Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừngIIA và IIB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 92 - 94)

2. Ý nghĩa của đề tài

4.5. Đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừngIIA và IIB

Đặc trưng thống kê đối với những thành phần đa dạng loài cây gỗ (S, N, d, J’, H’ và 1 - λ) ở hai trạng thái rừng IIA và IIB được dẫn ra ở Bảng 4.52 và 4.53; Phụ lục 19.

Bảng 4.52. Những chỉ số đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIA. Đơn vị tính: 0,25 ha.

TT Thống kê S(loài) N (cây) d J’ H’ 1-λ

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Số ô mẫu (n) 3 3 3 3 3 3

2 Trung bình 35 179 6,5 0,84 2,99 0,93

3 Sai tiêu chuẩn 32 177 6 0,82 2,86 0,91

4 CV% 38 182 7,1 0,85 3,1 0,94

5 Nhỏ nhất 6 5 1,1 0,03 0,24 0,03

6 Lớn nhất 3 2,65 0,55 0,02 0,12 0,02

Bảng 4.53. Những chỉ số đa dạng loài cây gỗ đối với trạng thái rừng IIB. Đơn vị tính: 0,25 ha.

TT Thống kê S(loài) N (cây) d J’ H’ 1-λ

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1 Số ô mẫu (n) 3 3 3 3 3 3

2 Trung bình 32 160 6,0 0,83 2,87 0,91

3 Sai tiêu chuẩn 27 156 5,1 0,79 2,6 0,87

4 CV% 36 165 6,9 0,86 3,03 0,94

5 Nhỏ nhất 9 9 1,8 0,07 0,43 0,07

6 Lớn nhất 4,51 4,51 0,90 0,04 0,23 0,04

7 Lớn nhất-nhỏ nhất 14,2 2,8 14,9 4,5 8,1 4,1

Đối với trạng thái rừng IIA (Bảng 4.52), tổng số loài cây gỗ bắt gặp trung bình trong mỗi ô mẫu là 35 loài/0,20 ha; dao động từ 32 đến 38 loài và khá ổn định giữa các ô tiêu chuẩn (CV% = 8,5%). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) là 6,5; dao động từ 6 – 7,1 và khá ổn định giữa các ô tiêu chuẩn (CV% = 8,4%). Phân bố độ phong phú của các loài cây gỗ là khá đồng đều (J’ = 0,84) và ổn định giữa các ô tiêu chuẩn (CV% = 2,1%). Chỉ số đa dạng loài cây gỗ (H’) trung bình là 2,99 và khá ổn định giữa các ô tiêu chuẩn (CV = 4,1%). Chỉ số ưu thế Gini- Simpson (1 - λ) trung bình là 0,93 và biến động rất nhỏ giữa các ô mẫu (CV = 1,9%).

Đối với trạng thái rừng IIB (Bảng 4.53), tổng số loài cây gỗ bắt gặp trung bình trong mỗi ô mẫu là 32 loài/0,20 ha; dao động từ 27 đến 36 loài và biến động tương đối lớn giữa các ô tiêu chuẩn (CV% = 14,2%). Chỉ số phong phú về loài cây gỗ (d - Margalef) là 6,0; dao động từ 5,1 – 6,9 và biến động tương đối lớn giữa các ô tiêu chuẩn (CV% = 14,9%). Phân bố độ phong phú của các loài cây gỗ là khá đồng đều (J’ = 0,83) và ổn định giữa các ô tiêu chuẩn (CV% = 4,5%). Chỉ số đa dạng loài cây gỗ (H’) trung bình là 2,87 và khá ổn định giữa các ô tiêu chuẩn (CV =

8,1%). Chỉ số ưu thế Gini-Simpson (1 - λ) trung bình là 0,91 và ổn định giữa các ô mẫu (CV = 4,1%).

Nói chung, tổng số loài cây gỗ bắt gặp trong hai trạng thái rừng này là 52 loài thuộc 43 chi và 29 họ. Số họ và số loài cây gỗ bắt gặp ở trạng thái rừng IIA (51 loài thuộc 32 họ) cao hơn so với trạng thái rừng IIB (49 loài thuộc 27 họ). Chỉ số đa dạng loài cây gỗ ở trạng thái rừng IIA (H’ = 2,99) nhận giá trị cao hơn trạng thái rừng IIB (2,87). Trạng thái rừng IIA có sự đa dạng về loài cây gỗ lớn hơn so với trạng thái rừng IIB. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trạng thái rừng IIA có số loài cây gỗ và mật độ cao hơn so với trạng thái rừng IIB. Về cơ bản, đa dạng loài cây gỗ ở hai trạng thái rừng này nhận giá trị ở mức trung bình (H’ = 2 - 3).

4.6. Thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học của trạng thái rừng IIA và IIB thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại ban quản lý rừng phòng hộ tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 92 - 94)