Hàng đợi có ưu tiên Priority Queueing [1]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bài toán hàng đợi có ưu tiên và mô phỏng ứng dụng (Trang 30 - 33)

Đối với lớp bài toán mô phỏng hàng đợi có ưu tiên thì một vấn đề cần phải quan tâm đó là làm thế nào để thể hiện được sự ưu tiên của các lớp sự kiện ở các mức độ khác nhau. Các công cụ mô phỏng cung cấp cách thức để người sử dụng có thể dễ dàng làm được điều đó.

Hình 2.1 Cách lấy gói tin của hàng đợi Priority Queueing

- Tính năng đặc biệt của Priority Queueing là ở bộ lập lịch. Priority Queueing lập lịch lưu lượng đảm bảo hàng đợi ưu tiên luôn được phục vụ trước. Với 4 mức ưu tiên: cao, trung bình, bình thường, và thấp. Nếu hàng đợi ưu tiên cao luôn có một gói đang chờ, bộ lập lịch luôn luôn lấy các gói trong hàng đợi ưu tiên cao. Nếu hàng đợi ưu tiên cao không có gói nào đang chờ nhưng có trong hàng đơi ưu tiên trung bình, một gói trong hàng đợi này sẽ được lấy và tiến trình cứ như thế tiếp tục.

- Bộ lập lịch Priority Queueing có một số thuận lợi và hạn chế. Các gói trong hàng đợi ưu tiên cao có thể đạt 100% băng thông liên kết, với độ trì hoãn nhỏ và độ biến động trễ nhỏ. Thật ra, khi nghẽn mạch, các gói trong hàng đợi ưu tiên thấp tốn nhiều thời gian phục vụ. Khi liên kết tắc nghẽn, các ứng dụng người dùng có thể ngừng làm việc nếu các gói đặt trong hàng đợi ưu tiên thấp.

- Priority Queueing phân lớp các gói dựa trên nội dung của các tiêu đề. Nó sử dụng tối đa 4 hàng đợi. Chỉ áp dụng chính sách hủy gói cuối hàng đợi (tail drop), mặt khác sau khi phân lớp các gói, nếu hàng đợi tương ứng đầy, các gói bị bỏ. Mặt khác, chiều dài mỗi hàng đợi là nguyên nhân ảnh hưởng đến độ trễ và mất gói. Thật ra, Priority Queueing có thể thiết lập chiều dài hàng đợi trở về giá trị 0, có nghĩa là chiều dài hàng đợi “không giới hạn”. (“không giới hạn” có nghĩa là khi bộ định tuyến ra ngoài vùng nhớ, các gói không thể lập lịch, tuy nhiên chúng ta gặp vấn đề rắc rối hơn việc lập lịch cho gói nếu bộ định tuyến ngoài vùng nhớ.)

Hình 2.2 Tiến trình gởi gói tin của Priority Queueing

1. Priority Queueing có thể phân lớp các gói sử dụng danh sách điều khiển truy cập ACL với giao thức lớp 3. Priority Queueing cũng có thể so trùng trực tiếp không cần sử dụng ACL, đầu vào, chiều dài gói và cổng TCP và UDP.

2. Hủy bỏ gói cuối hàng đợi là chính sách bỏ gói mặc định. 3. Số hàng đợi cực đại là 4.

4. Chiều dài hàng đợi cực đại có thể là 0, nghĩa là hàng đợi có chiều dài “không xác định” theo lý thuyết. Mặc định là 20, 40, 60 và 80 tướng ứng với các hàng đợi ưu tiên cao, trung bình, bình thường và thấp.

5. Bên trong một hàng đợi, Priority Queueing sử dụng hảng đợi FIFO.

6. Khi lập lịch các hàng đợi, Priority Queueing luôn phục vụ các hàng đợi ưu tiên cao trước.

- Khi ngõ xuất không tắc nghẽn (nói một cách khác TX không đầy), các gói mới đặt vào TX một cách trực tiếp. Khi TX đầy, Priority Queueing thể hiện việc lập lịch. Khi tất cả các hàng đợi Priority Queueing truyền hết các gói (TX không đầy), tắc nghẽn dịu đi. Các gói mới đến lại vào TX, cho đến khi nó đầy trở lại, nó sẽ khởi động tiến trình hàng đợi với Priority Queueing.

- Priority Queueing làm việc tốt trong các chính sách QoS cần xử lý một loại lưu lượng với khả năng phục vụ tốt nhất. Tuy nhiên, dịch vụ Priority Queueing với các hàng đợi thấp giảm nhanh chóng, làm cho Priority Queueing không thiết thực cho hầu hết các ứng dụng hiện nay. Chẳng hạn, việc chạy một kết nối FTP, một trình duyệt web, một cuộc gọi NetMeeting, và 2 cuộc gọi VoIP khi xuất, các kết nối TCP với lưu lượng HTTP và FTP thường xuyên vượt quá thời gian cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bài toán hàng đợi có ưu tiên và mô phỏng ứng dụng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)