4.3.2 .Dẻ tùng Vân Nam
3.5.6. Kim giao núiđá
- Tên phổ thông: Kim giao núi đá
- Tên khoa học: Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. - Tên khác: Kim gao
- Họ: Kim giao (Podocarpaceae)
a. Mô tả
Cây gỗ lớn, đường kính đến 40 - 60cm, cao 25 - 30m, thân thẳng, đơn trục, vỏ màu xám bạc bông thành mảng, gốc hơi có bạnh. Tán hình tháp đặc trưng cho các loài cây Hạt trần; cành mọc ngang hay hơi rủ từ khoảng 1/3 thân phía dưới. Lá màu xanh đậm, bóng, mọc đối hay gần đối, hình trái xoan dạng mác, đầu nhọn, gốc hình nêm, dài 8 - 18cm, rộng 4 - 5cm, dày, cứng, hệ gân hình cung chạy dọc theo mép lá khơng có gân ngang, mặt dưới có các lỗ khí, cuống lá dẹt, dài 5-7mm.Cây đơn tính khác gốc. Nón đực đơn độc hay chụm 3- 5 trên một cuống ở nách lá, hình trụ, dài 2 - 3cm. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá. Đế hạt hóa gỗ, khơng nạc dài 1,5 - 2cm. Hạt gần hình cầu, đường kính 1,5 - 1,8cm , màu lam thẩm, khi chín màu xám tím.
64
a b
Hình 4.12. Hình thái quả chín (a) cành lá (b) của Kim giáo núi đá
b. Sinh học và sinh thái
Mùa ra nón tháng 5, mùa quả tháng 10 - 11. Tái sinh bằng hạt tương đối dễ. Mọc rải rác trong rừng rậm thường xanh mưa mùa ẩm trên núi đất hay núi đá vôi ở độ cao từ 50 - 1000m.
c. Đặc điểm phân bố và diện tích phân bố
* Phân bố
Ở Việt Nam, gặp ở các tỉnhHà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hố, Nghệ An, Quảng Bình. Trên thế giới cịn gặp ở Nam Trung Quốc và có thể có ở Lào [11].
65
* Đặc điểm phân bố tại Khu BTTN Pù Huống
Trên 21 tuyến điều tra tại chúng tôi chỉ bắt gặp Kim giao núi đá (Nageia fleuryi) tại 2 tuyến trên núi đá vơi. Cho thấy rằng, lồi này phân bố hẹp, gặp rải rác ở khắp các khu vực Giơng chính Pù Huống và Khu vực từ Khe Cố sang Khe Mét xã Bình Chuẩn, huyện Con Cng thuộc tiểu khu 729, phân khu BVNN. Đặc điểm phân bố của loài Kim giao núi đá tại Khu BTTN Pù Huống chỉ mọc trên núi đá vôi, độ cao phân bố từ 627 - 825m (bình quân 725m), độ dốc từ 350 - 600 (bình quân 490).
d. Tổ thành loài cây mọc cùng
Kết quả nghiên cứu tổ thành các loài cây mọc cùng Kim giao núi đá tại 4 ô tiêu chuẩn 5 cây được thể hiện ở bảng 4.15 như sau:
Bảng 4.15 Loài cây ưu thế mọc cùng Kim giao núi đá
TT Tên loài Số cây thành (%) Tỷ lệ tổ
I Loài ưu thế 18 78,3
1 Dẻ (Fagaceae) 5 21,7
2 Táu (Hopea siamensis) 5 21,7
3 Bứa núi đá (Garcinia oblongifolia) 3 13,0
4 Re (Lauraceae) 3 13,0
5 Trai lý (Garcinia fagraeoides) 2 8,7
II Loài khác (4) 5 21,7
Tổng: 24 23
Từ bảng 4.15 ta thấy, có 9 lồi cây mọc cùng với Kim giao núi đá, trong đó có 5 lồi ưu thế có số lần xuất hiện nhiều gồm 18 cây, tỷ lệ 78,3% cịn lại là 4 lồi khác có số lần xuất hiện ít chiếm tỷ lệ 21,7%. Như vậy có thể khẳng định có 5 lồi cây bạn mọc cùng với Kim giao núi đá gồm Dẻ (Fagaceae), Táu núi đá (Hopea siamensis), Bứa núi đá (Garcinia
66
e. Đặc điểm tái sinh
Kết quả nghiên cứu cây tái sinh tại 32 ô dạng bản (trong tán và ngoài tán) xung quanh 4 cây Kim giao núi đá trưởng thành, kết quả nghiên cứu tái sinh được thể hiện ở bảng 3.20
Bảng 4.16: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của Kim giao núi đá
Ô nghiên cứu Tần số
xuất hiện Tỷ lệ (%) số cá thể theo chiều cao
Vị trí Số lượng Số ơ có Kim giao Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51-100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Trong tán 16 5 31,3 8 72,7 4 50 3 37,5 1 12,5 Ngoài tán 16 2 12,5 3 27,3 2 66,7 1 33,3 0 0 Tổng 32 7 21,9 11 100 6 54,5 4 36,4 1 12,5 * Mật độ và khả tái sinh
Từ bảng 4.16 cho thấy, khả năng tái sinh tự nhiên của Kim giao núi đá thấp, chỉ xuất hiện cây tái sinh 7/32 ô điều tra với tỷ lệ 21,9%. Số lượng cây tái sinh ít chỉ 11 cây trên 32 ô điều tra, tỷ lệ cây tái sinh ở vị trí ngồi tán thấp hơn vị trí trong tán.
* Cấp chiều cao cây tái sinh
Qua bảng 4.16 cho thấy, tỷ lệ cây tái sinh ở ba cấp nhiều cao là không đồng đều. Số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao <0,5m chiếm 54,5% và giảm dần khi cấp chiều cao của cây tái sinh tăng lên > 1m chỉ có 1 cây chiếm tỷ lệ 12,5%. Từ thực tế quan sát và kết quả trên có thể rút ra nhận xét là tại các khu vực nghiên cứu loài Kim giao núi đátái sinh kém và phát triển rất khó khăn, đây là áp lực lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây này.
67
f. Hiện trạng quần thể
Tại Khu BTTN Pù Huống khả năng gặp Kim giao núi đá ít, mọc rải rác, chỉ gặp 8 cây trên 21 tuyến điều tra. Tình hình sinh trưởng phát triển kém, hầu hết các cây gặp có đường kính ngang ngực nhỏ hơn 30cm, chiều cao nhỏ hơn10m.
g. Các đe dọa
Kim giao núi đá có số lượng cá thể ít và phân bố rải rác, môi trường sống bị xâm phạm, bị khai thác, khả năng tái sinh và phát triển của cây tái sinh kém.
h. Hiện trạng bảo tồn
Lồi này khơng được đánh giá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị Định 32/2006/ NĐ-CP (2006). Theo Danh lục đỏ IUCN (2012) Kim giao núi đáđược xếp ở mức Ít nguy cấp/ Sắp bị đe dọa (LR/nt). Theo Thông Việt Nam, Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn (2004) đề xuất qua đánh giá được đề nghị ở mức Sắp bị tuyệt chủng VUA2ac, B1ab(iii,v), B2ab (iii,v), C1, C2a(i).