Kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phừng, khu vực huyện luông pha bang, tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 69)

Trong tổng số 71 loài tầng cây cao, 84 loài lớp cây tái sinh thuộc 32 họ thực vật đã đƣợc điều tra và nghi nhận trong kiểu rừng khôp. Thành phần loài thực vật thuộc họ Dầu trong tổng số họ có phân bố, đƣợc thống kê trong bảng 4.19.

Bảng 4.19. Thành phần loài cây họ Dầu phân bố trong Rừng cây lá rộng rụng lá TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

I 7 loài họ Dầu 37.09 46.68 41.87

1 Cà chắc Shorea obtusa

Wall. ex Blume Mai Chik 16.29 17.51 16.9 2 Dầu đồng

Dipterocarpus tuberculatus

Roxb.

Mai Khen yong 6.76 12.34 9.55

3 Dầu tra beng Dipterocarpus obtusifolius Teijsm. ex Miq. Mai Sad 6.24 9.97 8.1

4 Cẩm liên Shorea siamensis

Miq. Mai Hang 4.51 4.04 4.27

5 Sến đỏ Shorea

roxburghii G.Don

Mai Khen Kha

yom 1.56 1.65 1.6

6 Dầu trai Dipterocarpus

intricatus Dyer Mai Sabeng 1.04 0.83 0.93

7 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don Mai Yang na 0.69 0.34 0.52 II 64 loài khác/ 31 họ 62.91 53.32 58.13 Tổng I + II 71 loài 10 họ 100 100 100

Nhận xét: kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá, trong tổng số 71 loài thực vật phân bố thuộc 32 họ khác nhau, thực vật họ Dầu có 7 loài. Kết quả điều tra, thống kê khu bảo tồn, luận văn đƣợc ghi nhận 14 loài (mục 4.1), với số lƣợng 7/14 loài cho thấy, kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá có số lƣợng loài phân bố chiếm 50% tổng số loài cây thuộc họ Dầu. Thực vật họ Dầu phân bố rải rác hoặc thành các quần thụ hỗ giao với các loài khác. Loài cây ƣu thế tham gia trong tổ thành loài cây gồm: Cà chắc (Shorea obtusa Wall. ex Blume), có hệ số quan trọng loài (IV), chiếm 16,9%, Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus

Roxb.), chiếm 9,55%, Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius Teijsm. ex Miq.), chiếm 81,%. Thấp nhất loài Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don) chiếm 0,52%. Các loài còn lại (64) chiếm 58,13%.

Đặc điểm đặc trƣng kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá trong khu bảo tồn - Địa hình: (i). Độ cao, kết quả điều tra và khoanh vẽ trên bản đồ địa hình, kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá trong khu vực nghiên cứu nằm trên đai độ độ cao từ 90 đến 170 mét so với mực nƣớc biển. (ii). Độ dốc. Kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá trong khu vực có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nơi có độ dốc lớn nhất không quá 8 độ (OTC số 7), độ dốc trung bình trên toàn kiểu rừng 4 - 5 độ. (iii). Hƣớng phơi. Vì độ dốc nhở, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, các loài thực vật họ Dầu có hƣớng phơi đa dạng, theo 4 hƣớng chiếu khác nhau (Đông – Tây – Nam – Bắc), đều có thể quan sát đƣợc. Tuy nhiên, những OTC điều tra các hƣớng Đông Nam thƣờng có số loài cây phân bố nhiều trong đó có cây họ Dầu.

- Thổ nhƣỡng: (i). Loại đất, kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá phân bố trên loại đất feralit phát triển trên sa thạch, có tầng đất dầy, mát. (ii). Độ dầy tầng đất.Chiều dầy bình quân lớp đất mặt đạt 0,85 m.

Hình 4.4. Rừng cây lá rộng rụng lá hỗn loài

4.3.2. Kiểu rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá

Trong tổng số 54 loài tầng cây cao, 59 loài lớp cây tái sinh thuộc 26 họ thực vật đã đƣợc điều tra và nghi nhận trong kiểu thƣờng xanh nửa rụng lá. Thành phần loài thực vật thuộc họ Dầu trong tổng số họ có phân bố, đƣợc thống kê trong bảng 4.20.

Bảng 4.20. Thành phần loài cây họ Dầu phân bố trong rừng LRTXNRL

TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

I 5 loài họ Dầu 12.03 17.08 14.55

1 Sao đen Hopea odorata

Roxb. Mai Khen yong 7.57 13.37 10.47

2 Dầu lá bóng Dipterocarpus turbinatus C.F.Gaertn. Mai Yangdol 1.34 1.57 1.45 3 Chò đen Parashorea

stellata Kurz Mai hao 1.34 0.88 1.11

4 Sến đỏ Shorea roxburghii G.Don

Mai Khen Kha

yom 1.11 0.89 1 5 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don Mai Yang na 0.67 0.37 0.52 II 49 loài khác/ 25 họ 87.97 82.92 85.45 Tổng I + II 54 loài 26 họ 100 100 100

Nhận xét: kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá, trong tổng số 54 loài thực vật phân bố thuộc 26 họ khác nhau, thực vật họ Dầu có 5 loài, chiếm 35,7% tổng số loài cây thuộc họ Dầu. Thực vật họ Dầu phân bố rải rác hoặc

thành các quần thụ hỗ giao với các loài khác. Loài cây ƣu thế tham gia trong tổ thành loài cây gồm: Sao đen (Hopea odorata Roxb.), có hệ số quan trọng loài (IV), chiếm 10,47 %,

Loài thực vật ƣu hợp trên kiểu rừng LRTXNRL là Kơ nia (Irvingia malayana Oliv.) thuộc họ Kơ nia, Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) thuộc họ Đậu.

Đặc điểm đặc trƣng kiểu lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá trong khu bảo tồn - Địa hình: (i). Độ cao, kết quả điều tra và khoanh vẽ trên bản đồ địa hình, kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá trong khu vực nghiên cứu nằm trên đai độ độ cao từ 90 đến 210 mét (điểm cao nhất trong khu bảo tồn) so với mực nƣớc biển. (ii). Độ dốc. Kiểu rừng LRTXNRL trong khu vực có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nơi có độ dốc lớn nhất không quá 11 độ, độ dốc trung bình trên toàn kiểu rừng 5 -7 độ. (iii). Hƣớng phơi. Vì độ dốc nhỏ, địa hình tƣơng đối bằng phăng, các loài thực vật họ Dầu có hƣớng phơi đa dạng, theo 4 hƣớng chiếu khác nhau (Đông – Tây – Nam – Bắc), đều có thể quan sát đƣợc.

- Thổ nhƣỡng: (i). Loại đất, kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá phân bố trên loại đất feralit phát triển trên sa thạch, có tầng đất dầy, mát. (ii). Độ dầy tầng đất. Chiều dầy bình quân lớp đất mặt đạt 0,65 m.

4.3.3. Kiêu rừng ngập mước ngọt định kỳ

Trong tổng số 43 loài tầng cây cao, 54 loài lớp cây tái sinh thuộc 24 họ thực vật đã đƣợc điều tra và nghi nhận trong kiểu rừng ẩm ƣớt, bán ngập chạy song song theo 3 con sông chính: Sống Bang Hieng chạy từ Đông sang Tây trở thành danh giới phía nam, sông Koum Kam chạy xuyên qua khu bảo tồn từ Bắc xuống Nam và sông Tha Mouk chảy từ phía Bắc xuống Nam trở thành ranh giới phía Đông của khu bảo tồn. Ngoài ra, còn rất nhiều sông suối nhỏ khác. Tại khu bảo vệ nghiêm ngặt có 2 con suối quan trọng đó là suối Pha Leng và suối Tou Pang. Thành phần loài thực vật thuộc họ Dầu trong tổng số họ có phân bố, đƣợc thống kê trong bảng 4.21.

Bảng 4.21. Thành phần loài cây họ Dầu phân bố trong rừng ngập nƣớc ngọt định kỳ TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

I 6 loài họ Dầu 27.67 26.8 27.27

1 Vên vên Anisoptera costata

Korth Mai bark 10.93 10.74 10.84 2 Táu muối Vatica odorata (Griff.)

Symington Mai Si 6.43 6.41 6.45

3 Dầu mít Dipterocarpus costatus

C.F.Gaertn. Mai Yang deng 4.06 4.46 4.26 4 Chò nâu Dipterocarpus retusus

Blume Mai yang dong 2.94 2.32 2.63 5 Dầu rái Dipterocarpus alatus

Roxb. ex G.Don Mai Yang na 2.31 1.74 2.03 6 Sến đỏ Shorea roxburghii

G.Don

Mai Khen Kha

yom 1 1.13 1.06

II 37 loài khác/ 23 họ 72.33 73.2 72.73

Nhận xét: kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá, trong tổng số 43 loài thực vật phân bố thuộc 26 họ khác nhau, thực vật họ Dầu có 6 loài, chiếm 42,85% tổng số loài cây thuộc họ Dầu. Thực vật họ Dầu phân bố rải rác hoặc thành các quần thụ hỗ giao với các loài khác. Loài cây ƣu thế tham gia trong tổ thành loài cây gồm: Vên vên (Anisoptera costata Korth), có chỉ số quan trọng loài đạt 10,84%, Táu muối (Vatica odorata (Griff.) Symington), đạt 6,45%.

Loài thực vật ƣu hợp trên kiểu rừng ẩm ƣớt, bán ngập là Vên vên (Anisoptera costata Korth), thuộc họ Dầu, Lim vàng (Peltophorum dasyrrhachis (Miq.) Kurz) thuộc họ Đậu, Táu muối (Vatica odorata

(Griff.) Symington), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jack) Dyer), thuộc họ Bứa.

Đặc điểm đặc trƣng kiểu rừng trong khu bảo tồn

- Địa hình: (i). Độ cao, kết quả điều tra và khoanh vẽ trên bản đồ địa hình, kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá tro ng khu vực nghiên cứu nằm trên đai độ độ cao < 100 mét so với mực nƣớc biển. (ii). Độ dốc. Kiểu rừng ẩm ƣớt, bán ngập trong khu vực có địa hình dốc nhất trong khu vực, nơi có độ dốc lớn nhất 20 độ , độ dốc trung bình trên toàn kiểu rừng 10 -12 độ. (iii). Hƣớng phơi.Vì kiểu rừng chạy song song theo các con sông chính nên hƣơng phơi chính hƣớng ra phía lòng sông.

- Thổ nhƣỡng: (i). Loại đất, kiểu rừng bố trên loại đất feralit phát triển trên sa thạch, có tầng đất dầy, ẩm ƣớt. (ii). Độ dầy tầng đất. Chiều dầy bình quân lớp đất mặt đạt 0,5 m.

Hình 4.7. Ƣu hợp cây họ Dầu trong kiểu rừng ngập nƣớc định kỳ

4.3.4. Kiểu rừng núi đât thấp kết hợp gieo trồng lúa nương

Trong tổng số 14 loài tầng cây cao, thuộc 10 họ thực vật đã đƣợc điều tra và nghi nhận trong kiểu rừng lúa nƣơng. Thành phần loài thực vật thuộc họ Dầu trong tổng số họ có phân bố, đƣợc thống kê trong bảng 4.22.

Bảng 4.22. Thành phần loài cây họ Dầu phân bố trong rừng lúa nƣơng

TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Lào

I 2 loài họ Dầu 25.00 20.39 22.7

1 Dầu đồng Dipterocarpus

tuberculatus Roxb. Mai Khen yong 12.5 10.39 11.45 2 Cà chắc Shorea obtusa Wall.

ex Blume Mai Chik 12.5 10 11.25

II 12 loài khác/ 9 họ 75.00 79.61 77.3

Nhận xét: kiểu rừng lúa nƣơng, trong tổng số14 loài thực vật phân bố thuộc 10 họ khác nhau, thực vật họ Dầu có 2 loài, chiếm 14,28% tổng số loài cây. Thực vật họ Dầu phân bố rải rác với các loài khác. Loài cây ƣu thế tham gia trong tổ thành loài cây gồm: Vên vên (Anisoptera costata Korth), có chỉ số quan trọng loài đạt 10,84%, Táu muối (Vatica odorata (Griff.) Symington), đạt 6,45%

Loài thực vật ƣu hợp trên kiểu rừng lúa nƣơng là Dầu đồng (Anisoptera costata Korth), Cà chác (Shorea obtusa Wall. ex Blume) thuộc họ Dầu, Trâm móc (Peltophorum dasyrrhachis) thuộc họ Đào kim nƣơng.

Đặc điểm đặc trƣng kiểu rừng trong khu bảo tồn

- Địa hình: (i). Độ cao, kết quả điều tra và khoanh vẽ trên bản đồ địa hình, kiểu rừng trong khu vực nghiên cứu nằm trên đai độ độ cao 50 đén 70 mét so với mực nƣớc biển. (ii). Độ dốc. Kiểu rừng lúa nƣơng trong khu vực có địa hình bằng phẳng nhất trong khu vực, nơi có độ dốc rất nhỏ, trên dƣới 3 độ. Hƣớng phơi.Vì kiểu rừng năm tiếp giáp với kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá, trên các thung lũng phẳng nhìn ra hƣớng dòng song chính.

- Thổ nhƣỡng: (i). Loại đất, kiểu rừng bố trên loại đất feralit phát triển trên sa thạch, có tầng đất dầy, mát và ẩm ƣớt. (ii). Độ dầy tầng đất. Chiều dầy bình quân lớp đất mặt đạt 1 m.

4.4. Hoạt động bảo vệ và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài họ Dầu trong khu vực khu vực

Đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với loài loài thực vật họ Dầu phục vụ cho đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

Điểm mạnh

-Loài thực vật họ Dầu bản địa. -Giá trị gỗ bán trên thị trƣờng rất cao -Không phải đóng thuế, phí vận chuyển và thƣơng lái luôn đến tận vùng đệm Khu bảo tồn để mua gỗ nếu có nguồn cung cấp

Điểm yếu

- Thiếu kinh nghiệm nâng cao giá trị sản phẩm

- Thiếu kinh nghiệm trong quản lý, khai thác bền vững nguồn thực vật họ Dầu

- Thiếu hiểu biết về thông tin thị trƣờng tiêu thụ

- Luật pháp còn kém hiệu lực ngăn chặn khai thác, buôn bán

Cơ hội

- Nâng cao giá trị bằng cách chế biến đồ gỗ - Cải thiện đời sống cho ngƣời dân - Nhu cầu tiêu thụ đang tăng cao

- Nhân giống, trồng thuần loài cung cấp gỗ lớn hoặc hỗn giao các loài thực vật họ Dầu tại những khu đất trống còn lại trong khu bảo tồn

Thách thức

- Tài nguyên loài thực vật họ Dầu trong tự nhiên bị cạn kiệt mạnh. - Độc quyền của các thƣơng lái

Dựa trên các kết quả nghiên cứu về thành phần loài, đa dạng giá trị bảo tồn theo Danh Lục Đỏ Thế giới, Sách Đỏ Lào và công ƣớc về buốn bán động, thực vật hoang dã hiện nay cũng nhƣ kết quả nghiên cứu, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức đặt ra đối với các loài thực vật rừng nói chung và loài thực vật họ Dầu nói riêng.

Hiện nay, xã hội đang có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng gỗ các loài cây họ Dầu. Trên thực tế gỗ cung cấp để phục vụ nhu cầu của cuộc sống chủ yếu đƣợc khai thác trong rừng tự. Với mục tiêu quản lý khu bảo tồn một cách bền vững, trong những năm qua khu bản tồn đã đề ra nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn thực vật họ Dầu hiện có, cụ thể:

(i). Thực thi nghiêm túc luật Lâm nghiệp của Lào tại khu bảo tồn.

(ii). Thực thi đầy đủ công ƣớc Quốc tế về cấm buôn bán động, thực vật nguy cấp. (iii). Điều tra thành phần loài thực vật, xây dựng hồ sơ quản lý.

(iv). Thiết lập các phân khu bảo vệ…. thì cần xây dựng thêm một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên loài thực vật họ Dầu tạ khu phân bố tự nhiên nhƣ sau:

- Xây dụng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên loài thực vật họ Dầu rừng một cách có hiệu quả mà không làm ảnh hƣởng đến giá trị tài nguyên và tính đa dạng sinh học nơi đây.

Mặt khác, để quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên loài thực vật họ Dầu rừng, khu bảo tồn cần triển khai: Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài thực vật họ Dầu. Từ đó làm có sở để triển khai, nhân rộng mô hình cho ngƣời dân trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Nội dung thực hiện hai giải pháp nhƣ sau

4.4.1. Bảo tồn tại chỗ (In situ) kết hợp xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong khai thác sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên cây họ Dầu

Một trong các cách thức bảo tồn quan trọng và tốt nhất để bảo tồn và phát triển loài cây họ Dầu, nhất là loài cây họ Dầu rất nguy cấp: loài Táu muối (Vatica odorata (Griff.) Symington), tên phổ thông Lào Mai Si. Hai loài đang nguy cấp: Dâu trai (Dipterocarpus intricatus Dyer), tên phổ thông Lào

Mai Sabeng, Vên vên (Anisoptera costata Korth), tên phổ thông Lào Mai Bark. Bảo tồn nguyên vị khu vực phân bố và điều kiện sống tự nhiên của chúng. Do vậy, bảo tồn tại chỗ phải đƣợc bắt đầu bằng nghiên cứu điều kiện sinh thái học cơ bản từng loài cât họ Dầu tại khu vực bao gồm: đánh giá thành phần loài, nội dung đã đƣợc nghiên cứu và cho kết quả trong phần kết quả, mục 4.1 của luận văn này. Số lƣợng cá thể của từng loài, loài thƣờng gặp, loài ít gặp và loài hiếm gặp và vị trí địa lý tự nhiên thích hợp cho loài sinh trƣởng và phát triên.

Kết quả làm việc với: (i). Ban lãnh đạo khu bảo tồn; (ii). Lãnh đạo 4 bản và 3 huyện có chung địa bàn quản lý hành chính đã xác định và lập ra khu vự bảo vệ cho loài cây họ Dầu nhƣ sau.

- Toàn bộ diện tích lô rừng có loài họ Dầu đang nguy cấp và sẽ nguy cấp phân bố tự nhiên đều là khu vục bảo vệ nghiêm ngặt. Kết quả phân khu bảo tồn nghiêm ngăt, khu gây trồng đƣợc thể hiện trên hình 4.9.

Trong đó: KBVNN là khu bảo vệ nghiên ngặt loài cây hộ Dầu nguy cấp, sẽ nguy cấp; KGT là khu gây trồng các loài cây họ Dầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phừng, khu vực huyện luông pha bang, tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)