4.3.2 .Dẻ tùng Vân Nam
3.5.7. Kim giao núi đất
- Tên phổ thông: Kim giao núi đất
- Tên khoa học: Nageia wallichiana (C. Presl) O. Kuntze - Tên khác: Kim gao, Kim giao đế mập,Co cha hìa
- Họ: Kim giao (Podocarpaceae)
a. Mô tả
Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 30 - 35 m, đường kính thân 1 - 1,2 m. Lá thường mọc đối chéo chữ thập, thưa, hình bầu dục hay hình bầu dục - mác, đầu có mũi nhọn, gốc hình nêm, chất da, khi
68
trưởng thành dài 7 -16 cm, rộng 1,5 -5 cm, mang lỗ khí ở cả hai mặt trên và dưới; cuống lá vặn, dẹt, dài 5 - 10 mm. Cây khác gốc. Nón đực hình trụ, dài 8 -21 mm, đơn độc hay chụm đến 7cái trên một cuống chung. Nón cái đơn độc hay mọc chụm ở nách lá. Đế hạt nạc, dài 8 -18 mm, đường kính 4 - 5 mm. Hạt gần hình cầu, đường kính 1,7 - 2,8 cm, màu đỏ tím. Gần giống kim giao (Nageia fleuryi), nhưng phân biệt chủ yếu bởi: lá mang lỗ khí ở cả mặt trên, mặt dưới và cuống hạt nạc, khơng hố gỗ
b. Sinh học và sinh thái
Mùa ra nón hiện chưa xác định được rõ rệt. Tái sinh bằng hạt. Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 50 – 1500m so với mực nước biển.
c. Đặc điểm phân bố
* Phân bố
Việt Nam: Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quỳ Châu (Nghệ An), Vị Xuyên (Hà Giang), đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cúc Phương (Ninh Bình), Di Linh (Lâm Đồng); Ninh Phước (Ninh Thuận); Tánh Linh (Bình Thuận), Đức Phổ (Quảng Ngãi); Trà My (Quảng Nam), Chư Pah (Gia Lai); Chư Prông (Gia Lai); Chư Tờ Mốc (Gia Lai);
Đắc Tô (Kon Tum); Mang Yang (Gia Lai). Thế giới: Ấn độ, Campuchia; Indonexia; Lào; Malaixia; Mianma; Niuginê; Papua; Philippin; Thái Lan; Trung Quốc.
* Đặc điểm phân bố tại Khu
BTTN Pù Huống Hình 4.15: Bản đồ phân bố Kim giao núi đất
69
Trên 21 tuyến điều tra tại chúng tôi bắt gặp Kim giao núi đất(Nageia
wallichiana) tại 5 tuyến. Cho thấy rằng, loài này phân bố hẹp, gặp rải rác ở
khắp các khu vực Giơng chính Pù Huống Khu vực Bản Cướm, xã Diên Lãm huyện Quỳ Châu, Khu vực Trảng Tanh, Mộc Pàn...
d. Tổ thành loài cây mọc cùng
Kết quả nghiên cứu tổ thành các loài cây mọc cùng Kim giao núi đất tại 4 ô tiêu chuẩn 5 cây được thể hiện ở bảng 4.17 như sau:
Bảng 4.17: Loài cây ưu thế mọc cùng Kim giao núi đất
TT Tên loài Số cây Tỷ lệ tổ
thành (%)
I Loài ưu thế 18 78,3
1 Dẻ (Fagaceae) 5 21,7
2 Táu (Hopea siamensis) 5 21,7
3 Thị rừng (Diospyros sylvatica) 3 13,0
4 Re (Lauraceae) 3 13,0
5 Phân mã (Archidendron balansae) 2 8,7
II Loài khác (4) 5 21,7
Tổng: 24 23
Từ bảng 4.17 ta thấy, có 9 lồi cây mọc cùng với Kim giao núi đất, trong đó có 5 lồi ưu thế có số lần xuất hiện nhiều gồm 18 cây, tỷ lệ 78,3% còn lại là 4 lồi khác có số lần xuất hiện ít chiếm tỷ lệ 21,7%. Như vậy có thể khẳng định có 5 lồi cây bạn mọc cùng với Kim giao núi đá gồm Dẻ (Fagaceae), Táu (Hopea siamensis), Thị rừng (Diospyros sylvatica), Re (Lauraceae), Phân mã (Archidendron balansae).
e. Đặc điểm tái sinh
Kết quả điều tra tại 2 tuyến, kết hợp với điều tra ô dạng bản trong và ngoài tán 4 cây Kim giao núi đất trưởng thành không phát hiện thấy tái sinh tự nhiên. Điều này cần phải có các chương trình nghiên cứu tiếp theo để khẳng định và đề xuất giải pháp bảo tồn hợp lý
70
f. Các đe dọa
Kim giao núi đất có số lượng cá thể ít và phân bố rải rác, môi trường sống bị xâm phạm, bị khai thác, khả năng tái sinh và phát triển của cây tái sinh kém.
g. Hiện trạng bảo tồn
Lồi này khơng được đánh giá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị Định 32/2006/ NĐ-CP (2006). Theo Danh lục đỏ IUCN (2012) Kim giao núi đấtđược xếp ở mức Ít nguy cấp/ Sắp bị đe dọa (LR/nt). Theo Thông Việt Nam, Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn (2004) đề xuất qua đánh giá được đề nghị ở mức Sắp bị tuyệt chủng VUA2ac, B1ab(iii,v), B2ab (iii,v), C1, C2a(i).