KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 98)

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

(1) Tổng số loài cây gỗ bắt gặp trong hai trạng thái rừng này là 52 loài thuộc 43 chi và 29 họ. Số họ và số loài cây gỗ bắt gặp ở trạng thái rừng IIA (51 loài thuộc 32 họ) cao hơn so với trạng thái rừng IIB (49 loài thuộc 27 họ). Giữa hai trạng thái rừng này có sự tương đồng rất cao về họ và loài cây gỗ.

(2) Phân bố N/D đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB đều có dạng phân bố giảm. Phân bố N/H của hai trạng thái rừng này có dạng phân bố một đỉnh lệch trái; trong đó số cây tập trung nhiều nhất ở cấp H = 8 m.

(3) Chỉ số hỗn giao ở hai trạng thái rừng IIA và IIB là tương tự như nhau. Chỉ số cấu trúc quần thụ ở trạng thái rừng IIA thấp hơn so với trạng thái rừng IIB. Tổng diện tích tán ở hai trạng thái rừng này che phủ không hoàn toàn diện tích đất rừng.

(4) Hai trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB đều có khả năng tái sinh tự nhiên khá tốt, nhưng phần lớn cây tái sinh chỉ tồn tại ở cấp H < 100 cm. Thành phần cây tái sinh có sự tương đồng rất cao với thành phần cây trưởng thành. Số lượng cây tái sinh có triển vọng đủ lớn để hình thành rừng.

(5) Đa dạng loài cây gỗ ở hai trạng thái rừng này nhận giá trị ở mức trung bình; trong đó đa dạng loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIA thấp hơn so với trạng thái rừng IIB.

2. Tồn tại

Đề tài này đã phân tích và so sánh sự khác biệt về kết cấu loài cây gỗ, đa dạng loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ và tái sinh của hai trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB thuộc Rkx tại khu vực núi Minh Đạm. Thiếu sót của đề tài này là chưa thể giải thích rõ những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về kết cấu loài cây gỗ và tái sinh rừng.

3. Kiến nghị

Đề tài này đã phân tích kết cấu họ và loài cây gỗ, đa dạng loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ và tình trạng tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng IIA và trạng thái rừng IIB thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực núi Minh Đạm. Tác giả kiến nghị Ban quản lý rừng Bà Rịa có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để xây dựng những biện pháp quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh vật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Baur, G. N (1979), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vương Tấn Nhị dịch, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2016), Quyết định số: 3059/QĐ-UBND Phê duyệt và công bố kết quả kiểm kê rừng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Nxb. trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1200 trang.

4. Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 2003. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 873 trang.

5. Vũ Xuân Đề (1985), Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp khai thác đảm bảo tái sinh rừng, cải tạo rừng và trồng rừng cây gỗ lớn gỗ quý ở miền Đông Nam Bộ. Phân viện lâm nghiệp phía Nam.

6. Vũ Xuân Đề (1989), Hiện trạng tài nguyên rừng Đông Nam Bộ, định hướng bảo vệ, phát triển và khai thác sử dụng, Tổng luận về chuyên khảo khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, số 3, 4/1989.

7. Nguyễn Minh Đường (1985), Nghiên cứu gây trồng Dầu, Sao, Vên vên trên các dạng đất đai trống trọc còn khả năng sản xuất gỗ lớn gỗ quý. Báo cáo khoa học 01.9.3. Phân viện lâm nghiệp phía Nam.

8. Nguyễn Lương Duyên (1985), Nghiên cứu một số chỉ tiêu kết cấu rừng Đông Nam Bộ (vùng Mã Đà) và thí nghiệm khai thác đảm bảo tái sinh, Báo cáo khoa học 01.7.2, Phân viện Lâm Nghiệp Miền Nam.

9. Vũ Tiến Hinh (1991), Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên, Tạp chí lâm lghiệp số 2/1991, Bộ lâm nghiệp.

10. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập I, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

thường xanh nhiệt đới. Viện điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.

12. Nguyễn Ngọc Lung (1989), Những cơ sở bước đầu xây dựng quy phạm khai thác gỗ. Trong cuốn sách: “Một số kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp 1976 – 1985”, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Văn Mính (1985), Đặc tính sinh thái của Sao, Dầu, Vên vên ở Đông Nam Bộ. Báo cáo khoa học 01.02.3, Phân viện lâm nghiệp phía Nam.

14. Lê Văn Mính (1986), Báo cáo tóm tắt các đặc tính sinh thái của họ sao dầu ở Đông Nam Bộ. Tập san khoa học kỹ thuật lâm nghiệp phía Nam, số 25/1986. 15. Lê Văn Mính (1986), Kết quả nghiên cứu, điều tra cơ bản hệ sinh thái rừng

Đông Nam Bộ, Phân viện lâm nghiệp phía Nam.

16. Richards, PW (1965), Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 1965.

17. Lâm Xuân Sanh (1985), Vai trò của các loài cây họ sao - dầu trong sinh thái phát sinh của các hệ sinh thái rừng ở miền Nam Việt Nam, Phân viện lâm nghiệp phía Nam.

18. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) trong kiểu rừng kín thường xanh ẩm và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

19. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Văn Thêm (2010), Phân tích số liệu quần xã thực vật rừng, Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

21. Thái Văn Trừng (1985), Báo cáo tổng kết về họ sao - dầu, một họ đặc sản của vùng Ấn Độ - Mã Lai. Báo cáo khoa học tại Hội thảo họ Sao - Dầu Việt Nam, Phân viện Khoa học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh.

22. Thái Văn Trừng (1999), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

học và Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Dự án quy hoạch đầu tư Bảo vệ và Phát triển rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2013 – 2015 (2013), Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam bộ.

Tiếng Anh

26. Kimmins, J. P., 1998. Forest ecology. Prentice – Hall, Upper Saddle River, New Jersey, 780 pp.

27. Magurran, A.E., 2004. Measuring biologycal diversity. Blackwell Sience Ltd., USA, 260 pages.

28. Cintrón, G.; Schaeffer-Novelli, Y., 1984. Methods for studying mangrove structure, In: Snedaker, S.C. (Ed.). The mangrove ecosystem: research methods. Monographs on Oceanographic Methodology, 8. UNESCO: Paris. ISBN 978-9231021817. xv, 251 pp.

29. Whitaker, R.H., 1972. Evolution and measurements of species diversity. Taxon, 21: 213 - 251

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 98)