XUẤT HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO NGÀNH NƯỚC GIẢ

Một phần của tài liệu Nguyên cứu việc triển khai chiến lược marketing – mix ngành hàng nước giải khát có ga lấy ví dụ với hai thương hiệu 7UP và SPRITE tại thị trường việt nam (Trang 45 - 48)

GIẢI KHÁT CÓ GA

4.2.1. Chiến lược sản phẩm

1. Đa dạng hóa dòng sản phẩm

Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành hàng nước giải khát có ga đang vướng phải tình trạng đơn điệu danh mục sản phẩm, do đó các doanh nghiệp có thể mở rộng dòng sản phẩm của mình về chiều dài và chiều sâu cho thương hiệu. Các sản phẩm nước giải khát có ga hương trái cây như vị nho, vị dâu, vị cam,...cũng là một ý tưởng mới cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại dịch như hiện nay người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe nên các dòng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe sẽ được người tiêu dùng ưu tiên. Việc các thương hiệu nước giải khát có ga thêm vị từ các loại trái cây thiên nhiên có nhiều vitamin C, B6, B12,... sẽ thu hút sự quan tâm từ khách hàng về cho doanh nghiệp mình. Đồng thời thì việc hạn chế sử dụng các hóa chất và cắt giảm hàm lượng đường cũng cần được ưu tiêu để tránh các tranh cãi về ảnh hưởng sức khỏe người dùng mà nó đem lại.

2. Thiết kế bao bì, đóng gói

Các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát có ga phải thường xuyên cải tiến thiết kế bao bì cho sản phẩm để không gây nhàm chám và lỗi thời.

Với sản phẩm nước giải khát có ga hương trái cây, các doanh nghiệp có thể thiết kế bao bì sản phẩm có màu sắc chủ đạo giống với màu của trái cây. Hình ảnh thiết kế bắt trend giới trẻ, chọn gam màu lạnh sáng hoặc pastel gây cảm giác lạ nhưng thu hút; đồ họa theo hướng tích cực tươi sáng để tạo cảm giác sảng khoái, trẻ trung năng động.

4.2.2. Chiến lược giá

Để nước giải khát có ga là sản phẩm phổ biến được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam như hiện tại thì các doanh nghiệp đã có những mức giá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có thể kết hợp định giá trên sản phẩm và định giá theo đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp nhất cho mình.

Các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát có ga với sản phẩm nước giải khát có ga hương trái cây này các công ty đưa ra giá 10.000 VND cho một lon 330ml, 11.000 VND cho chai nhựa PET 330ml và 25.000 VND cho chai lớn 1,5 lít. Việc ra giá như vậy

so với mặt bằng chung của ngành hàng sẽ không quá đắt hay quá rẻ và so với phiên các phiên bản cũ thì nó có nhỉnh hơn. Nhưng như vậy sẽ không quá ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người tiêu dùng vì ngoài việc phù hợp với túi tiền của họ ra các doanh nghiệp cũng phải định giá sao cho phù hợp với đặc tính sản phẩm.

Tuy nhiên khi mới ra mắt sản phẩm các công ty lưu ý đến các chương trình khuyến mãi cho khách hàng khi mua theo lốc, thùng, số lượng nhiều... Song song với đó là đưa ra chính sách chiết khấu 20% áp dụng cho đại lý, nhà phân phối.

Với mục đích tối đa hóa sản phẩm bán ra và độ nhận diện cho sản phẩm các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát có ga lưu ý đưa ra mức giá hợp lý để mang đến trả nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng. Từ đó các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội để tăng thị phần và giành được lợi thế trên thị trường cạnh tranh.

4.2.3. Chiến lược phân phối

Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng ưa chuộng những kênh phân phối hiện hiện đại hơn là những cửa hàng tạp hóa truyền thống. Do đó, các doanh nghiệp bên cạnh giữ vững vị thế chiến lược phân phối như hiện tại thì cần tập trung vào việc phát triển các kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt là siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi như GS25, Ministop, Circle K,... các mô hình chuỗi nhà hàng nhất là những quán buffet có lượng khách hàng ghé qua nhiều và mua sắm online qua các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada,... nhiều hơn.

Đối với các điểm bán lẻ truyền thống, để nâng cao chất lượng kênh phân phối, ngoài việc tìm kiếm thêm các đối tác phân phối mới, các doanh nghiệp cần phải thắt chặt yếu tố kiểm soát, đặc biệt là về giá nhằm tránh trường hợp bán giá cao hơn thị trường do yếu tố địa lý, vùng miền. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín thương hiệu, gây ra những nghi ngại không đáng có cho người tiêu dùng nhất là người tiêu dùng vùng nông thôn.

4.2.4. Chiến lược xúc tiến

Thiết kế TVC, video, MV, tin tức mới theo xu hướng thị trường hiện nay. Cụ thể giới trẻ thời nay quan tâm đến những điều hướng tới thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Dựa vào thế mạnh là thiết kế dạng chai PET, các công ty có thể làm những chương trình, MV hay video ngắn nói về vấn đề này tuyên truyền những điều tích cực hướng tới môi tường và xã hội. Đặc biệt phải luôn đổi mới cách truyền thông sản phẩm để không bị một màu. Ngoài cách quảng cáo bằng xu hướng giới trẻ thì việc tôn vinh tình yêu không phân biệt giới tính cũng là ý tưởng đột phá để các doanh nghiệp tham khảo.

Ngoài ra, các công ty nên hợp tác với các nhà phân phối để xúc tiến thương mại. Hợp đồng thương mại nên có những điều khoản ràng buộc để hỗ trợ nhà phân phối trong hoạt động quảng cáo của công ty, trưng bày biển quảng cáo, banner của thương hiệu được

đặt ở vị trí tốt, thu hút, bắt mắt và dễ thấy.

Tóm tắt chương 4

Tác giả nhận thấy được những tích cực và tiêu cực trong chiến lược Marketing – mix của các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát có ga tại thị trường Việt Nam. Hầu hết các chiến lược chiêu thị, xúc tiến thương mại và kênh phân phối của các doanh nghiệp đều đạt được những thành công và lợi thế nhất định. Bên cạnh đó, các công ty vẫn còn vướng nhiều tin tức bất lợi về sức khỏe người dùng mà sản phẩm mang lại gây trở ngại trong việc tiêu thụ sản phẩm và các chương trình quảng bá sản phẩm còn hạn chế về mặt thời gian.

Để giúp các doanh nghiệp khắc phục những yếu điểm trên thì tác giả đã đưa ra một số giải pháp. Về chiến lược sản phẩm tác giả đưa ra giải pháp đa dạng dòng sản phẩm, loại bỏ hóa chất và cắt giảm lượng đường bằng cách thêm hương vị trái cây để lấy vị ngọt tự nhiên và các vitamin có trong trái cây. Về chiến lược giá, giá cả vừa phù hợp với túi tiền người tiêu dùng vừa phù hợp với giá trị sản phẩm, kết hợp định giá trên sản phẩm và định giá cạnh tranh. Chiến lược phân phối, đẩy mạnh tập trung vào các kênh phân phối hiện đại và các sàn thương mại điện tử. Chiến lược xúc tiến, quảng cáo theo hình thức video, clip với chủ đề lấy cảm hứng từ việc bảo vệ môi trường, hướng đến xã hội và tôn vinh tình yêu không giới tính.

Chương 5 KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Bài báo cáo đã mang lại cơ sở lý luận sâu sắc về chiến lược Marketing, đặc biệt là chiến lược Marketing – mix. Đồng thời đưa ra những số liệu chứng minh, phân tích kỹ càng nhu cầu sử dụng nước giải khát có ga cũng nhu xu hướng tiêu dùng của người dân Việt trong thời điểm hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, bài báo cáo còn phân tích việc triển khai chiến lược Marketing – mix của hai thương hiệu chiếm thị phần cao nhất nhì Việt Nam hiện nay là 7UP và SPRITE trong ngành hàng nước giải khát có ga. Từ đó, theo cái nhìn khách quan, tác giả đánh giá và nhận xét nêu ra những ưu nhược điểm của thị trường nước giải khát có ga ở Việt Nam hiện nay thông qua hai thương hiệu đã phân tích. Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá, tác giả đã đề xuất ra những phương pháp và hướng phát triển cụ thể tiếp theo cho ngành hàng nước giải khát có ga nhằm một phần nào giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hơn và tiếp tục giữ vững, phát triển vị thế trên thị trường Việt Nam.

5.2. Khuyến nghị

Ngành hàng nước giải khát có ga là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn phát triển tại Việt Nam. Với các sản phẩm mới lạ, phù hợp thì doanh nghiệp sẽ có khả năng thành công cao và chiếm được lợi thế trước nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và liên tục thay đổi của khách hàng, đặc biệt với đối tượng khách hàng có nhu cầu thưởng thức thức uống có ga như giới trẻ, doanh nghiệp phải nỗ lực nghiên cứu hành vi và tâm lý khách hàng để đưa ra những chiến lược sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ.

Bên cạnh đó, các công ty cũng nên duy trì, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển tính đa dạng trong ngành hàng nước giải khát có ga, luôn luôn cải tiến máy móc và áp dụng các công nghệ hiện đại trong ngành hàng này, cho ra mắt những sản phẩm tốt nhất không hóa chất gây hại khi đến tay người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nguyên cứu việc triển khai chiến lược marketing – mix ngành hàng nước giải khát có ga lấy ví dụ với hai thương hiệu 7UP và SPRITE tại thị trường việt nam (Trang 45 - 48)