Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 26 - 29)

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.5.2.1. Những chỉ tiêu nghiên cứu

Đặc trưng của quần xã thực vật (QXTV) được nghiên cứu 12 chỉ tiêu: (1) thành phần loài cây; (2) mật độ quần thụ (N, cây/ha); (3) đường kính thân cây ngang ngực (D, cm); (4) chiều cao toàn thân (H, m); (5) chiều cao dưới cành (HDC, m); (6) đường kính tán cây (DT, m); (7) chiều dài tán cây (LT, m); (8) diện tích tán cây (ST, m2); (9) độ tàn che tán rừng; (10) tiết diện ngang của quần thụ (G, m2/ha); (11) trữ lượng gỗ của quần thụ (M, m3/ha); (12) tái sinh tự nhiên dưới tán rừng.

3.5.2.2. Xác định đặc trưng lâm học của hai trạng thái rừng IIA và IIB

(a) Phân chia đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu bao gồm hai trạng thái rừng IIA và IIB thuộc Rkx. Hai trạng thái rừng này được xác định dựa theo bản đồ hiện trạng rừng năm 2016 của Ban Quản lý Rừng (BQLR) phòng hộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

(b) Số lượng, kích thước và phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn. Đặc trưng lâm học của mỗi trạng thái rừng được nghiên cứu dựa trên 3 ô tiêu chuẩn điển hình. Tổng số hai trạng thái rừng là 6 ô tiêu chuẩn. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 2.000 m2

(50*40 m). Những ô tiêu chuẩn được bố trí theo phương pháp điển hình trên những tuyến song song với khoảng cách 200 – 300 m.

(c) Xác định những đặc trưng lâm học của hai trạng thái rừng IIA và IIB.

Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thành phần cây gỗ lớn (D ≥ 6,0 cm) được thống kê theo loài và sắp xếp theo chi và họ. Thành phần loài cây gỗ được xác định theo Phạm Hoàng Hộ (1999)[3], Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (2003) [4]. Chu vi thân cây được đo đạc bằng thước dây với độ chính xác 0,10 cm; sau đó quy đổi ra D (cm). Chỉ tiêu H (m) được đo bằng thước đo cao Blume - Leise với độ chính xác 0,5 m.

Mức độ cạnh tranh tán giữa các cây gỗ trong hai trạng thái rừng được xác định theo tỷ lệ giữa diện tích tán với diện tích ô tiêu chuẩn. Để xác định diện tích

Hình 3.1. Sơ đồ các bước phân tích đặc điểm của hai trạng thái rừng.

P H ÂN T ÍCH ĐẶC T RƯNG CỦA RỪNGNhững biến đo đạc  Khí hậu, địa hình - đất...  Thành phần cây gỗ (S)  Mật độ quần thụ (N)  Đường kính (D)  Chiều cao (H)  Đường kính tán (DT)

 Tiết diện ngang (G)

 Thể tích (V)

 Tái sinh tự nhiên

(2) Kết cấu loài cây gỗ

(3) Cấu trúc quần thụ

(4) Tái sinh tự nhiên

(5) Đa dạng loài cây gỗ (1) Điều kiện tự nhiên

tán cây ở trạng thái rừng IIA, số liệu thu thập bao gồm DT, D và H của 18 cây gỗ thuộc cấp 6 ≤ D ≤ 26 cm (mỗi cấp D = 4 cm). Tương tự, đối với trạng thái rừng IIB, số liệu thu thập bao gồm DT, D và H của 24 cây gỗ thuộc cấp 6 ≤ D ≤ 40 cm (mỗi cấp D = 6 cm). Đây là những cây gỗ phân bố trong các dải vẽ trắc đồ rừng. Đường kính tán của mỗi cây gỗ theo 4 hướng Đông – Tây và Nam – Bắc được đo bằng thước dây kết hợp với cây sào với độ chính xác 10 cm.

(d) Thu thập tái sinh tự nhiên dưới tán rừng. Tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ đối với mỗi trạng thái rừng được xác định từ 25 ô dạng bản với kích thước 16 m2 (4*4 m). Những ô dạng bản này được bố trí ở bốn góc và trung tâm ô tiêu chuẩn (Hình 3.2).

Trong mỗi ô dạng bản, xác định thành phần loài cây tái sinh, chiều cao thân cây, nguồn gốc và tình trạng sức sống. Thành phần cây tái sinh được xác định theo loài. Chiều cao thân cây tái sinh được đo bằng cây sào với độ chính xác 0,10 m. Nguồn gốc cây tái sinh được nhận biết theo cây hạt và cây chồi. Tình trạng sức sống của cây tái sinh được phân chia theo 3 cấp: tốt, trung bình và xấu. Cây tốt là những cây có thân thẳng, không bị cụt ngọn hay hai thân, không bị sâu bệnh, tán lá cân đối và tròn đều. Cây xấu là những cây cụt ngọn hay hai thân, cây bị sâu bệnh, cây có tán lá dạng cờ. Những cây có đặc điểm trung gian giữa tốt và xấu là cây có sức sống trung bình.

.

.

Hình 3.2. Sơ đồ bố trí ô dạng bản để xác định tái sinh của hai trạng thái rừng trên ô tiêu chuẩn.

50 m 40 m . . . .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)