Đã xác phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính (N-D), số cây theo chiều cao (N-H) và số cây theo đường kính (N-Dt);
- Mô phỏng các quy luật phân bố N-D, N-H, N-Dt bằng hàm Weibull, kết quả cho thấy hàm Weibull rất phù hợp khi mô phỏng phân bố số cây theo đường kính (N-D), số cây theo đường kính tán (N-Dt) và đã xác lập quy luật biến đổi của tham số αtheo tuổi (A) của lâm phần, từ đó làm cơ sở để xác lập phân bố lý thuyết chung cho N-D và N-Dt cho các lâm phần của dòng U6 và PN2; đây cũng là cơ sở dự đoán và xác định một số nhân tố điều tra lâm phần;
- Phân bố Weibull chưa phù hợp khi mô phỏng phân bố số cây theo chiều cao;
- Hệ số tương quan giữa đường kính ngang ngực (D) và chiều cao vút ngọn (H) của các ô tiêu chuẩn của cả 2 dòng từ chặt đến rất chặt, chúng tỏ trong lâm phần tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa đường kính và chiều cao các cây, đề tài đã xác lập tương quan h/d theo dạng H = a + b.logD cho từng ô tiêu chuẩn. Đề tài cũng đã xác lập được phương trình tương quan h/d chung cho từng cấp tuổi, cho từng dòng bạch đàn trên cơ sở kiểm tra thuần
nhất hệ số góc bi của các ô tiêu chuẩn, đây là kết quả quan trọng trong việc ứng dụng vào thực tế điều tra, kinh doanh loài cây này tại địa phương.
- Hệ số tương quan giữa đường kính ngang ngực (D) và đường kính tán (Dt) của các ô tiêu chuẩn của cả 2 dòng đều từ chặt đến rất chặt, đề tài đã xác lập phương trình tương quan Dt/D chung cho từng cấp tuổi cho từng dòng trên cơ sở kiểm tra thuần nhât hệ sô góc bi. Từ kết quả trên cho phép ứng dụng vào thực tế để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào lâm phần như điều chỉnh mật độ…