Trong thực tế, với các yêu cầu của đầu vào hệ thống hay với mỗi một sự kiện được đưa vào hàng đợi sẽ có những mức độ ưu tiên khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu giải quyết và phân tích được bài toán ta cần gắn mức ưu tiên cho hàng đợi. Đối với ngôn ngữ mô phỏng GPSS, để đặt mức ưu tiên cho các khối lệnh ta có thể sử dụng câu lệnh PRIORITY hoặc sử dụng tham số thứ 5 trong câu lệnh GENERATE để đặt mức ưu tiên của sự kiện được phát sinh. Cú pháp:
Ví dụ: Với bài toán xếp hàng khám chữa bệnh tại bệnh viện (sẽ được trình bày
cụ thể ở chương 3), giả sử có hai đối tượng bệnh nhân có mức ưu tiên khác nhau đến khám như sau:
- Cứ khoảng 20 – 40 phút có một bệnh nhân có mức ưu tiên cao hơn đến khám, hàm GENERATE sẽ thực hiện như sau:
GENERATE 30,10,,,2
- Cứ khoảng 3 – 7 phút có một bệnh nhân có mức ưu tiên thấp hơn đến khám, hàm GENERATE sẽ thực hiện như sau:
GENERATE 5,2,,,1
Trong quá trình thực hiện mô phỏng, tại cùng một thời điểm nếu trong hàng đợi có hai đối tượng với hai mức ưu tiên khác nhau như trên thì đối tượng có mức ưu tiên cao hơn (mức 2) sẽ luôn được ưu tiên thực hiện trước các đối tượng có mức ưu tiên
thấp hơn (mức 1).
Kết luận chương
Trong chương này tập trung làm rõ hơn về hàng đợi có ưu tiên: các đặc điểm, tính chất, cách thức hoạt động, ưu nhược điểm của hàng đợi có ưu tiên. Đưa ra một số thuật toán lập lịch cho hàng đợi có ưu tiên như: First Come First Served (FCFS), Round robin(RR), Shortest Remain Time(SRT).
Tìm hiểu ngôn ngữ mô phỏng GPSS: cách thức hiện thực hóa bài toán hàng đợi có ưu tiên dựa trên các thao tác với GPSS. Đồng thời, tìm hiểu một số chức năng cơ bản của như:
Thao tác lệnh của GPSS: Thao tác lệnh - Blocks; thao tác khai báo, định nghĩa đối tượng; thao tác lệnh điều khiển; thao tác lệnh vận hành.
Các đối tượng trong GPSS: Đối tượng động; đối tượng điều hành; đối tượng thuộc về thiết bị; đối tượng tĩnh; đối tượng tính toán; đối tượng lưu trữ; đối tượng nhóm.
Block cơ bản trong GPSS: Block làm việc với Transactions; Facilities; Queue; các Blocks dùng để điều khiển dịch chuyển của Transactions; phân phối xác suất nội tại (Built-in Probability Distributions).
Chương 3
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ MÔ PHỎNG VÀ NHẬN XÉT