Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 67 - 71)

Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng đƣợc thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả phân tích SWOT trong việc thực hiện chi trả DVMTR

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

1. Chi trả DVMTR nhận đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ, các cấp, các ngành và nhân dân ở những nơi cơ rừng.

2. Các đơn vị nộp tiền DVMTR đã nhận thức đƣợc việc chi trả là đúng và nghĩa vụ phải chi trả. 3. Luật Lâm nghiệp đƣợc Quốc hội ban hành

ngày 15/11/2017 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện chi trả

DVMTR.

4. Việc quy hoạch lại 3 loại rừng đã cơ bản hoàn thành làm cơ sở đƣa những diện tích đủ tiêu chí vào chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng.

1. Tiền thu DVMTR từ các nhà máy thủy điện, nhà máy nƣớc sạch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá trị do DVMTR tạo ra.

2. Công tác truyền thông vẫn chƣa sâu, rộng nên tỷ lệ ngƣời dân tham gia có hiểu biết đúng, đủ về chính sách chi trả DVMTR chƣa cao, từ đó ảnh hƣởng đến quyền tham gia và hƣởng lợi của ngƣời dân.

3. Còn 3 loại DVMTR: cơ sở công nghiệp có sử dụng nƣớc mặt, nuôi trồng thủy sản có sử dụng nƣớc từ rừng và dịch vụ hấp thu các-bon chƣa thực hiện chi trả.

4. Chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về giám sát, đánh giá theo chất lƣợng rừng. Trong khi đó, vẫn chƣa thể khẳng định đƣợc rằng chi trả DVMTR là BVR khỏi nguy cơ mất rừng.

5. Chƣa áp dụng hệ số K để làm cơ sở xác định mức chi trả với các điều kiện rừng khác nhau.

6. Sự chênh lệch về đơn giá giữa 2 lƣu vực sông Đồng Nai và Sêrêpốk dẫn đến sự thắc mắc của ngƣời dân khi cùng nhận khoán một diện tích nhƣng số tiền họ nhận lại khác

nhau, tạo nên tâm lý không so bì, phát sinh mâu thuẫn trong ngƣời dân ở 2 lƣu vực (tình trạng vi phạm lâm luật ở lƣu vực Sêrêpốk cao hơn lƣu vực Đồng Nai).

7. Đơn giá khoán BVR theo chính sách chi trả DVMTR chƣa theo kịp mức sinh hoạt chung của ngƣời dân. Hiện tại

5. Nguồn thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR lớn và mức chi trả cho ngƣời

dân cao.

6. Phƣơng thức giao khoán theo tổ (nhóm hộ) phù hợp.

7. Hoạt động QLBVR

thông qua giao khoán BVR theo chính sách chi

trả DVMTR đã giải quyết đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, từ đó nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và tình hình trật tự an toàn xã hội của địa phƣơng.

8. Một số vụ vi phạm lâm luật đã đƣợc ngƣời dân báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng, giải quyết nhanh chóng và tận gốc các vụ vi phạm. 9. Nhờ có chính sách chi trả DVMTR mà ngƣời

dân rất phấn khởi, do vậy ý thức của ngƣời

dân trong công tác

QLBVR đã đƣợc nâng lên một cách r rệt.

với mức giá giao khoán nhƣ trên thì mới chỉ dừng lại hỗ trợ một phần kinh tế cho ngƣời dân chƣa thể giúp họ thoát nghèo và yên tâm sống ổn định nhờ nghề rừng.

8. Nhiều khu vực giao khoán QLBVR thuộc vùng sâu vùng xa, địa hình hiểm trở nên công tác tuần tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Sự tuần tra ở các khu vực này của các hộ nhận khoán BVR chƣa thực sự hiệu quả, còn mang tính chất đối phó.

Một số ít hộ nhận khoán còn ỷ lại, mặc dù có đăng kí nhận khoán nhƣng không tham gia BVR, họ cho rằng đây là

Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc dành cho ngƣời ĐBDTTS và họ nghiễm nhiên đƣợc nhận số tiền này. Đây là quan niệm sai lầm và ảnh hƣởng rất lớn tới ý thức của các hộ nhận khoán và gây khó khăn trong việc quản lý của chủ rừng.

9. Việc sử dụng tên của các hộ nhận khoán có nhiều bất cập, thậm chí có sự khác biệt rất lớn giữa tên sử dụng trong sổ hộ khẩu và tên theo chứng minh nhân dân. Từ đó, ảnh hƣởng lớn tới quá trình làm hồ sơ và quyết toán kinh phí DVMTR hàng năm.

10. Mức độ tham gia của chính quyền địa phƣơng (UBND xã) trong cả hoạt động chi trả DVMTR và giám sát QLBVR rất thấp; Ban Lâm nghiệp xã hoạt động hiệu quả chƣa cao, chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao; thiếu thông tin và chƣa thực sự lồng ghép đƣợc thực hiện chi trả DVMTR vào kế hoạch hoạt động lâm nghiệp của địa phƣơng; thiếu cơ chế tài chính hiệu quả để gắn kết chính quyền địa phƣơng trong hoạt động QLBVR nói chung.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

BĐKH ngày càng r nét

và có tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất thì vai trò của rừng đang nhận đƣợc sự chú ý và quan tâm của xã hội.

2. Chi trả DVMTR sẽ mang lại các nguồn lực tài chính mới, ổn định, làm giảm áp lực chi cho công tác QLBVR của ngân sách nhà nƣớc. 3. Cơ hội kêu gọi các chƣơng trình, dự án quốc tế nhằm thực hiện chi trả

DVMTR bền vững.

Chính phủ đã có chủ trƣơng đóng cửa rừng tự nhiên. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở những khu vực giáp ranh, vùng ĐBDTTS thiếu đất sản xuất, khu gần dân cƣ vẫn xảy ra.

Một số hộ nhận khoán vẫn còn đi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép; hay một số hộ nhận khoán rừng tại đơn vị này nhƣng lại đi phá rừng tại đơn vị chủ rừng

khác. Tuy nhiên, chƣa có biện pháp để hạn chế triệt để vấn đề hộ nhận khoán vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hiện nay.

2. Một số đơn vị sử dụng DVMTR chƣa thực hiện đầy đủ trách nhiệm nộp tiền DVMTR, chây ỳ không nộp hoặc chậm nộp tiền DVMTR theo quy định dẫn đến nợ đọng nhiều, gây ảnh hƣởng kế hoạch thu, chi tiền DVMTR và kế hoạch QLBVR hàng năm của tỉnh.

3. Nguồn thu từ DVMTR còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện.

4. Một số đơn vị sử dụng DVMTR không r khối lƣợng DMVTR mình đƣợc hƣởng mà nghĩ rằng đây là một loại thuế hoặc phí đang phải trả theo quy định của Nhà nƣớc. 5. Tuy mức tiền chi trả DVMTR hiện nay lớn hơn so với các chƣơng trình khác đã đƣợc thực hiện tại địa phƣơng, nhƣng độ hài lòng của ngƣời dân chƣa thực sự cao. Đa số ngƣời dân đều phàn nàn về việc mức chi trả chƣa đủ đáp ứng cuộc sống và muốn tăng thêm số tiền nhận khoán/ha ngoài ra còn muốn phía chủ rừng cung cấp thêm một số nhu yếu phẩm vào việc trực ở lại rừng. Nhƣ vậy cho thấy, cơ chế chi trả gián tiếp hiện tại vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Bên sử dụng DVMTR còn phải thông qua một số cơ quan chức năng mới đến đƣợc với các hộ nhận khoán rừng. 6. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan cùng tham gia BVR còn khá lỏng lẻo, thiếu hệ thống giám sát - đánh giá

thực tế.

Kết hợp SO - WO - ST - WT

- Kết hợp SO - Tận dụng điểm mạnh để theo đuổi cơ hội:

Tranh thủ nguồn tài chính của các chƣơng trình, dự án nhằm triển khai chính

sách chi trả DVMTR hiệu quả hơn: thực hiện Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về BĐKH, Chính phủ Việt Nam triển khai mạnh mẽ Chƣơng trình hành động quốc gia về REDD+. Với sự hỗ trợ hiệu quả của các tổ chức quốc tế, các nghiên cứu chi trả cho REDD+ đang đƣợc triển khai. Các dự án đã và đang nghiên cứu Mức phát thải tham chiếu về rừng (FREL), Mức tham chiếu về rừng (FRL), xây dựng hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), … Đây là các nghiên cứu hỗ trợ thiết thực cho khả năng mở rộng chính sách chi trả DVMTR đối với dịch vụ hấp thụ và lƣu giữ các-bon. Trong tƣơng lại, khi thị trƣờng các-bon đi vào hoạt động, tiềm năng mở rộng nguồn thu sẽ rất lớn.

- Kết hợp WO - Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu:

+ Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách để ngƣời dân tham gia hiểu đúng và hiểu đủ về chính sách.

+ Nghiên cứu và thí điểm đối với các loại DVMTR chƣa đƣợc triển khai. + Tiếp tục nghiên cứu tăng các nguồn thu từ chi trả DVMTR: mức chi trả của các cơ sở sản xuất thủy điện quy định mới ở mức xấp xỉ 40% so với mức các nhà khoa học khuyến cáo (sau các công trình nghiên cứu nghiêm túc trên các lƣu vực sông Đà, sông Đồng Nai, sông Đa Nhim), do đó khả năng tăng mức chi trả lên gấp 2-2,5 lần hoàn toàn khả thi trong thời gian tới.

- Kết hợp ST - Tận dụng điểm mạnh để hạn chế những thách thức:

+ Tuyên truyền về lợi ích của rừng và BVR để ngƣời dân nâng cao nhận thức khi nhận đƣợc tiền DVMTR thì họ có nghĩa vụ QLBVR và các bên sử dụng DVMTR hiểu r về chính sách chi trả DVMTR.

+ Cần thực hiện nghiêm túc quy định xử phạt hành chính các đơn vị sử dụng

DVMTR chây ỳ không nộp hoặc chậm nộp tiền DVMTR.

- Kết hợp WT - Khắc phục điểm yếu và hạn chế những thách thức có thể xảy ra: + Ban hành hƣớng dẫn cụ thể về giám sát, đánh giá theo chất lƣợng rừng. + Vận động tuyên truyền triển khai ký hợp đồng với các cơ sở kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện lạc dương, tỉnh lâm đồng​ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)