Đơnvị tính: 1.000 đồng Hạng mục Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Mức chi trả tiền DVMTR trung bình 250 350 375 440 440 495 495 605 Mức chi trả tiền DVMTR cao nhất 400 400 450 495 495 550 550 660 Mức chi trả tiền DVMTR thấp nhất 100 300 300 385 385 440 440 550
Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng, 2018
Với định mức đơn giá khoán BVR hiện nay là 605.000 đồng/ha/năm cùng với số liệu điều tra năm 2018 diện tích khoán BVR bình quân trên địa bàn huyện từ
20-30 ha/hộ, đã đƣa thu nhập của mỗi hộ nhận khoán BVR từ 12-18 triệu đồng/năm. Đây là nguồn thu nhập đáng kể hỗ trợ cho hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình dân tộc thiểu số trong cải thiện sinh kế.
4.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng Dƣơng
4.2.1. Tác động về mặt môi trường của chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng
4.2.1.1. Tác động của chính sách đối với công tác quản lý bảo vệ rừng
Một trong những mục đích quan trọng nhất của chính sách chi trả DVMTR là bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên thông qua cơ chế chi trả dịch vụ. Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ môi trƣờng ở vùng đầu nguồn các lƣu vực sông, vùng đất ngập nƣớc ven biển và giảm thiểu các tác động của BĐKH. Do đó, tác động về môi trƣờng của chính sách chi trả DVMTR đƣợc xem xét thông qua vai trò, chức năng của rừng đối với môi trƣờng.
Chính sách chi trả DVMTR ra đời trong bối cảnh Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng (gọi là Dự án 661) đã kết thúc, nguồn lực tài chính đầu tƣ cho BVR từ ngân sách nhà nƣớc rất hạn chế, trong khi rừng đã và đang bị suy giảm cả về diện tích và chất lƣợng, các yếu tố môi trƣờng rừng rất có giá trị nhƣng chƣa có cơ sở
khoa học và pháp lý để trở thành một công cụ mang lại lợi ích cho BVR. Do đó, chính sách chi trả DVMTR ra đời đã góp phần tháo gỡ khó khăn rất lớn của ngành Lâm nghiệp, trở thành một điểm mới đầu tiên trong hệ thống chính sách lâm nghiệp trong hoạt động BVR đƣợc pháp luật quy định là một loại dịch vụ, đã thu hút đƣợc nguồn lực to lớn trong xã hội cho công tác BVR.
Kể từ năm 2009 đến 2018 tổng số tiền chi trả DVMTR trên địa bàn huyện đến nay đã đạt 326,526 tỷ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác QLBVR trên địa bàn huyện. Nguồn thu này duy nhất từ những ngƣời tiêu dùng các sản phẩm có sử dụng DVMTR trong xã hội do các công ty sản xuất thủy điện, công ty sản xuất nƣớc sạch và công ty kinh doanh du lịch đại diện chi trả. Tính đến tháng
10/2018, tổng diện tích rừng đƣợc bảo vệ bằng nguồn tiền DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng là 104.674 ha, chiếm 94,4% tổng diện tích rừng trên địa bàn toàn huyện.
- Diện tích rừng đƣợc chi trả DVMTR về cơ bản tăng từ năm 2009 đến nay. Diện tích rừng đƣợc chi trả là gần 40.000 ha (năm 2009) tăng nhanh lên gần 100.000 ha (năm 2015) và tiếp tục tăng lên 104.674 ha (năm 2018) (xem hình 4.2).
Hình 4.2. Diện tích rừng đƣợc bảo vệ bằng tiền chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng
Việc thực hiện chi trả DVMTR, tài nguyên rừng đƣợc quan tâm hơn thông qua việc có nhiều đối tƣợng cùng tham gia vào bảo vệ và ý thức về BVR của các đối tƣợng tham gia cũng không ngừng đƣợc tăng lên.Chi trả DVMTR đã và đang trở thành chính sách quan trọng thúc đẩy các chủ rừng tổ chức (BQLR phòng hộ,
địa phƣơng, cũng nhƣ đảm bảo các hộ gia đình đƣợc nhận khoán BVR đƣợc hƣởng lợi tiền DVMTR và nâng cao trách nhiệm của họ trong công tác QLBVR.
Diện tích rừng đƣợc bảo vệ từ tiền DVMTR trên địa bàn huyện tăng lên, đồng nghĩa với có nhiều đối tƣợng cùng tham gia QLR, đặc biệt là các hộ gia đình, cộng đồng nhận khoán BVR đƣợc hƣởng lợi từ tiền DVMTR nên họ đã thấy đƣợc lợi ích trong công tác BVR. Vì vậy, hiệu quả của công tác BVR trên địa bàn huyện đƣợc cải thiện thông qua số vụ vi phạm pháp luật về BV&PTR giảm r rệt trong những năm qua, từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Bảng số liệu 4.4 thể hiện tình hình vi phạm lâm luật, cho thấy số vụ vi phạm lâm luật giảm dần qua các năm.
Bảng 4.4. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng từ năm 2011-2017 Nội dung Đơn vị tính Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 I. Vi phạm vụ 231 219 178 143 149 115 83 1. Phá rừng trái phép vụ 161 158 120 63 80 78 49
Diện tích thiệt hại ha 31,4 28,34 20,95 8,65 8,98 8,46 4,2
2. Khai thác gỗ và lâm sản vụ 27 25 22 45 16 15 12 3. PCCCR vụ 6 5 4 - 1 - - 4. Sử dụng đất LN vụ 7 6 5 3 - - - 5. QLBV ĐVHD vụ 2 - 2 - 1 - 1 6. Mua bán, vận chuyển lâm sản trái
phép vụ 26 25 24 32 48 22 20 7. Vi phạm khác vụ 2 - 1 - 3 - 1 II. Xử l vụ 231 219 178 143 149 114 77 1. Hành chính vụ 219 215 171 143 147 108 74 2. Hình sự vụ 12 4 7 - 2 6 3
Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương, 2018
vi phạm lâm luật hàng năm giảm theo chiều hƣớng tích cực, từ 231 vụ (năm 2011) giảm còn 83 vụ (năm 2017), diện tích rừng bị thiệt hại cũng giảm từ 31,4 ha xuống còn 4,2 ha. Các vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản, sử dụng đất lâm nghiệp, QLBV ĐVHD, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, PCCCR cũng giảm theo từng năm. Có đƣợc kết quả nhƣ trên, có thể kể đến các nguyên nhân sau:
- Trong hợp đồng giao khoán BVR giữa chủ rừng và các hộ gia đình có quy
định khu vực rừng giao cho tổ nhận khoán nếu bảo vệ không tốt, để xảy ra cháy rừng, không báo cáo các đơn vị chủ rừng kịp thời thì các hộ nhận khoán sẽ bị trừ tiền nhận khoán BVR, chịu các biện pháp xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Do đó các hộ tham gia chi trả DVMTR đã tăng cƣờng trách nhiệm tuần tra BVR, kịp thời báo cáo và có biện pháp chữa cháy khi xảy ra cháy rừng. Từ khi chi trả DVMTR đƣợc thực hiện, tổng số vụ cháy rừng đã giảm so với năm 2011 do công tác BVR đã đƣợc tăng cƣờng và thực hiện tốt hơn. Mặt khác từ kết quả thực hiện chi trả
DVMTR không những từng bƣớc nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, tăng số hộ nhận khoán BVR mà còn huy động đƣợc một nguồn nhân lực lớn cho công
tác tuần tra BVR một cách thƣờng xuyên.
- Các đơn vị chủ rừng đã xác định ranh giới và cắm mốc giữa đất sản xuất nông nghiệp với đất lâm nghiệp do đó mang lại hiệu quả bằng số vụ vi phạm lâm luật giảm.
- Các cơ quan chức năng đã thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp quản lý vùng giáp ranh nên các vụ phá rừng giảm nhanh.
Cần nhấn mạnh rằng, chi trả DVMTR chỉ mới tạo ra động cơ cho ngƣời dân bảo vệ và giữ rừng đối với diện tích rừng họ đƣợc giao khoán và chi trả. Cùng với hoạt động giao khoán QLBVR, chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn hỗ trợ công tác trồng rừng, trồng cây phân tán. Từ năm 2011 đến nay, bằng nguồn thu từ các đơn vị kinh doanh du lịch, Quỹ BV&PTR tỉnh đã đầu tƣ hỗ trợ trồng cây phân tán, cảnh quan cho huyện Lạc Dƣơng bình quân mỗi năm từ 600-700 triệu đồng, nhằm mục đích tạo ra không gian xanh để thu hút khách du lịch đến Lâm Đồng. Với nguồn thu từ tiền trồng rừng thay thế trên diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất, hàng năm UBND tỉnh đã xét duyệt và phân bổ lại cho các đơn vị chủ rừng nhà nƣớc trồng thay thế trên diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong
đó có các đơn vị chủ rừng thuộc huyện Lạc Dƣơng.
Xét từ mục tiêu BVR, thực tiễn cho thấy chính sách này vẫn bộc lộ một số hạn chế, rào cản trong việc đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về QLBVR tại các địa phƣơng nhƣ sau:
- Với vai trò là chủ rừng, bên cung cấp dịch vụ, nhƣng các BQLR (đặc dụng, phòng hộ) - đƣợc xác định là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, nhƣng chƣa đƣợc đảm bảo quyền chủ động về quản lý, sử dụng đối với toàn bộ nguồn thu từ DVMTR; mà chịu sự điều tiết (về tài chính) từ các cơ quan quản lý ngân sách; không khuyến khích các chủ rừng hƣớng đến tạo nguồn tài chính bền vững cho
QLBVR.
- Các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ DVMTR không tạo điều kiện cho phép các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn huyện chủ động, linh hoạt sử dụng kinh phí để chi cho hoạt động phối hợp liên ngành, tuần tra xử lý các điểm nóng phá rừng; hỗ trợ giải quyết chồng lấn, tranh chấp sử dụng đất giữa chủ rừng với hộ gia đình/cộng đồng, hoặc chi cho khoanh nuôi, phục hồi rừng; cũng nhƣ hỗ trợ sinh kế nhằm thúc đẩy đồng quản lý rừng ở các khu vực ƣu tiên.
- Các quy định về quản lý chi trả DVMTR chƣa bao gồm cơ chế để có thể chia sẻ nguồn thu nhằm bố trí kinh phí hỗ trợ cho chính quyền địa phƣơng (UBND xã) để họ có thể tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong công tác QLBVR và thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân trong hoạt động chi trả.
- Thiếu các hƣớng dẫn để ràng buộc và đảm bảo rằng các hộ gia đình và cộng đồng địa phƣơng thực sự tham gia tuần tra BVR; cũng nhƣ chƣa có sự chủ động trong việc kết nối và lồng ghép với các nguồn lực và sáng kiến khác có cùng mục đích nhƣ hỗ trợ phát triển sinh kế cộng đồng vùng đệm để thực hiện đồng quản lý rừng (40 triệu đồng/thôn, bản/năm; theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg), chƣơng trình 30A (hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững).
Những khó khăn về mặt kỹ thuật giám sát, cũng nhƣ hạn chế về cơ chế báo cáo, đã không giúp Quỹ BV&PTR cấp tỉnh có thể theo d i và báo cáo đƣợc một cách đầy đủ về hiệu quả và tác động của chi trả DVMTR đối với công tác QLBVR và cải thiện sinh kế cộng đồng tại địa phƣơng. Thực tiễn này đặt ra các thách thức về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các Quỹ BV&PTR cũng nhƣ các
chủ rừng (tổ chức) về hiệu quả quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR. Các rào cản đó bao gồm:
- Chƣa có các quy định và hƣớng dẫn kỹ thuật cho Quỹ BV&PTR cấp tỉnh và các chủ rừng tổ chức về phƣơng pháp tổ chức thực hiện theo d i, giám sát, đánh giá và báo cáo đầy đủ, toàn diện kết quả, hiệu quả và tác động của chi trả DVMTR đối với công tác QLBVR tại địa bàn, địa phƣơng.
- Thiếu các quy định về cơ chế tuân thủ chế độ báo cáo của chủ rừng tổ chức và đầu mỗi chi trả khác (nhƣ Hạt Kiểm lâm) về kết quả QLBVR trong khu vực chi trả về cho Quỹ BV&PTR cấp tỉnh để tổng hợp và báo cáo.
Tóm lại, hiệu quả và tác động của thực hiện chính sách chi trả DVMTR đối với công tác BVR không chỉ là những ƣu tiên đặt vào cải thiện các chính sách quốc gia, mà đòi hỏi cần có những điều chỉnh, bổ sung về cải thiện thể chế và hƣớng dẫn kỹ thuật thực hiện chi trả DVMTR ở cấp địa phƣơng. Đảm bảo sự tham gia đầy đủ, đúng chức năng của các cơ quan liên quan, bổ sung các công cụ hỗ trợ quản lý chi trả, và sử dụng linh hoạt kinh phí cho cải thiện hoạt động BVR, phục hồi rừng và đồng quản lý rừng là những khía cạnh sẽ giúp nâng cao chất lƣợng quản trị rừng của các địa phƣơng thuộc địa bàn chi trả DVMTR.
4.2.1.2. Tác động của chính sách đối với duy trì khảnăng điều tiết nước và giữđất của rừng
Rừng có khả năng giảm xói mòn, giảm bồi lắng lòng hồ thủy điện, điều tiết dòng chảy mùa khô và mùa lũ đó là các vai trò của rừng đối với các hồ thủy điện. Nó đã đƣợc nghiên cứu và khẳng định bởi các tác giả nhƣ: Phạm Ngọc Dũng (1991), V Đại Hải (1996), Nguyễn Ngọc Lung và V Đại Hải (1997), Vƣơng Văn
Quỳnh và cộng sự (1994, 1996, 1997, 1999), Phạm Văn Điển (2006), ... Và gần đây nhất là công trình của tác giả Vƣơng Văn Quỳnh và cộng sự (2011, 2014) đã nghiên cứu rất kỹ những đóng góp của rừng đối với hồ thủy điện nhằm xây dựng mức giá chi trả DVMTR của các nhà máy thủy điện.
Theo số liệu thống kê, tính đến 10/2018 đã có tất cả 38 nhà máy thủy điện ký hợp đồng chi trả tiền DVMTR (16 nhà máy ký hợp đồng với VNFF và 22 nhà máy ký hợp đồng Quỹ BV&PTR các tỉnh), đồng nghĩa với việc tiền chi trả DVMTR sẽ đƣợc sử dụng để BVR đầu nguồn của 38 hồ thủy điện lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm
sông Sêrêpốk). Trong nhiều năm, thủy điện đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Sự phát triển bền vững của thủy điện phụ thuộc vào sự bền vững các hồ chứa. Sự bền vững của hồ chứa có đƣợc chính là nhờ hiệu quả giữa nƣớc và giảm lƣợng bùn cát xuống các hồ thủy điện của rừng. Chính sách chi trả DVMTR đã đƣợc chứng minh là góp phần trong công tác BVR. Diện tích rừng đƣợc bảo vệ từ tiền DVMTR kể từ năm 2009 đến nay trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng không ngừng tăng lên, rừng đƣợc bảo vệ đồng nghĩa với việc sẽ phát huy tối đa hiệu quả giữ nƣớc và giảm lƣợng bùn cát xuống hồ thủy điện của rừng.
Theo kết quả nghiên cứu, phân tích khả năng chứa nƣớc của đất rừng, các nhà khoa học cho rằng cứ 1.000 ha rừng tự nhiên có khả năng chứa nƣớc tƣơng đƣơng với một hồ chứa có dung tích khoảng 1.000.000 m3nƣớc3.
Trên thực tế, hồ thủy điện Đa Nhim (tỉnh Lâm Đồng) có dung tích thiết kế
165 triệu m3 nƣớc, nhiệm vụ sản xuất 1 tỷ KWh điện/năm. Để sản xuất ra sản lƣợng
điện này cần phải có 550 triệu m3 nƣớc. Vậy lƣợng nƣớc hơn 300 triệu m3 nằm ở
trên rừng đầu nguồn, nhờ sựđiều tiết của rừng vào mùa khô.
Do đó, chính sách chi trả DVMTR có ý nghĩa rất lớn trong việc điều tiết và duy trì nguồn nƣớc cho các hồ chứa, góp phần tạo sự bền vững cho sản xuất và kinh doanh thủy điện.
4.2.1.3. Tác động của chính sách đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học rừng
Chi trả DVMTR đã cung cấp nguồn thu cho Ban QLR, các khu bảo tồn,
VQG- đây là những chủ rừng quản lý các diện tích rừng đặc dụng, là khu vực có
tính ĐDSHcao nhất.
Bảng 4.5. Diện tích rừng đƣợc bảo vệ từ nguồn tiền DVMTR phân theo 3 loại rừng trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng
Đơn vị tính: ha Chủ rừng hoặc tổ chức QLR Số lƣợng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng cộng Ban QLRPH; VQG 2 52.132 51.071 - 103.203 Tổ chức khác 13 - - 1.471 1.471 Tổng cộng 15 52.132 51.071 1.471 104.674
Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Lâm Đồng, 2018
3
Bảng 4.5 cho thấy diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ trên địa bàn huyện Lạc Dƣơng đƣợc bảo vệ từ tiền DVMTR lên tới 103.203 ha, chiếm 98,6% tổng diện tích rừng đƣợc bảo vệ từ tiền DVMTR. Điều này chứng tỏ chi trả DVMTR góp phần bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là ĐDSH rừng.
Một tỷ lệ lớn diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn