Xử lý số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phừng, khu vực huyện luông pha bang, tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 34)

- Các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc xử lý, tính toán bằng phần mềm Excel và các phần mềm chuyên dụng khác.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí và tọa độ địa lý

Khu bảo tồn Cervus Eldii có vị trí địa lý nằm trên địa bàn của tỉnh Savannakhe, miền Nam nƣớc CHDCND Lào. Diện tích đất tự nhiên trong khu bảo tồn khoảng 93, 000 ha, trong đó vùng lõi khu bảo tồn có khoảng 2000 ha. Tọa độ địa lý là: 16 º 13' 15"-16 º 30' 35" độ vĩ Bắc và 105º 26' 20"-105 º 53' 30" độ kinh Đông. Cách xa thị xã Xonnabouly khoảng 30km đi về phía Đông theo đƣờng dân sinh và cách xa thành phố Savannakhet đi về phía Đông khoảng 70km.

Vị trí địa lý Khu bảo tồn và hiện trạng kiểu rừng trên bản đồ hình 3.1

Hình 3.1: Vị trí địa lý Khu bảo Cervus Eldii 3.2. Địa hình

Địa hình Khu Bảo tồn tƣơng đối bằng phẳng, độ cao từ 140 - 210m so với mặt nƣớc biển. Nằm trong Khu bảo tồn Cervus Eldii là còn có khu dân cƣ (550ha) và cánh đồng ruộng (9300ha) về phía Nam dọc theo sông Bang Hieng và sông Koum Kam.

Khu bảo tồn Cervus Eldii có 3 con sông. Sông lớn nhất là sông Bang Hieng chạy từ Đông sang Tây trở thành danh giới phía Nam. Còn 2 sông nhỏ là sông Koum Kam chạy xuyên qua khu bảo tồn từ Bắc xuống Nam và sông Tha Mouk chảy từ phía Bắc xuống Nam trở thành ranh giới phía Đông của khu bảo tồn. Ngoài ra, còn rất nhiều sông suối nhỏ khác. Tại khu bảo vệ nghiêm ngặt có 2 con suối quan trọng đó là suối Pha Leng và suối Tou Pang (Phiapalath, Khotpathoom, Inkhavilay, et al. 2018).

3.3. Thành phần loài và đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học tại khu bảo tồn và các vùng lân cận là khá phong phú về số loài. Thành phần loài động, thực vật gồm:

(i). 408 loài động vật. Trong đó, có 277 loài chim, 62 loài thú, 44 loài lƣỡng cƣ và 25 loài ếch, nhái. Động vật quý hiếm gồm: 6 loài thú, 3 loài lƣỡng cƣ, 2 loài chim.

(ii). 825 loài thực vật. Trong đó, có 126 loài cây gỗ, có khoảng 699 loài thực vật ngoài gỗ. Các loài thực vật quý hiếm bao gồm có 4 loài thực vật thân gỗ.

Đa dạng sinh học tại khu bảo tồn nói chung là vẫn còn khá phong phú về thành phần loài. Tuy nhiên, về mật độ thì rất thƣa vì thƣờng xuyên bị khai thác trái phép, nhất là các loài động, thực vật quý hiếm (Phiapalath, Khotpathoom, Inkhavilay, et al. 2018, Phiapalath, Khotpathoom, Lamxay, et al. 2018).

3.4. Khí hậu, thủy văn

Khu bảo tồn Curvus Eldii năm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi măm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ tháng 5 – 9, mùa hè bắt đầu từ 10 đến tháng 4 năm sau. Theo trạm thí tƣợng thủy văn huyện Xonnabouly, trong vòng 10 năm (2010 - 2019) có thể cho thấy đặc điểm về khí hậu, thủy văn của khu bảo tồn và các khu vực lân cận nhƣ sau:

- Lƣợng mƣa trung bình năm khá thấp 1.500mm và tập trung vào tháng 7 và tháng 8 (trung bình tháng hơn 300mm).

- Nhiệt độ trung bình cao nhất là 35ºc và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 22ºc.

- Tháng nắng nóng và khô hạn nhất là tháng 4 và tháng 5.

- Độ ẩm trung bình cao nhất là 85% và độ ẩm trung bình thấp nhất là 68%.

3.5. Tài nguyên rừng

Khu bảo tồn Cervus Eldii có hệ sinh thái rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và đa dạng, thành phần loài thực vật phong phú, khoảng 80% diện tích rừng ẩm nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng gần nhƣ nguyên sinh, ở đây phổ biến có hai hệ sinh thái rừng:

(i). Rừng cây lá rộng rụng lá, chiếm 48% tổng diện tích khu bảo tồn với thành phần loài cây họ Dầu chiếm ƣu thế;

(ii). Rừng lá rộng nửa rụng lá, chiếm 25% với các thành phần loài loại Sến, Lát hoa, Lim xanh;

(iii). Rừng núi đất thấp kết hợp lúa nƣơng, chiếm 12%;

(iv). Rừng ngập nƣớc định kỳ trong mùa mƣa, chiếm 8% và (v). Đất trống, chiếm 2%.

3.6. Đặc điểm dân số - lao động

Theo thống kê năm 2018 dân số 5 huyện trong khu vực Khu bảo tồn Năm Ngƣm khoảng 213.302 ngƣời, trong đó có 11.607 nữ. Toàn khu vực có 5 huyện và 573 bản. Dân số phần lớn là Lào Lum chiếm 60%, Lào Xúng chiếm 30%, Lào Thơng chiếm 10%, ngoài ra còn có một số ngƣời ngoại quốc nhƣ ngƣời Chăm, Khơ me Việt Nam. Ngƣời dân Savannakhet rất cần cù nhẫn nại và tự trọng. Về mặt phong tục tập quán thì không có gì khác đáng kế so với tỉnh khác .

Về mặt sử dụng đất đai: toàn khu vực có diện tích 1.675 triệu ha, tính tỷ lệ dân số là 27.6 ngƣời/1km2, nơi có mật độ dân số cao nhất là 60 ngƣời/km2

3.7. Đặc điểm giáo dục - y tế

Nhìn chung sự đổi mới ở khu vực Khu bảo tồn còn thấp bởi vì trình độ văn hoá thấp, dân số phần lớn là dân tộc thiểu số, sống xa thị xã. Toàn khu vực có 1 thƣ viện. Mặc dù có tuyên bố xóa nạn mù chữ toàn tỉnh nhƣng một số học sinh học tốt nghiệp cấp l song khả năng đọc và viết còn rất kém, nhất là con em gia đình nghèo. Một số học sinh học đến nửa cấp học phải bỏ đi làm ruộng làm nƣơng giúp bố mẹ. Đến năm 2018, tỉnh đã đề ra chính sách mới để phát triển giáo dục song song với trọng điểm phát triển về kinh tế xã hội của tỉnh, tập trung vào các huyện nghèo nhất, ở xã hẻo lánh nhất, ƣu tiên các vùng dân tộc thiêu số.

3.8. Điều kiện kinh tế

Khu bảo tồn động vật hoang dã là khu vực sản xuất nông lâm nghiệp rất thích hợp cho chăn nuôi và trồng trọt.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊ CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần loài cây họ dầu (Dipterocarpaceae) trong Khu bảo tồn

- Thành phần loài thực vật họ Dầu

Kết quả điều tra thành phần loài cây họ Dầu theo các tuyến trên toàn khu vực nghiên cứu và trên các ô tiêu chuẩn. Các tuyến điều tra đƣợc bố trí đều trong 4 kiểu rừng trong đó gồm: 2 kiểu rừng đƣợc phân loại theo loài cây và 2 kiểu rừng đƣợc phân loại theo điều kiện lập địa. Tổng hợp kết quả điều tra, phát hiện loài thực vật họ Dầu đƣợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần và giá trị bảo tồn loài cây họ Dầu Khu bảo tồn

TT

Tên loài cây họ Dầu

Dạng sống Sách Đỏ Lào 2017 IUCN 2017

Việt Nam Khoa học Lào

i Chi Chai Shorea

1 Cà chắc Shorea obtusa Wall. ex

Blume Mai Chik Gỗ lớn NT

2 Sến đỏ Shorea roxburghii

G.Don

Mai Khen

Kha yom Gỗ lớn VU

3 Cẩm liên Shorea siamensis Miq. Mai Hang Gỗ lớn LC

ii Chi Chò Parashorea

4 Chò đen Parashorea stellata

Kurz Mai hao Gỗ lớn VU

iii Chi Dầu Dipterocarpus

5 Dầu trà beng

Dipterocarpus obtusifolius

Teijsm. ex Miq. Mai Sad

Trung

TT

Tên loài cây họ Dầu

Dạng sống Sách Đỏ Lào 2017 IUCN 2017

Việt Nam Khoa học Lào

6 Dầu trai Dipterocarpus

intricatus Dyer Mai Sabeng Gỗ nhỏ EN EN

7 Dầu đồng Dipterocarpus

tuberculatus Roxb.

Mai Khen

yong VU

8 Dầu rái Dipterocarpus alatus

Roxb. ex G.Don Mai Yang na Gỗ lớn VU 9 Dầu lá

bóng

Dipterocarpus turbinatus

C.F.Gaertn. Mai Yangdol Gỗ lớn VU

10 Dầu mít Dipterocarpus costatus C.F.Gaertn.

Mai Yang

deng Gỗ lớn VU

11 Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume

Mai yang

dong Gỗ lớn VU

iv Chi Sao Hopea

12 Sao đen Hopea odorata Roxb. Mai Khen

yong Gỗ lớn VU

v Chi táu Vatica

13 Táu muối Vatica odorata (Griff.)

Symington Mai Si Gỗ lớn CR CR

vi Chi Vên vên

aretposinA Gỗ lớn

Trong đó: IUCN: Danh Lục Đỏ thế giới: CR: Rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp; NT: Sắp bị đe dọa; LC: Ít quan tâm; DF: Thiếu dữ liệu; NE: Không được đánh giá.

Kết quả điều tra thành phần loài cây họ Dầu tại Khu bảo tồn Cerves Eldii đã phát hiện và nghi nhận đƣợc 14 loài thực vật ho Dầu trên tổng số 126 loài thực vật cây gỗ, (126 loài đƣợc Cục Lâm nghiệp – Bộ Nông Lâm Lào, 2018 [13], công bố). Thành phần loài cây họ Dầu trong khu bảo tồn chiếm một tỷ lệ đáng kể, chiếm khoảng 11,12%. Kết quả nghiên cứu thành phần cây họ Dầu so với các nghiên cứu ở nơi khác đƣợc công bố tại Cộng hòa Dân chủ Lào, tỷ lệ loài thực vật ho Dầu tại khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực khác. Theo Cục Lâm nghiệp Lào [13], một số Khu bảo tồn, Vƣờn Quốc gia ở Bắc Lào, thực vật họ Dầu dao động từ 5 đến 7 loài. So với các nghiên cứu về thực vật họ Dầu tại Việt Nam trong những năm gần đây nhƣ: Trần Ngọc Hải, Nguyễn Văn Trung, Trần Ngọc Việt Anh, 2018 [5], tại Vƣờn Quốc gia Phú Quốc, thực vật họ Dầu chiếm tỷ lệ 1,46 % thực vật bậc cao có mạch tại khu vực. Lê Văn Hài, 2018 [6], tại Vƣờn Quốc gia Bến En, thực vật họ Dầu có 2 loài, chiếm 0,12% thực vật bậc cao có mạch tại Vƣờn Quốc gia Bến En. Nhƣ vậy, có thể khả định thực vật họ Dầu tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng về thành phần loài.

Trong tổng số 14 loài thực vật họ Dầu đƣợc nghi nhận tại khu bảo tồn thuộc 6 chi, trong đó:

(i). Chi Chai (Shorea), có 3 loài, chiếm 2,38% thực vật thân gỗ. (ii). Chi Chò (Parashorea), có 1 loài, chiếm 0,79 % thực vật thân gỗ. (iii). Chi Dầu (Dipterocarpus), có 7 loài, chiếm tỷ lệ 5,56% thực vật thân gỗ. (iv). Chi Sao (Hopea), có 1 loài, chiếm 0,79 % thực vật thân gỗ.

(v). Chi Táu (Vatica), có 1 loài, chiếm 0,79 % thực vật thân gỗ.

- Dạng sống thực vật họ Dầu

Dạng sống loài thực vật họ Dầu tại khu vực: thực vật họ Dầu đa phần có dạng sống chồi trên (theo nghiên cứu của Trần Hợp, Vũ Thị Quyên, 2012, [9] và Peter Shaw Ashton, 2005 [16]. Dạng sống chồi trên của các loài thực vật họ Dầu gồm: cây gỗ lớn; cây gỗ trung bình và cây gỗ nhỏ. Kết quả điều tra, nghiên cứu về dạng sống các loài thực vật họ Dầu tại khu bảo tồn đã ghi nhận đƣợc 12/14 loài là cây gỗ lớn, chiếm 85,7% số cây trong họ. Có 1/14 loài là cây gỗ trung bình, chiếm 7,14% và 1/14 loài là cây gỗ nhỏ, chiếm 7,14% số cây đƣợc ghi nhận tại khu bảo tồn. Nhƣ vậy, có thể khảng định các loài thực vật họ Dầu tại khu vực nghiên cứu là những loài cây gỗ lớn.

- Giá trị bảo tồn thực vật họ Dầu

Ở cấp độ Quốc gia (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), Tra cứu kết quả cho thấy, có 3/14 loài thực vật họ Dầu đƣợc liệt vào Sách Đỏ Lào (Red datebase book, 2017 of Laos [19]. Lào là một số ít các quốc gia đƣợc thế giới công nhân giàu nguồn tài nguyên rừng, nhất là tài nguyên cây gỗ. Chính phủ Lào đã thông qua Luật đóng cửa rừng tự nhiên vào năm 2017. Vì vậy, ở cấp độ quốc gia Lào, số lƣợng động, thực vật đƣợc liệt vào Danh lục Sách Đỏ của Lào, có ít hơn so với các nƣớc trên thế giới, cũng nhƣ so với Việt Nam. Không chỉ là số lƣợng, mà cấp độ quý hiếm, nguy cấp cần đƣợc bảo vệ, bảo tồn và phát triển cũng khác nhau. Với 3/14 loài thực vật họ Dầu đƣợc liệt vào Danh lục Sách Đỏ Lào ở khu bảo tồn chứng tỏ rằng, thực vật họ Dầu ở khu bảo tồn đóng vai trò sinh thái và bảo tồn nguồn gen quan trọng trong khu vực nghiên cứu.

Tình trạng đe dọa của 3 loài cây họ Dầu trong Sách Đỏ Lào (2017) tại khu bảo tồn.

- Bậc EN (Endangered) - Đang nguy cấp có 2 loài: Dâu trai (Dipterocarpus intricatus Dyer), tên phổ thông Lào Mai Sabeng, Vên vên (Anisoptera costata Korth), tên phổ thông Lào Mai Bark.

- Bậc CR (Critical Endangered)- Rất nguy cấp có 1 loài Táu muối (Vatica odorata (Griff.) Symington), tên phổ thông Lào Mai Si. So với ở Việt Nam, Táu muối không đƣợc liệt vào danh lục loài rất nguy cấp.

Ở cấp độ quốc tế (thế giới), 14 loài thực vật đƣợc ghi nhận tại khu bảo tồn điều thuộc dạng sống chồi trên, là những cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu cho thị trƣờng xuất khẩu rất lớn, đặc biệt thị trƣờng xuất khẩu sang các tỉnh miền Trung Việt Nam, v.v. Nên, thực vật họ Dầ u tại khu bảo tồn là đối tƣợng khai thác trái phép rất mạnh, đồng thời những thực vật họ Dầu tại đây là những loài đặc hữu của khu vực Đông Nam A và đƣợc Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN, 2017)[17] khuyến nghị các nƣớc trong vùng Đông Nam Á cần quan tâm hơn nữa đối với những loài thực vật họ Dầu và cần phải bảo tồn ở quy mô mỗi quốc gia. Chính vì vậy, số loài thực vật họ Dầu tại khu bảo tồn đƣợc ghi nhận đều đƣợc Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế liệt kê vào danh lục các loài thực vật nguy cấp. Kết quả tra cứu cho thấy 14/14 loài nằm trong Danh Lục Đỏ thế giới (IUCN, 2017), cụ thể các loài:

- Bậc CR (Critical Endangered) - Rất nguy cấp có 1 loài Táu muối (Vatica odorata (Griff.) Symington), tên phổ thông Lào Mai Si. So với ở Việt Nam, Táu muối không đƣợc liệt vào danh lục loài rất nguy cấp.

- Bậc EN (Endangered) - Đang nguy cấp có 2 loài: Dâu trai (Dipterocarpus intricatus Dyer), tên phổ thông Lào Mai Sabeng, Vên vên (Anisoptera costata Korth), tên phổ thông Lào Mai Bark.

- Bậc VU ( Vulnerable Species) - Sắp nguy cấp có 8 loài: Sến đỏ (Shorea roxburghii G.Don), tên Lào Mai Khen Kha yom, Chò đen (Parashorea stellata Kurz), tên Lào Mai hao, Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus Roxb), tên Lào Mai Khen Yong, Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don), tên Lào Mau Yang na, Dầu lá bóng (Dipterocarpus turbinatus

C.F.Gaertn), tên Lào Mai Yang deng, Chò nâu (Dipterocarpus retusus

Blume) tên Lào Mai Yang dong và Sao đen ( Hopea odorata Roxb.), tên Lào Mai Khen yong.

- Bậc NT – Sắp bị đe dạo có 2 loài: Cà chắc (Shorea obtusa Wall. ex Blume), tên Lào Mai Chik, Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius Teijsm. ex Miq.), tên Lào Mai sad.

- Bậc LC – Ít quan tâm có 1 loài: Cẩm liên (Shorea siamensis Miq.), tên Lào Mai Hang.

4.2. Đặc điểm cấu trúc của rừng có loài cây họ Dầu phân bố tại Khu bảo tồn

Kết quả điều tra, xác định đã ghi nhận đƣợc thành phần loài thực vật họ Dầu phân bố trên 4 kiểu rừng chính. Diện tích 4 kiểu rừng trên toàn khu bảo tồn đƣợc thể hiện trên hình 4.1.

Hình 4.1. Tỷ lệ các kiểu rừng trên toàn khu bảo tồn

Nhận xét. Tỷ lệ trong hình 4.1 cho thấy: (i). Rừng lá rộng rụng lá chiếm tỷ lệ khá cao trong toàn khu bảo tồn, chiếm gần một nửa tổng diện tích khu bảo tồn (chiếm 48%). (ii). Kiểu rừng lá rộng nửa rụng lá chiếm tỷ lệ 25%. (iii). Kiểu rừng núi đất kết hợp giao trồng lúa nƣơng chiếm tỷ lệ 12% và (iv).

48% 25% 12% 8% 5% 2% Rừng lá rộng rụng lá Rừng lá rộng nửa rụng lá Rừng núi đất kết hợp lúa nương Rừng ngập nước ngọt định kỳ Đất trống Đất thổ cư

Kiểu rừng ngập nƣớc ngọt định kỳ vào mùa mƣa chiếm tỷ lệ 8%. Đây là 4 kiểu trạng thái rừng rừng đặc trƣng trong khu vực có đại diện thực vật họ Dầu phân bố. Số lƣợng, thành phần loài thực vật họ Dầu phân bố trên các kiểu rừng khác nhau là có sự khác nhau thông qua các ƣu hợp loài khác nhau.

Để xác định đặc điểm cấu trúc rừng, thành phần loài thực vật và thực vật họ Dầu trên từng kiểu rừng, đề tại luận văn tiến hành so sánh sự tƣơng đồng giữa các ô tiêu chuẩn điều tra trên từng kiểu rừng. Nếu các ô tiêu chuẩn trên kiểu rừng có sự tƣơng đồng với nhau, đề tài luận văn tiến hành gộp các ô tiêu chuẩn để tính toán một số chỉ tiêu về đặc điểm rừng. Tiến hành so sánh sự tƣơng đồng giữa các ô tiêu chuẩn đƣợc tiến hành trên phầm nềm R. Các chỉ tiêu so sánh sự tƣơng đồng giữa các OTC nghiên cứu gồm: (i). Thành phần loài cây; (ii). Số lƣợng cá thể của từng loài cây; (iii). Đƣờng kính ngang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật tại rừng phòng hộ phu phừng, khu vực huyện luông pha bang, tỉnh luông pha bang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)