Tài nguyên rừng và đất rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an​ (Trang 31 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên Khu BTTN Pù Huống

3.1.5. Tài nguyên rừng và đất rừng

Kết quả điều tra gần đây nhất của Khu BTTN Pù Huống cho biết, tài nguyên rừng và đất rừng vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có

25

tổng diện tích 40.128,5 ha, trong đóphân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 35.509,6 ha vàphân khu phục hồi sinh thái chiếm 4.676,9 ha. Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất đai tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống được thể hiện cụ thể ở Bảng 3.2

Bảng 3.2: Hiện trạng các loại rừng và sử dụng đất đai KBT Pù Huống

T.T L.đất, L.rừng M.S Tổng diện tích KBTTN Phân khu bảo vệ Nghiêm ngặt Phân khu phục hồi Sinh thái Diện tích TN 0000 40.186,5 35.509,6 6.928,9 I Đất lâm nghiệp 0001 40.127,7 35.458,2 6.928,9 Đất có rừng 31.668,9 29.466,2 5.876,7 1 Rừng tự nhiên 1100 31.668,9 29.466,2 5.876,7 1.1 Rừng gỗ lá rộng 1110 24.299,7 22.711,3 3.764,0 a Rừng giàu 1111 7.519,4 7.519,4 213,8 b Rừng trung bình 1112 8.365,8 8.040,9 1.472,1 c Rừng nghèo 1113 6.165,1 5.249,1 1.659,9 d Rừng phục hồi 1114 2.249,4 1.901,9 418,2 1.2 Rừng hỗn giao 1120 4.770,5 4.439,8 1.341,5 a Gỗ - Tre - Nứa 1121 4.770,5 4.439,8 1.341,5 b Lá rộng - Lá kim 1122 1.3 Rừng lá kim 1130 1.4 Rừng ngập mặn 1140 1.5 Rừng núi đá 1150 1.6 Rừng tre nứa 1160 2.598,7 2.315,1 771,2 2 Rừng trồng 1200 2.1 RT có trữ lượng 1210 2.2 RT chưa có trữ lượng 1220 2.3 Rừng đặc sản 1230 2.4 Tre mét 1240 3 Đất chưa có rừng 1300 8.458,8 5.992,0 1.052,2 3.1 Ia 1310 964,7 475,5 3.2 Ib 1320 2.498,5 1.269,8 17,7 3.3 Ic 1330 4.995,6 4.246,7 1.034,5 3.4 Đất khác 1340 II Các loại đất khác 0002 58,8 51,4

26

Theo kết quả điều tra, phúc tra kiểm kê rừng hiện có cho thấy Pù Huống là một trong những khu rừng có tài nguyên rừng giàu về trữ lượng, phong phú về thành phần lồi.

3.1.5.1) Tổng diện tích đất lâm nghiệp khu BTTN: 40.127,7 ha.

Trong đó:

* Đất có rừng: 31.668,9 ha. Chiếm 78,9%. Chia ra:

+ Rừng lá rộng thường xanh: 24.299,7 ha. Gồm: - Rừng giàu: 7.519,4 ha; Chiềm 23,7% đất có rừng.

- Rừng trung bình: 8.365,8 ha; Chiếm 26,4% đất có rừng.

- Rừng nghèo và rừng phục hồi: 8.414,5 ha; chiếm 26,6% đất có rừng. + Rừng hỗn giao (Cây gỗ + tre nứa): 4.770,5 ha; chiếm 15% đất có rừng. + Rừng tre nứa tự nhiên: 2.598,7 ha; Chiếm 8,3% đất có rừng.

* Đất chưa có rừng: 8.458,8 ha; Chiếm 21,1% đất lâm nghiệp. Gồm: - Đất có cây gỗ tái sinh: 4.995,6 ha; Chiếm 59% đất chưa có rừng. - Đất có cây bụi: 2.498,5 ha; Chiếm 29,5% đất chưa có rừng. - Đất trống, trảng cỏ: 964,7ha; Chiếm 11,5% đất chưa có rừng.

3.1.5.2) Tổng trữ lượng rừng: 3.586.700 m3 gỗ; 45.556 ngàn cây tre nứa. Trong đó: - Rừng lá rộng thường xanh: 3.205.100 m3; Trung bình 132 m3/ha.

- Rừng tre nứa: 22.089 ngàn cây.

- Rừng hỗn giao (gỗ+nứa): 381.600 m3 và 21.467 ngàn cây tre nứa.

3.1.5.3) Về thảm thực vật: Bao gồm các kiểu rừng chính:

+ Rừng nhiệt đới mưa ẩm lá rộng thường xanh: Phân bố ở độ cao từ 200 đến 900m với các họ ưu thế là Re (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Ba mảnh vỏ (Euforbiaceae), Đậu (Fabaceae), Cà phê (Rubiaceae), Dầu (Dipterocarpaceae).

27

+ Rừng kín thường xanh á nhiệt đới: Phân bổ từ độ cao trên 900m với các lồi thực vật điển hình của ngành hạt trần như Pơ mu, Sa mộc, Thông tre, Kim giao...

Kiểu phụ rừng lùn: Là kiểu phụ với độ cao trên 1.200m. Kiểu phụ rừng tre nứa.

Kiểu phụ rừng thứ sinh sau khai thác. Kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.

Kiểu phụ rừng thứ sinh sau nương rẫy.

3.1.5.4) Về đa dạng động vật, thực vật

- Theo số liệu điều tra đánh giá ban đầu, năm 2005 phát hiện được tại khu BTTN Pù Huống có 1.122 lồi thực vật bậc cao, thuộc 175 họ, 584 chi. Cụ thể:

Ngành Thông đất: 1 họ, 2 chi, 4 loài. Ngành Cỏ tháp bút: 2 họ, 2 chi, 7 loài. Ngành Dương xỉ: 17 họ, 33 chi, 65 loài. Ngành Hạt trần: 7 họ, 9 chi, 14 lồi.

Ngành Hạt kín: 138 họ, 533 chi, 1.032 lồi. Trong đó: Lớp 2 lá mầm: 112 họ, 444 chi, 874 loài.

Lớp 1 lá mầm: 26 họ, 89 chi, 158 lồi. Về cơng dụng đã thống kê bước đầu như sau:

Cây cho tinh bột: 12 loài; Cho dầu béo: 15 loài; Cho quả và hạt ăn được: 40 loài; Cây làm rau và gia vị: 41 loài; Cây cho chất nhuộm: 6 loài; Cây cho ta nin: 21 lồi; Song mây có giá trị: 4 lồi; Cây làm cảnh: 39 lồi; Nhóm cây cho gỗ: 220 lồi.

28

Khảo sát bước đầu đã phát hiện tại Khu BTTN Pù Huống có 291 lồi động vật có xương sống.

Trong đó: Lớp thú có 63 lồi thuộc 24 họ, 9 bộ. Lớp chim có 176 lồi thuộc 44 họ, 14 bộ. Lớp bị sát có 35 lồi thuộc 14 họ, 2 bộ. Lớp lưỡng thê có 17 lồi thuộc 6 họ, 1 bộ.

Khu BTTN Pù Huống có 30 lồi thực vật, 45 loài động vật được xếp vào Sách đỏ Việt Nam. Theo tiêu chí xếp loại của tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế IUCN, Pù Huống có 42 lồi động, thực vật có nguy cơ đe doạ mang tính tồn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, tỉnh nghệ an​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)