3.2.2.1 Quy luật tương quan H/D
Chiều cao cũng là nhân tố tạo thành thể tích thân cây, nhưng chiều cao khó đo chính xác hơn đường kính ngang ngực (D) rất nhiều. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai đại lượng này đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu và đã tập hợp hàng loạt phương trình mô phỏng tương quan H/D. Với rừng tự nhiên nước ta, Đồng Sỹ Hiền (1974) [7] đề nghị sử dụng phương trình logarit hai chiều hoặc hàm mũ, tác giả cũng đã đề xuất khả năng sử dụng một phương trình chung cho những nhóm loài cây có tương quan H/D thuần nhất với nhau. Khi nghiên cứu về rừng tròng thuần loài đều tuổi ở nước ta, nhiều tác giả đã xác lập tương quan H/D theo các dạng sau:
H = a + b.D; (3.5)
H= a + b.Lg D; (3.6)
Và kết luận phương trình (3.6) là phù hợp hơn cả, Vũ Tiến Hinh (2000)[14] đã xác lập quan hệ H/D cho các loài Mỡ, Sa mộc, Thông đuôi ngựa.
Kế thừa những kết luận của các nghiên cứu trước về rừng trồng, luận văn không tiến hành thử nghiệm các dạng liên hệ, mà chỉ xác lập tương quan H/D theo dạng H = a + b.Log D cho từng ô tiêu chuẩn, theo tuổi, kết quả tổng hợp như sau:
- Hầu hết các ô tiêu chuẩn, đều tồn tại mối quan hệ giữa H/D với hệ số tương quan từ 0,6 – 0,9, nghĩa là H và D quan hệ tương đối chặt đến rất chặt;
-Hệ số tương quan tăng dần theo tuổi, có nghĩa là khi tuổi lâm phần tăng lên thì quan hệ giữa H và D càng chặt;
- Hệ số góc b của cả hai dòng U6 và PN2 biến động thấp trong cùng cấp tuổi; tuy nhiên lại biến động khá lớn ở các tuổi khác nhau; từ đó có thể dự đoán khả năng dùng chung phương trình cho từng dòng, theo từng cấp tuổi; khả năng dùng chung phương trình cho từng dòng cho các lâm phần và cấp tuổi khác nhau cần phải được kiểm tra.
Kết quả kiểm tra thuần nhất hệ số bi cho từng dòng và theo từng cấp tuổi của các lâm phần
a. Dòng U6
Biểu 3.10: Kết quả kiểm tra thuần nhất các phương trình tương quan H/D dòng U6 Tuổi Phương trình chung
cho các tuổi χ0.5 tính χ0.5tra bảng K.luận A B 2 H= 1,794+8,41.LogD 18,17 18,3 Thuần nhất 1,794 8,41 3 H= 2,33+11,49.LogD 17,4 18,3 Thuần nhất 2,33 11,49 4 H= 6,0+9,65.LogD 14,2 18,3 Thuần nhất 6,9 9,65 5 H= 0,504+16,4.LogD 15,86 18,3 Thuần nhất 0,504 16,4 6 H=-3,45+22,15.Log D 14,68 18,3 Thuần nhất -3,45 22,15
b. Dòng PN2
Biểu 3.11: Kết quả kiểm tra thuần nhất các phương trình tương quan H/D dòng PN2 Tuổi Phương trình chung
cho các tuổi χ0.5 tính χ0.5tra bảng K.luận A B 1 H =3,2+5,33.LogD 11,88 16,9 Thuần nhất 3,2 5,33 2 H =0,874+10,66.LogD 15,06 16,9 Thuần nhất 0,874 10,66 3 H =6,44+9,02.LogD 16,59 16,9 Thuần nhất 6,44 9,026 4 H =4,57+12,29.LogD 13,7 16,9 Thuần nhất 4,575 12,29 5 H =1,65 +16,1.LogD 7,91 16,9 Thuần nhất 1,65 16,09
Từ biểu trên cho thấy, hệ số bi là thuần nhất theo từng cấp tuổi và từng dòng; vì vậy, cho phép sử dụng chung phương trình tương quan H/D để xác định chiều cao H trong điều tra, kinh doanh rừng Bạch đàn dòng U6 và PN2 tại địa phương.
Vấn đề tiếp theo ở đây là có thể sử dụng chung phương trình tương quan H/D cho tất cả các lâm phần và cấp tuổi cho từng dòng U6 và PN2 tại địa phương hay không?, nếu được thì sẽ rất đơn giản trong việc xác định chiều cao của các cây trong lâm phần và việc tính toán trữ lượng lâm phần ở các cấp tuổi bất kỳ trở lên đơn giản hơn nhiều; kết quả kiểm tra thuần nhất được thể hiện ở biểu dưới đây:
Biểu 3.12: Kết quả kiểm tra thuần nhất
các phương trình tương quan chung H/D dòng U6 và PN2
Dòng χ0.5 tính χ0.5tra bảng K.luận
U6 589,5 67,5 K.thuần nhất
Từ kết quả trên cho thấy, chưa thể dùng phuơng trình tương quan H/D chung cho tất cả các lâm phần của từng dòng Bạch đàn cho các cấp tuổi.