Rừng lá rộng nửa rụng lá (RLRNRL)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phừng, khu vực huyện luông pha bang, tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 53)

4.2.2.1. Tầng cây cao

Kết quả điều tra, xác định số lƣợng loài và số lƣợng cá thể và thứ tự loài đƣợc thống kê trong bảng 4.7 (tên từng loài thực vật xem chi tiết trong phần phụ lục 4.3).

Bảng 4.7. Thành phần loài và chỉ số quan trọng loài tầng cây cao RLRTXNRL TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Họ

I 6 loài 40.54 52.17 46.35

1 Kơ nia Irvingia malayana Oliv.

(Cơ nia)

Irvingiaceae 14.92 17.01 15.96 3 Sao đen Hopea odorata

Roxb. Dầu (Dipterocarpaceae) 7.57 13.37 10.47 4 Xoay Dialium cochinchinensis Pierre Đậu (Fabaceae) 4.9 10.11 7.51 5 Gõ mật Sindora siamensis

Teijsm. & Miq. Đậu (Fabaceae) 7.8 6.86 7.33 6 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Kurz Bằng lăng (Lythraceae) 5.35 4.82 5.08 II 46 loài khác 53.04 42.54 53.65 Tổng I + II 54 loài 32 họ 100 100 100

Trong đó: Ni%: là tỷ lệ % số cây của loài i so với tổng số cây (N)/ha. Gi%: là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang (G)/ha. IV %: là chỉ số quan trọng của loài (i)/ha.

Nhận xét: Kết quả điều tra thành phần, số lƣợng cá thể của từng loài tính trên ha trong kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh, nửa rụng lá cho thấy:

- Tổng số loài thực vật đƣợc ghi nhận là 54 loài, các loài chính gồm: Kơ nia (Irvingia malayana Oliv.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre), v.v.

- Tổng số 54 loài đƣợc ghi nhận thuộc 26 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài ƣu hợp: họ Dầu (Dipterocarpaceae), có 5 loài, họ Đại kích (Euphorbiaceae), có 4 loài, các họ còn lài có từ 3 đến 1 loài.

- Chỉ số quan trọng loài

Kết quả tính toán trong bảng 4.7 cho thấy: trong tổng số 54 loài, có 6 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Nhƣ vậy, kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá tại khu bảo tồn có 6 loài ƣu thế.

Công thức tổ thành

15,96Kn + 10,47Sđ +7,51X +7,33Gm + 5,08 Bl + 53,65CLK

Trong đó: Kn: Kơ nia; Sđ: Sao đen; Dtb: Dầu tra beng; Cx: Cẩm xe và CLK: Các loài khác.

- Các chỉ số đa dạng loài

Kết quả tính toán chỉ số đa dạng loài cây trong kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lad đƣợc tổng hợp trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Chỉ số đa dạng loài cây cao trên kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá Chỉ số đa dạng loài

∑ ni ∑N R Δsi Δsh

1601 43 1,07 0,95 1,43

Trong đó: ∑ ni: là tổng số cây/ha. ∑N: là tổng số loài/ha.

Mức độ phong phú loài là khá cao R = 2,07. Với chỉ số R cho thấy, các loài xuất hiện tại khu vực hay bắt gặp (++)

- Mức độ chiếm ưu thế loài (Chỉ số Simpson).

Chỉ số Δsi = 0,95. Kết quả trên cho thấy, loài cây chiếm ứu thế có chỉ số cao.

- Chỉ số đa dạng loài Shannon -Wiener (Δsh)

Chỉ số đa dạng Δsh = 1,432, mức độ đa dạng loài trung bình.

4.2.2.2. Lớp cây tái sinh

- Thành phần loài cây tái sinh

Kết quả điều tra, xác định số lƣợng loài và số lƣợng cá thể và thứ tự loài đƣợc thống kê trong bảng 4.9 (tên từng loài thực vật tái sinh xem chi tiết trong phần phụ lục 4.4).

Bảng 4.9. Thành phần loài và chỉ số quan trọng loài cây tái sinh

TT Loài cây ni Ki (%)

Việt Nam Khoa học Họ

I 7 loài

1 Kơ nia Irvingia malayana Oliv. (Cơ nia) Irvingiaceae 93 9.95 2 Sao đen Hopea odorata Roxb. Dầu

(Dipterocarpaceae) 85 9.09 3 Xoay Dialium cochinchinensis

Pierre Đậu (Fabaceae) 61 6.52

4 Gõ mật Sindora siamensis

Teijsm. & Miq. Đậu (Fabaceae) 54 5.78 5 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Kurz Bằng lăng (Lythraceae) 52 5.56 6 Cóc rừng Spondias pinnata (L.f.) Kurz Đào lộn hột (Anacardiaceae) 50 5.35

TT Loài cây ni Ki (%)

Việt Nam Khoa học Họ

nhiều hoa floribunda Jack (Lythraceae)

II 52 loài khác 493 52.62

Tổng I + II 59 loài 32 họ 100

Trong đó: ni: là tổng số cây tái sinh.

Ki: là hệ số tổ thành của tầng cây tái sinh.

Nhận xét: Kết quả điều tra thành phần, số lƣợng cá thể của từng loài cây tái sinh tính theo ha trong kiểu lá rộng thƣờng xanh cho thấy:

- Tổng số loài cây tái sinh đƣợc ghi nhận là 59, thuộc 27 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ứu thế là: họ Đậu (Fabaceae), có 9 loài. Họ Dầu (Dipterocarpaceae) , có 5 loài. Họ Đại kích (Euphorbiaceae), có 8l oài, v.v.

- Hệ số tổ thành loài cây tái sinh (Ki)

Công thức tổ thành.

9,95Kn + 9,09Sđ +6,52X +5,78Gm + 5,56 Bl + 5.35 Cr + 5,13 Blnh 53,65CLK

Trong đó: Kn: Kơ nia; Sđ: Sao đen; X: Xoay; Gm: Gõ mật; Bl: Bằng lăng; Cr: Cóc rừng và CLK: Các loài khác.

- Các chỉ số đa dạng loài cây tái sinh

Kết quả tính toán chỉ số đa dạng loài cây tái sinh trong kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá đƣợc tổng hợp trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Chỉ số đa dạng loài cây tái sinh trên kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá

Chỉ số đa dạng loài

∑ ni ∑N R Δsi Δsh

519 59 2,16 0,94 1,87

Trong đó: ∑ ni: là tổng số cây/ha. ∑N: là tổng số loài/ha.

- Mức độ phong phú loài R.

Mức độ phong phú loài là khá cao R = 2,16. Với chỉ số R cho thấy, các loài xuất hiện tại khu vực thƣờng bắt gặp (++)

- Mức độ chiếm ưu thế loài (Chỉ số Simpson).

Chỉ số Δsi = 0,94. Kết quả trên cho thấy, loài cây chiếm ứu thế có chỉ số cao.

- Chỉ số đa dạng loài Shannon -Wiener (Δsh)

Chỉ số đa dạng Δsh = 1,87, mức độ đa dạng loài khá cao.

4.2.2.3. Cây bụi, thảm tươi

Kết quả nghiên cứu, tính toán các đặc trƣng về loài cây bụi, thảm tƣơi, đặc trƣng về chiều cao bình quân, tỷ lệ che phủ mặt đƣợc tổng hợp trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Chiều cao, tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tƣơi

Kiểu rừng Hcb,tt (m) Tỷ lệ che phủ (%)

LRTXNRL 0,72 38,74

Trong đó: Hcb,tt là chiều cao trung bình của các cây bụi thảm tươi (m)

Các loài cây bụi, thảm tƣơi bao gồm : Dƣơng sỉ, Dong riềng, Ba gạc, Ớt sừng, Riềng gió, Sa nhân, chuối rừng,v.v.

Chiều cao bình quân: chiều cao bình quân cây bụi, thảm tƣơi trên kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá – 0,72 m. Tỷ lệ che phủ cây bụi, thảm tƣơi, mặt đất trung bình đạt 38,74 %.

4.2.2.4. Cấu trúc tầng thứ

Dựa vào đặc tính sinh thái học các loài cây tham gia công thức tổ thành trên và qua thực tế điều tra, luận văn đã phân chia tầng tán cho kiểu rừng LRTXNRL tại khu bảo tồn gồm:

(i). Tầng vƣợt tán: Các loài cây vƣơn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục là các loài cây họ Dầu, họ Đào lộn hột, họ Đậu.

(ii).Tầng tán chính (tầng ƣu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính,có tính liên tục gồm các loài thuộc họ Đào lộn hột, họ Đậu và các loài cây cao trong 29 họ còn lại đã đƣợc nghi nhân.

(iii). Tầng dƣới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ƣa bóng. (iv). Tầng thảm tƣơi: Chủ yếu là các loài thảm tƣơi gồm: Các loài thuộc các họ (Lomariopsidaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ La bố ma (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

(v). Thực vật ngoại tầng, gồm các loài cây dây leothuộc họ Đậu (Fabaceae) họ Na (Annonaceae).

4.2.3. Rừng ngập nước ngọt định kỳ

4.2.3.1. Tầng cây cao

- Thành phần loài tầng cây cao

Kết quả điều tra, xác định số lƣợng loài và số lƣợng cá thể và thứ tự loài đƣợc thống kê trong bảng 4.12 (tên từng loài thực vật xem chi tiết trong phần phụ lục 4.5).

Bảng 4.12. Thành phần loài và chỉ số quan trọng loài tầng cây cao (RAƢBN) TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Họ

I 4 loài 31.54 32.18 32.21 1 Vên vên Anisoptera costata Korth Dầu (Dipterocarpaceae) 10.93 10.74 10.84 2 Lim vàng Peltophorum dasyrrhachis

(Miq.) Kurz Đậu (Fabaceae) 9.87 9.27 9.57

TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Họ

(Griff.) Symington (Dipterocarpaceae)

4 Thành ngạnh đẹp

Cratoxylum formosum (Jack)

Dyer Bứa (Guttiferae) 4.31 5.76 5.35

II 39 loài khác 68.07 67.53 67.79

Tổng I + II 43 loài 32 họ 100 100 100

Trong đó: Ni%: là tỷ lệ % số cây của loài i so với tổng số cây (N)/ha. Gi%: là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang (G)/ha. IV %: là chỉ số quan trọng của loài (i)/ha.

LK: là loài khác.

Nhận xét: Kế quả điều tra thành phần, số lƣợng cá thể của từng loài tính trên ha trong kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh, nửa rụng lá cho thấy:

- Tổng số loài thực vật đƣợc ghi nhận là 43 loài, các loài chính gồm: Vên vên (Anisoptera costata Korth), Lim vàng (Peltophorum dasyrrhachis

(Miq.) Kurz), Táu muối (Vatica odorata (Griff.) Symington), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jack) Dyer).

- Tổng số 43 loài đƣợc ghi nhận thuộc 20 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài ƣu hợp: họ Dầu (Dipterocarpaceae), có 6 loài, họ Bứa (Guttiferae), có 3 loài, họ Đại kích (Euphorbiaceae), có 4 loài, v.v.

- Chỉ số quan trọng loài

Kết quả tính toán trong bảng 4.12 cho thấy: trong tổng số 43 loài, có 4 loài có chỉ số quan trọng IV ≥ 5 %. Nhƣ vậy, kiểu rừng ẩm ƣớt, bán ngậm tại khu bảo tồn có 4 loài ƣu thế.

Công thức tổ thành

10,84VV + 9,57Lv +6,45Tm +5,35Tnđ+ 53,65CLK

Trong đó: Vv: Vên vên; Lv: Lim vàng; Tm: Táu muối; Tnđ: Thành ngạnh đẹp và CLK: Các loài khác.

- Các chỉ số đa dạng loài

Kết quả tính toán chỉ số đa dạng loài cây trong kiểu rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá đƣợc tổng hợp trong bảng 4.13.

Bảng 4.13. Chỉ số đa dạng loài cây cao trên kiểu ẩm ƣớt, bán ngập Chỉ số đa dạng loài

∑ ni ∑N R Δsi Δsh

468 34 2,63 0,96 1,61

Trong đó: ∑ ni: là tổng số cây/ha. ∑N: là tổng số loài/ha.

- Mức độ phong phú loài R.

Mức độ phong phú loài là khá cao R = 2,63. Với chỉ số R cho thấy, các loài xuất hiện tại khu vực hay bắt gặp (++)

- Mức độ chiếm ưu thế loài (Chỉ số Simpson).

Chỉ số Δsi = 0,96. Kết quả trên cho thấy, loài cây chiếm ứu thế có chỉ số cao.

- Chỉ số đa dạng loài Shannon -Wiener (Δsh)

Chỉ số đa dạng Δsh = 1,61, mức độ đa dạng loài trung bình.

4.2.3.2. Lớp cây tái sinh

- Thành phần loài cây tái sinh

Kết quả điều tra, xác định số lƣợng loài và số lƣợng cá thể và thứ tự loài đƣợc thống kê trong bảng 4.14 (tên từng loài thực vật tái sinh xem chi tiết trong phần phụ lục 4.6).

Bảng 4.14. Thành phần loài và chỉ số quan trọng loài cây tái sinh

TT Loài cây ni Ki (%)

Việt Nam Khoa học Họ

I 5 loài 355 33.93

1 Dầu mít Dipterocarpus costatus C.F.Gaertn.

Dầu

(Dipterocarpaceae) 95 9.08 2 Lim vàng Peltophorum dasyrrhachis

(Miq.) Kurz Đậu (Fabaceae) 87 8.32

3 Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume

Dầu

(Dipterocarpaceae) 63 6.02

4 Chôm

chôm Nephelium lappaceum L. Bồ hòn (Sapindaceae) 56 5.35 5 Gõ mật Sindora siamensis Teijsm.

& Miq. Đậu (Fabaceae) 54 5.16

II 52 loài 704 66.07

Tổng I + II 57 loài 24 họ 100

Trong đó: ni: là tổng số cây tái sinh.

Ki: là hệ số tổ thành của tầng cây tái sinh.

Nhận xét: Kế quả điều tra thành phần, số lƣợng cá thể của từng loài cây tái sinh tính theo ha trong kiểu rừng ẩm ƣớt, bán ngập cho thấy:

- Tổng số loài cây tái sinh đƣợc ghi nhận là 57, thuộc 24 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ứu thế là: họ Đậu (Fabaceae), có 8 loài. Họ Dầu (Dipterocarpaceae) , v.v.

- Hệ số tổ thành loài cây tái sinh (Ki)

Công thức tổ thành.

9,08Dm + 8,32Lv +6,02Cn +5,78Gm + 5,35Ccl + 5.16 Gm + 5,13 Blnh 53,65CLK

Trong đó: Dm: Dầu mít; Lv: Lim vàng; Cn: Cho nâu; Cc: Chôm chôm; Gm: Gõ mật; và CLK: Các loài khác.

- Các chỉ số đa dạng loài cây tái sinh

Kết quả tính toán chỉ số đa dạng loài cây tái sinh trong kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá đƣợc tổng hợp trong bảng 4.15.

Bảng 4.15. Chỉ số đa dạng loài cây tái sinh trên kiểu Rừng cây lá rộng rụng lá

Chỉ số đa dạng loài

∑ ni ∑N R Δsi Δsh

556 57 2,32 0,95 1,67

Trong đó: ∑ ni: là tổng số cây/ha. ∑N: là tổng số loài/ha.

- Mức độ phong phú loài R.

Mức độ phong phú loài là khá cao R = 2,32. Với chỉ số R cho thấy, các loài xuất hiện tại khu vực thƣờng bắt gặp (++)

Chỉ số Δsi = 0,95. Kết quả trên cho thấy, loài cây chiếm ứu thế có chỉ số cao.

- Chỉ số đa dạng loài Shannon -Wiener (Δsh)

Chỉ số đa dạng Δsh = 1,67, mức độ đa dạng loài khá cao.

4.2.2.3. Cây bụi, thảm tươi

Kết quả nghiên cứu, tính toán các đặc trƣng về loài cây bụi, thảm tƣơi, đặc trƣng về chiều cao bình quân, tỷ lệ che phủ mặt đƣợc tổng hợp trong bảng 4.16.

Bảng 4.16. Chiều cao, tỷ lệ che phủ của cây bụi, thảm tƣơi

Kiểu rừng Hcb,tt (m) Tỷ lệ che phủ (%)

LRTXNRL 0,75 65,41

Trong đó: Hcb,tt là chiều cao trung bình của các cây bụi thảm tươi (m)

Các loài cây bụi, thảm tƣơi bao gồm: Dƣơng sỉ, Dong riềng, Ba gạc, Ớt sừng, Riềng gió, Sa nhân, chuối rừng,v.v.

Chiều cao bình quân: chiều cao bình quân cây bụi, thảm tƣơi trên kiểu ẩm ƣớt – 0,75 m. Tỷ lệ che phủ cây bụi, thảm tƣơi, mặt đất trung bình đạt 65,41 %.

4.2.2.4. Cấu trúc tầng thứ

Dựa vào đặc tính sinh thái học các loài cây tham gia công thức tổ thành trên và qua thực tế điều tra, luận văn đã phân chia tầng tán cho kiểu rừng ẩm ƣớt tại khu bảo tồn gồm:

(i). Tầng vƣợt tán: Các loài cây vƣơn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục là các loài cây họ Dầu, họ Đậu.

(ii).Tầng tán chính (tầng ƣu thế sinh thái): Cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính liên tục gồm các loài thuộc Dầu, họ Đậu và các loài cây cao trong 29 họ còn lại đã đƣợc nghi nhân.

(iii). Tầng dƣới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ƣa bóng. (iv). Tầng thảm tƣơi: Chủ yếu là các loài thảm tƣơi gồm: Các loài thuộc các họ (Lomariopsidaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ La bố ma (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

(v). Thực vật ngoại tầng, gồm các loài cây dây leothuộc họ Đậu (Fabaceae) họ Na (Annonaceae).

4.2.4. Rừng núi đất thấp kết hợp gieo trồng lúa nương

4.2.4.1. Tầng cây cao

- Thành phần loài tầng cây cao

Kết quả điều tra, xác định số lƣợng loài và số lƣợng cá thể và thứ tự loài đƣợc thống kê trong bảng 4.17 (tên từng loài thực vật xem chi tiết trong phần phụ lục 4.9).

Bảng 4.17. Thành phần loài và chỉ số quan trọng loài tầng cây cao (RLN)

TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Họ

I 9 loài 70.83 78.46 76.82

1 Dầu đồng Dipterocarpus

tuberculatus Roxb.

Dầu

(Dipterocarpaceae) 12,5 10,39 11,45 2 Cà chắc Shorea obtusa Wall.

ex Blume

Dầu

(Dipterocarpaceae) 12,5 10 11,25 3 Trâm mốc Syzygium cumini

(L,) Skeels

Đào kin nƣơng

(Myrtaceae) 8,33 10,82 9,57 4 Bằng lăng nhiều hoa Lagerstroemia floribunda Jack Bằng lăng (Lythraceae) 8,33 10,82 9,57 5 Chiêu liêu Terminalia alata Trâm bầu 4,17 11,84 8,76

TT Loài cây Ni (%) Gi (%) IV (%)

Việt Nam Khoa học Họ

Roth (Combretaceae) 6 Vừng Careya sphearica Roxb. Lộc vừng (Lecythidaceae) 8,33 5,79 7,29 7 Thị mâm Diospyros

ehretioides Wall. Thị (Ebenaceae) 4,17 7,8 6,7

8 Mác nƣa Diospyros mollis

Griff. Thị (Ebenaceae) 4,17 7,8 6,47

9 Nhàu lớn Morinda coreia Buch.-Ham.

Tiến thảo

(Rubiaceae) 8,33 3,2 5,76

II 5 loài khác 20,95 23,00 23,18

Tổng I + II 14 loài 10 họ 100 100 100

Trong đó: Ni%: là tỷ lệ % số cây của loài i so với tổng số cây (N)/ha,

Gi%: là tỷ lệ % tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang (G)/ha. IV %: là chỉ số quan trọng của loài (i)/ha.

LK: là loài khác.

Nhận xét: Kế quả điều tra thành phần, số lƣợng cá thể của từng loài tính theo ha trong kiểu rừng lúa nƣơng cho thấy:

- Tổng số loài thực vật đƣợc ghi nhận là 14 loài, các loài chính gồm: Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Cà chắc (Shorea obtusa), Trâm mốc (Syzygium cumini, Bằng lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack), Chiêu liêu (Terminalia alata), Vừng (Careya sphearica Roxb), v.v.

- Tổng số 14 loài đƣợc ghi nhận thuộc 10 họ thực vật khác nhau, các họ có số loài chiếm ứu thế là: họ Dầu (Dipterocarpaceae) , có 2 loài. Họ Thị (Ebenaceae), có 2 loài, v.v.

- Chỉ số quan trọng loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phừng, khu vực huyện luông pha bang, tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 53)