù hợp với đặc thù tại địa phƣơng và đặc biệt cần xem xét đến các yếu tố về dân tộc thiểu số, và giới. Tiếp cận quá trình phải đi từ sự cần thiết đó là đánh giá hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR nhằm kiến nghị đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác thực thi chính sách này tại huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng. Do vậy, quá trình đánh giá cần phải đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, bao gồm quá trình xây dựng, thực hiện và triển khai chi trả DVMTR,

hiệu quả của chi trả DVMTR đối với từng khía, đặc biệt là đối với công tác BVR và

sinh kế của cộng đồng.

Một vấn đề quan trọng cần đƣợc quán triệt trong phƣơng pháp tiếp cận hệ thống là phải rà soát toàn bộ hệ thống các chính sách hiện hành có liên quan (liệt kê các văn bản, mô tả trích yếu các văn bản, ...), phân tích tính phù hợp và khả thi của chính sách có liên quan đến DVMTR (tính phù hợp của chính sách đã ban hành, phân tích khả năng triển khai, áp dụng của các chính sách này; những hạn chế, tồn tại, thiếu sót của các văn bản đã ban hành). Việc rà soát phân tích toàn bộ hệ thống các chính sách có liên quan đến chi trả DVMTR sẽ là cơ sở để xác định các vấn đề cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài này.

b) Tiếp cận đa ngành và liên ngành

Việc nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả

DVMTR dựa trên kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả tự nhiên, kinh tế và xã hội (sinh thái, bảo tồn, kinh tế, phân tích chính sách và xã hội học, …) do vậy, cách tiếp cận đa ngành và liên ngành là phù hợp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này. Cách tiếp cận này sẽ đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả trong việc nghiên

cứuu hiệu quả, tác động và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR.

Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu cũng đã áp dụng tiếp cận chuyên gia nhằm tranh thủ tối đa các ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: lâm nghiệp, du lịch sinh thái, quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH, chính sách lâm nghiệp, kinh tế chính sách, xã hội học, … Việc tham vấn chuyên gia nhằm đảo bảo tính khoa học và có cơ sở vững chắc cho các phát hiện trong quá trình nghiên cứu.

Với cách tiếp cận này, quá trình nghiên cứu đã hạn chế đƣợc những bất cập, tồn tại, giảm chi phí nghiên cứu đồng thời đảm bảo tính hợp lý, thực tiễn của kết quả nghiên cứu.

c) Tiếp cận phát triển bền vững

Mục đích của việc tiếp cận này là đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích về kinh tế-xã hội với môi trƣờng mà cụ thể là phát triển rừng bền vững, bảo tồn ĐDSH và

bảo vệ chất lƣợng môi trƣờng.

Về mặt môi trường, sự bền vững của chi trả DVMTR phải đảm bảo duy trì

HST rừng cùng với tính ĐDSH của chúng. Những vấn đề chính cần xác định khi đánh giá hiệu quả của chi trả DVMTR đến môi trƣờng là các vấn đề liên quan đến

BVR đƣợc cải thiện nhƣ thế nào trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR.

Về mặt kinh tế, việc khai thác tiềm năng từ DVMT của rừng đã đƣợc chứng minh là điều rất quan trọng trong quản lý rừng bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, BV&PTR. Do vậy, vấn đề cốt l i trong lâm nghiệp hiện nay đó là việc quản lý rừng không chỉ đơn thuần là “lâm nghiệp” trên khía cạnh khai thác gỗ mà còn bao gồm việc khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên ngoài gỗ

và các giá trị DVMTR. Nhƣ vậy, việc đánh giá hiệu quảcủa chi trả DVMTRvề mặt kinh tế cần tập trung vào vai trò của chi trả DVMTR trong cải thiện sinh kế, giảm nghèo và phát triển nông thôn đối với các khu vực đang thực hiện và triển khai chi

trả DVMTR.

Về mặt xã hội, sự bền vững về xã hội liên quan đến các quyền lợi của chủ rừng, cộng đồng dân cƣ, bên cung ứng DVMTR và bên sử dụng DVMTR và các bên liên quan khác. Quyền lợi ở đây bao gồm các quyền lợi trực tiếp sử dụng các giá trị rừng hay các quyền lợi khác nhƣ bảo tồn rừng vì giá trị tự nhiên của nó và tham gia vào việc quyết định tƣơng lai của rừng (Font và Tribe, 2000). Nhƣ vậy, việc đánh giá hiệu quảcủa chi trả DVMTR về mặt xã hội cần quan tâm đến các vấn đề nhƣ lao động, dân tộc thiểu số, bình đẳng giới của ngƣời dân địa phƣơng trong quá trình triển khai và thực hiện chi trả DVMTR.

d) Tiếp cận có sự tham gia

Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR phải đƣợc đánh giá một cách khách quan trên cơ sở sự tham gia của các bên liên quan ở địa phƣơng. Tiếp cận có sự tham gia trong đánh giá hiệu quả của chi trả DVMTR đƣợc thể hiện bằng các cuộc phỏng vấn trực tiếp, các bảng câu hỏi bán cấu trúc, các cuộc hội đàm, hội thảo kỹ thuật, thảo luận nhóm đối tƣợng QLR, hội thảo nhiều bên liên quan (chính quyền, hộ gia đình, doanh nghiệp lâm nghiệp, công ty thủy điện, nƣớc sạch, du lịch, nhóm hộ, chủ rừng, lực lƣợng kiểm lâm, cán bộ của Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng,....).

Việc tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia ở các cấp khác nhau nhằm đảm bảo tính logic hệ thống, khoa học và thực tiễn trong việc đƣa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng,

tạo nguồn thu và góp phần nâng cao hiệu quả về BVR, phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, đặc biệt hƣớng đến các vấn đề về DTTS và bình đẳng giới.

Tiếp cận có sự tham gia đƣợc sử dụng từ khi xây dựng kế hoạch, đề cƣơng của đề tài nghiên cứu,… Nội dung của các khung tham vấn, bảng hỏi, nội dung tham vấn và cách thức tham vấn đƣợc thiết kế chi tiết cụ thể cho từng đối tƣợng

tham vấn ở các cấp.

Sơ đồ phƣơng pháp tiếp cận theo mục tiêu và nội dung của nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Hình 2.1. Sơ đồ khung logic cho quá trình nghiên cứu

Góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR và QLTNR bền vững trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng

MỤC TIÊU CHUNG

TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

XỬ L ÝT NG T IN T HU T H P T NG T IN Các kết quả về: - Hiện trạng QTNR. - Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

- Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR, phát hiện những, trở ngại làm cản trở sự thành công của chính sách. - Giải pháp nâng cao hiệu quả

- Tổng hợp và phân tích số liệu

- Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa bànhuyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng

Đánh giá thực trạng tài nguyên rừng và tình hình triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng Đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng - Tổng hợp, phân tích dữ liệu. - Phân tích thống kê đa biến. - Phân tích ma trận SWOT. - Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng. - Phân tích cây vấn đề, cây giải pháp. - Tổng hợp tài liệu thứ cấp. -Điều tra, khảo sát tổng thể. -Điều tra chuyên ngành theo từng nội dung. - Nghiên cứu có sự tham gia.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu c th

2.4.2.1. Phương pháp thu thập d liu

a) Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR, đặc biệt là những kết quả nghiên cứu trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

- Các văn bản chính sách, các quy định liên quan đến chi trả DVMTR từ cấp trung ƣơng đến địa phƣơng, ...

- Các tài liệu, số liệu có liên quan quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chi trả DVMTR rừng ở Việt Nam.

- Các công cụ, phần mềm bao gồm: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chi trả dịch DVMTR, phần mềm chi trả DVMTR, ...

- Một số mô hình điển hình về hiệu quả của chi trả DVMTR trong công tác QLBVR; sinh kế và giảm nghèo; các khía cạnh về DTTS và bình đẳng giới.

- Các báo cáo của các cấp chính quyền địa phƣơng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp, Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng, các tổ chức lâm nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự, … liên quan chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

b) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

* Phương pháp phỏng vấn:

- Các đối tƣợng cung cấp thông tin chính các cơ quan có liên quan ở trong tỉnh nhƣ Quỹ BV&PTR, Chi cục Kiểm Lâm, Phòng KH-TC (Sở NN&PTNT), Ban QLRPHĐN Đa Nhim, VQG Bidoup-Núi Bà, Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dƣơng và UBND huyện Lạc Dƣơng, ngƣời cung cấp DVMTR, ngƣời sử dụng DVMTR và các tổ chức liên quan đã đƣợc lựa chọn để cung cấp thông tin và quan điểm, đánh giá của họ về thực trạng, kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, hiệu quả chính sách chi trả DVMTR các khía cạnh môi trƣờng, kinh tế, xã hội, những khuyến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, ... Những ngƣời đƣợc chọn phỏng vấn phải có hiểu biết và kiến thức thực tiễn nhất định về vấn đề liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Theo đó, các đối tƣợng đƣợc lựa chọn để phỏng vấn trong đánh giá này bao gồm: 100 hộ dân đang sinh sống tại xã Đa Nhim và xã Đa Chais thuộc

huyện Lạc Dƣơng, mỗi xã 50 hộ, các hộ này có nhận khoán BVR diện tích cung ứng DVMTR thuộc địa phận quản lý của Ban QLRPHĐN Đa Nhim và VQG

Bidoup-Núi Bà; 20 cán bộ thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng, Ban QLRPHĐN Đa Nhim, VQG

Bidoup-Núi Bà, Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dƣơng và UBND huyện Lạc Dƣơng.

- Kỹ thuật phỏng vấn chủ yếu đƣợc áp dụng thông qua các vấn đề liên quan đƣợc soạn thảo trƣớc dƣới dạng các bảnghỏi cấu trúc và bán cấu trúc. Mẫu bảng phỏng vấn cho các đối tƣợng xem ở phụ lục 01 và 02. Việc phỏng vấn đƣợc tiến hành theo 2 cách: Phỏng vấn trực tiếp: Đây là cách thức truyền thống đƣợc thực hiện phổ biến hiện nay; Phỏng vấn dựa trên nền tảng internet, bao gồm: phỏng vấn qua email và

phỏng vấn online qua website. Phỏng vấn dựa trên nền tảng internet đƣợc thực hiện

trong trƣờng hợp ngƣời phỏng vấn và/ hoặc đối tƣợng phỏng vấn khó thu xếp đƣợc cơ hội trao đổi trực tiếp.

* Phương pháp thảo luận nhóm:

- Thảo luận nhóm nhằm trao đổi và làm r những vấn đề liên quan đến quá trình tổ chức, triển khai thực hiện chi trả DVMTR, những tác động, hiệu quả của chi trả DVMTR đến công tác QLBVR, sinh kế và giảm nghèo, phát triển nông thôn, dân tộc thiểu số và bình đẳng giớitrên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng,...

Các đối tƣợng tham gia thảo luận đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp điển hình dựa trên kết quả khảo sát. Kỹ thuật áp dụng cho thực hiện phƣơng pháp này chủ yếu dựa trên kỹ năng thúc đẩy thảo luận của chuyên gia trên cơ sở áp dụng các bộ công cụ của PRA, nhất là sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT (Strengths-Điểm mạnh,

Weaknesses-Điểm yếu, Opportunities-Cơ hội, và Threats-Nguy cơ). Kết quả từ phân tích SWOT là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn. Hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng đƣợc thể hiện thông qua ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

+ Kinh tế: đƣợc thể hiện bằng thu nhập của ngƣời dân, thu nhập này thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 31 - 39)