Nghiên cứu hình dạng của 2 dòng U6 và PN2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và mô phỏng sinh trưởng bạch đàn (eucalyptus urophylla) dòng u6 và PN2 trồng thuần loài tại tỉnh phú thọ (Trang 53 - 58)

Biểu 3.15: Một số đặc trưng phân bố N-F0.1 Dòng Các chỉ tiêu đặc trưng phân bố

N Fbq SF0.1 SF%

U6 39 0,432 0,0323 7,5

PN2 34 0,425 0,038 8,8

Kết quả xác định một số đặc trưng phân bố N-F0.1 cho thấy hình số tự nhiên bình quân (Fbq) và hệ số biến động hình số tự nhiên (SF0.1%) của 2 dòng U6 và PN2 không chênh lệch nhiều, từ đó có thể kiểm tra thuần nhất về hình dạng giữa 2 dòng để quyết định lập biểu thể tích riêng cho từng dòng hay lập biểu thể tích chung.

3.3.1.2. Kết quả kiểm tra thuần nhất hình dạng dòng U6 và PN2

Toàn bộ kết quả tính toán được xử lý bằng phần mền SPSS 11.5, kết quả như sau:

Tiêu chuẩn Mann-Witney được áp dụng tốt khi dùng để kiểm tra thuần nhất, tiêu chuẩn này không phải đòi hỏi phương sai bằng nhau và tổng thể có phân bố chuẩn.

Kết quả kiểm tra cho thấy Sig = 0,442 >0,05; do vậy 2 mẫu được rút ra từ cùng một tổng thể, hay nói cách khác hình dạng (F0.1) của 2 dòng là thuần nhất. Từ kết quả kiểm tra trên, khẳng định là đối với 2 dòng U6 và PN2 có thể lập chung 1 biểu thể tích để sử dụng ở vùng Phú Thọ

0 2 4 6 8 10 12 0.38 0.4 0.42 0.44 0.46 0.48 0.5 F0.1 N i 0 1 2 3 4 5 6 7 8 0.34 0 36 0.38 0.4 0.42 0.44 0.46 F0.1 N i Phân bố N-F0.1dòng U6 Phân bố N-F0.1dòng PN2 Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn phân bố N-F0.1các dòng U6 và PN2 3.3.2. Lập biểu thể tích cây đứng cho 2 dòng U6 và PN2

Thể tích là chỉ tiêu cô đọng phản ánh kích thước của cây rừng, vì vậy nó có mối quan hệ chặt chẽ với đường kính và chiều cao thông qua một số dạng phương trình nào đó. Để có cơ sở lập biểu thể tích, đề tài thử nghiệm 3 dạng hay được sử dụng dưới đây:

V= K . Da. Hb (3.8)

V= a + b . H + c . (D2. H ) (3.9)

V= a + b . (D2. H ) (3.10)

Để lập biểu thể tích, đề tài sử dụng số liệu 85 cây ngả, trong đó có 73 cây được sử dụng lập phương trình, 12 cây không tham gia lập biểu để kiểm nghiệm phương trình, các cây này được chọn ngẫu nhiên.

Kết quả phân tích hồi quy và tương quan các phương trình thể tích được tổng hợp ở biểu sau:

Biểu 3.16: Kết quả phân tích tương quan V (h,d) các dạng phương trình

TT Phương trình R ta tb tc

3.16.1 V= 0,00009406.D1,826.H0,809 0,914 -24,6 9,47 4,1573.16.2 V= - 0,0109+0,0016.H+c.D2.H 0,8 -0,36 0,619 4,74 3.16.2 V= - 0,0109+0,0016.H+c.D2.H 0,8 -0,36 0,619 4,74 3.16.3 V= - 0,8 + 0,007.D2.H 0,8 0,83 11,2

Kết quả trên cho thấy, thể tích có quan hệ chặt chẽ với D, H; trong đó phương trình (3.16.1) có hệ số tương quan cao nhất, các tham số đều tồn tại (ta, tb, tc>t0,5). Để lựa chọn phương trình thích hợp nhất và đánh giá mức độ phù hợp của phương trình, luận văn đã tiến hành kiểm nghiệm trên cơ sở số liệu của 12 cây chặt ngả. Từ kết quả tính toán sai số xác định thể tích cây cá lẻ và kiểm tra sai dị giữa giá trị thể tích lý thuyết với thực nghiệm cho thấy:

- Sai số lớn nhất của phương trình là 11,39% và sai số nhỏ nhất là 0,468%;

- Sai số trung bình của phương trình là 2,67%; - Phương trình không có sai số hệ thống;

Từ kết quả kiểm tra cho thấy có thể sử dụng biểu thể tích lập được từ phương trình V=0,00009406.D1,826.H0,809để xác định thể tích cây đứng có vỏ cho 2 dòng Bạch đàn U6 và PN2

Tuy không có ô tiêu chuẩn chặt trắng để xác định sai số của phương trình khi xác định trữ lượng cho lâm phần, nhưng theo Đồng Sỹ Hiền (1974 )[7] nếu sai số xác định thể tích cây cá lẻ là N%, thì sai số khi xác lập thể tích cho tập hợp các cây của lâm phần là N , vì vậy biểu thể tích có thể dùng để xác định trữ lượng lâm phần.

Biểu thể tích 2 nhân tố lập theo D và H, trong đó cự ly D là 2 cm và cự ly H là 1 m.

Khi sử dụng biểu thể tích xác định trữ lượng lâm phần, cần tiến hành các bước công việc sau:

- Lập ô tiêu chuẩn đại diện 500 m2hoặc 250 m2 (nếu ở tuổi nhỏ); - Đo đường kính ngang ngực (d) của tất cả các cây trong ô;

- Đo chiều cao vút ngọn (h) tối thiểu 30 cây và xác lập đường cong chiều cao;

- Chỉnh lý số cây theo cỡ đường kính với cỡ 6, 8, 10… cm và xác định chiều cao cho từng cỡ kính thông qua đường cong chiều cao;

- Căn cứ và D, H từng cỡ tra biểu xác định trữ lượng của ô tiêu chuẩn và suy diễn ra trữ lượng M/ha.

Biểu thể tích thân cây đứng cả vỏ dòng Bạch đàn U6 và PN2 tại Phú Thọ Phương trình thể tích V=0,00009406.D1,826. H0,809 V(m3) D(cm) 6 8 10 12 14 16 18 20 H(m) 6 0.0127 7 0.0143 0.0250 8 0.0160 0.0278 0.04274 9 0.0176 0.0306 0.04701 10 0.0191 0.0333 0.05120 0.0727 11 0.0207 0.0360 0.05530 0.0786 12 0.0222 0.0386 0.05933 0.0843 0.1135

13 0.0237 0.0412 0.06330 0.0899 0.121114 0.0437 0.06721 0.0955 0.1285 0.1663 14 0.0437 0.06721 0.0955 0.1285 0.1663 15 0.0462 0.07107 0.1010 0.1359 0.1758 16 0.07488 0.1064 0.1432 0.1852 0.2324 17 0.07865 0.1117 0.1504 0.1945 0.2441 18 0.08237 0.1170 0.1575 0.2037 0.2556 0.3132 19 0.1223 0.1646 0.2128 0.2671 0.3272 20 0.1275 0.1715 0.2219 0.2784 0.3410 21 0.1784 0.2308 0.2896 0.3548 22 0.1853 0.2396 0.3007 0.3684 23 0.2484 0.3117 0.3819 24 0.2571 0.3226 0.3952 25 0.2658 0.3335 0.4085 26 0.3442 0.4217 27 0.3549 0.4348 28 0.3655 0.4477 29 0.4606 30 0.4734

3.4.Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của một số nhân tố điều tra lâm phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc và mô phỏng sinh trưởng bạch đàn (eucalyptus urophylla) dòng u6 và PN2 trồng thuần loài tại tỉnh phú thọ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)