Đặc điểm gây trồng và phát triển loài Quế tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn lọc cây trội, đánh giá khả năng sinh trưởng và tương quan giữa sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu của dòng quế thanh (cinnamomum cassia blume)​ (Trang 44 - 49)

4.1.2.1. Một số biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng trồng rừng Quế

a) Về nguồn giống

Hầu hết các giống Quế đƣợc trồng ở các địa phƣơng đều sử dụng bằng nguồn giống tự có, đƣợc thu hái từ các cây sai quả trong lâm phần chƣa qua chọn lọc, khảo nghiệm để chọn ra giống tốt phục vụ cho trồng rừng sản xuất.

Hiện nay, Quế thƣờng đƣợc trồng bằng hạt. Mặt khác, hạt quế thƣờng đƣợc thu hái xô bồ không qua chọn lọc và không rõ xuất xứ, nguồn gốc, dẫn đến rừng trồng thƣờng đạt tỷ lệ sống thấp, sinh trƣởng kém, cây cho vỏ mỏng, hàm lƣợng tinh dầu thấp, chất lƣợng tinh dầu kém. Để tăng sản lƣợng sản phẩm (khối lƣợng vỏ quế), hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu cần phải chọn nguồn giống.

b) Về mật độ trồng

Quế đƣợc trồng với mật độ tƣơng đối cao, dao động từ 1100 cây/ha đến 5000 cây/ha. Mật độ trồng Quế thay đổi theo phƣơng thức mô hình trồng. Mật độ quế trồng dƣới tán rừng: 1100 cây/ha đến 1600 cây/ha. Trồng xen cây nông nghiệp: 2500 cây/ha đến 3000 cây/ha. Trồng trong vƣờn hộ: 500 – 600 cây/ha tùy theo mật độ cây ăn quả trong vƣờn.

Bản 4. : Mật độ trồn Quế ở các x tron u ện T ƣờn Xu n

TT Mật độ trồng rừng tập

trung (cây/ha)

Mật độ còn lại đến thời điểm hiện tại (cây/ha)

1 Xuân Lẹ 2000 1.150 2 Xuân Cao 3000 500 3 Yên Nhân 2.500 1.680 4 Vạn Xuân 2.500 1.750 5 Tân Thanh 3.300 1.240 6 Na Mèo 1.600 750

c) Về p ƣơn t ức và p ƣơn p áp trồng rừng Quế

Hiện nay, Quế thƣờng đƣợc trồng theo các phƣơng thức sau:

- Trồng dưới tán rừng: Phƣơng thức này thƣờng đƣợc trồng dƣới tán rừng nghèo kiệt cỏ trữ lƣợng thấp. Với phƣơng thức này Quế thƣờng đƣợc trồng với mật độ khoảng 1100 cây/ha và sau 5-6 năm bắt đầu tỉa dần cây gỗ tạo không gian dinh dƣỡng cho Quế phát triển và thu sản phẩm.

- Trồng kết hợp với cây ăn quả trong vườn rừng hay trong các vườn của các hộ gia đình: Với phƣơng thức này cần trồng cây con có kích thƣớc lớn, thƣờng là cây con 2 năm tuổi. Mật độ trồng thƣa, kích thƣớc hố trồng lớn, kết hợp bón phân chuồng hoai 5-10 kg/hố trồng. Mô hình trồng này thƣờng đƣợc sử dụng ở Ngọc Lặc, Thƣờng Xuân (Thanh Hóa), Nam Đàn, Quế Phong (Nghệ An), Tiên Phƣớc (Quảng Nam).

- Trồng thuần loài: Mô hình này Quế thƣờng đƣợc trồng với mật độ dày. Sau 5 năm tỉa thƣa lần đầu kết hợp với lấy vỏ ở những cây có đƣờng kính từ 5cm trở lên, sau 8-10 năm tỉa thƣa lần 2, đến tuổi 15 tỉa thƣa lần cuối cùng. Quế trồng thuần loài tại Tân Thành – Thƣờng Xuân. Quế trồng kết hợp với một số loài cây khác trong vƣờn hộ gia đình tại xã Xuân Cao – Thƣờng Xuân.

d) Về kỹ thuật c ăm sóc, nuôi dƣỡng rừng Quế

Nhìn chung, rừng Quế ở các địa phƣơng đều không đƣợc chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt là các biện pháp làm cỏ, bón phân, tỉa cành, tạo tán, … Phần lớn diện tích trồng Quế còn lại đều đƣợc trồng từ những năm 1990 – 1995, mặt khác cây trồng lại không đƣợc chăm sóc cẩn thận nên các rừng Quế hiện đã bị già cỗi, thoái hoá do đó sản lƣợng của các rừng Quế này đạt đƣợc không cao và sản lƣợng cũng không ổn định.

4.1.2.2. Tình hình khai thác và chế biến vỏ Quế

a) P ƣơn p áp k ai t ác vỏ Quế

Trên một cây quế có thể khai thác tất cả vỏ một lần và chặt cây, hoặc cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây. Khi khai thác một bộ phận vỏ quế trên một cây về một phía, cây quế không chết mà có xu hƣớng sinh trƣởng ra vỏ mới để liền những phần vỏ đã bị bóc vỏ. Khai thác nhiều lần trên một cây là bóc đi 1/4 thậm chí là 1/2 vỏ quế về một phía, sau đó tiếp tục nuôi cây cho các lần bóc sau đó. Phƣơng thức khai thác này thƣờng chỉ áp dụng cho các cây quế quý hiếm và yêu cầu sản phẩm vỏ quế không nhiều.

Trong thực tế, do yêu cầu cùng một lúc phải có nhiều sản phẩm nên thƣờng áp dụng các phƣơng thức khai thác hết tất cả vỏ cây của toàn bộ cây trong một mùa khai thác (khai thác trắng), ƣu điểm là thu đƣợc nhiều sản phẩm và dễ áp dụng. Ngoài ra, còn có phƣơng thức khai thác các cây có đƣờng kính đã định trƣớc (khai thác chọn) phƣơng thức này thu đƣợc sản phẩm theo ý muốn, nhƣng khó bố trí khai thác, chu kỳ kinh doanh dài. Ở nƣớc ta có 2 mùa khai thác vỏ quế, vào mùa xuân thời tiết ít mƣa, nắng ấm kéo dài rất thích hợp cho khai thác và chế biến vỏ quế. Mùa thu, thƣờng có mƣa nhiều, thời tiết âm u rất rễ cho vỏ bị mốc, bị mục ải.

Tuy nhiên, ngƣời dân cho biết vỏ quế thu hoạch vụ thu có hàm lƣợng tinh dầu nhiều hơn vỏ quế khai thác vụ xuân, khai thác đúng mùa thì vỏ dễ dàng bóc ra khỏi thân cây, vỏ không bị gãy, bị vỡ, bị sát lòng hay bị dính vào thân. Trong một khu rừng khi bóc thử một số cây thấy dễ bóc thì nhìn chung cả khu rừng có thể khai thác vỏ đƣợc, kỹ thuật khai thác vỏ quế thƣờng qua các bƣớc sau đây:

- Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thử một vài cây để xác định thời điểm khai thác. - Dùng dụng cụ bóc vỏ để bóc một khoanh vỏ quanh thân sát gốc có chiều dài từ 40-60cm.

- Chặt ngã cây.

- Dùng dao bóc vỏ để bóc vỏ ra khỏi thân cây theo quy cách đã xác định. Trong khi bóc vỏ ra khỏi thân cây, cần chú ý để có nhiều khoanh vỏ đẹp, hợp quy cách các loại sản phẩm ngay từ lúc cắt khoanh, để các thanh vỏ quế thẳng, đều, không bị mắt chế, không bị thủng lỗ. Khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần nhẹ nhàng, không để lòng thanh quế bị xây xát hai đầu thành không bị nứt ran, cũng có thể lau sạch thanh quế, lau khô nƣớc lòng thanh quế trƣớc khi đem ủ để tránh mốc.

Vỏ Quế khai thác trên cùng 1 cây thƣờng đƣợc chia thành các loại sau:

+ Vỏ Quế bóc ở thân cây: đoạn cách gốc 1m đến nơi cây tỉa cành vỏ thƣờng dày, lƣợng tinh dầu trong vỏ cao, vỏ thẳng, đẹp, ít bị thủng do có ít mắt chết và ít bị vênh. Nhân dân ta thƣờng gọi loại Quế này là Quế Trung Châu. Đây là loại Quế tốt nhất.

+ Vỏ Quế bóc từ ngọn cây và các cành lớn thƣờng đƣợc gọi à Quế Thƣợng căn. Loại Quế này thƣờng có nhiều lỗ thủng do có nhiều mắt chết và hàm lƣợng tinh dầu cũng ít hơn trong vỏ Quế Trung Châu. Khi bóc vỏ loại Quế này thƣờng cần chú ý hạn chế tối đa sự xây xƣớc do các mắt chết ở thân cây tạo nên.

+ Vỏ Quế Hạ căn là vỏ Quế bóc từ đoạn thân sát gốc có đặc điểm là vỏ dày nhƣng hàm lƣợng tinh dầu thấp và thƣờng bị cong vênh.

+ Vỏ Quế chi là vỏ quế bóc từ những cành cây nhỏ.

Thông thƣờng Quế trồng sau 6 đến 7 năm là có thể tiến hnhf khai thác tỉa thƣa đƣợc. Với loại Quế khai thác ở tuổi 15 thì có thể tỉa thƣa 2 đến 3 lần để điều chỉnh mật độ cho thích hợp. thƣờng thì cứ phải sau 15 năm thì rừng Quế mới cho khai thác chính đƣợc, tuy nhiên trong quá trình đợi khai thác chính ngƣời ta tiến hành tỉa thƣa và dùng các sản phẩm tỉa thƣa này làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và hƣơng liệu. Các loại Quế tốt dùng vào mục đích làm dƣợc liệu thì thời gian kéo dài 20 năm.

b) Kỹ thuật chế biến vỏ Quế

Tùy theo chất lƣợng và quy cách sản phẩm vỏ quế khác nhau mà kỹ thuật chế biến cũng khác nhau. Để chế biến đƣợc Quế tốt dùng vào mục đích làm dƣợc liệu chữa bệnh phải tốn nhiều công sức từ việc lựa chọn cho đƣợc cây quế tốt, xác định vị trí và quy cách lấy vỏ, bóc vỏ, xử lý vỏ, tạo dáng đẹp sau đó phơi khô 15 – 20 ngày. Để tạo dáng đẹp cho thanh quế, trƣớc khi cho thanh quế lên bàn kẹp để uốn hình, vỏ quế thƣờng đƣợc ủ 3-4 ngày cho dai, mềm dễ uốn, tinh dầu trong vỏ quế đã tƣơng đối ổn định. Trong khi ủ không để cho lòng vỏ quế bị ẩm mốc, có thể dùng rƣợu hoặc cồn lau sạch lòng thanh quế. Bàn kẹp gồm nhiều thanh tre hoặc gỗ dùng để uốn thanh quế thành hình theo ý muốn. Trong quá trình tạo dáng, vỏ quế đƣợc phơi nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực diện hoặc nơi có nhiệt độ

cao. Khi phơi lòng thanh quế đƣợc úp xuống tránh sự bay hơi của tinh dầu. Trong quá trình tạo dáng, bản kẹp phải luôn siết chặt để tạo dáng theo ý muốn. Khi vỏ quế đã khô thì tháo thanh kẹp ra, tu sửa lại thanh quế, phân loại và đem bảo quản. Có nơi nhân dân thƣờng đẽo vát hai đầu thanh quế để lộ ra phần nhục quế hoặc dùng sáp ong để bịt kín hai đầu thanh quế. Quế đƣợc bảo quản trong các hộp kém hoặc trong các hộp có bọc nhiều lớp vải mỏng và mềm, làm nhƣ vậy có thể bảo quản quế rất lâu mà không bị mất mùi.

Chế biến vỏ quế gia vị dùng vào chế biến thực phẩm thƣờng đơn giản nhƣng khối lƣợng rất lớn có khi đến hàng trăm tấn trong một mùa vụ, một năm. Thông thƣờng, việc chế biến vỏ quế thô rất đơn giản nhƣng cũng đòi hỏi công phu theo các bƣớc sau: vỏ quế sau khi bóc xong, đem phơi khô, phân loại và đóng vào các thùng gỗ có bọc túi polyetylen hoặc giấy hút ẩm. Khi đóng gói cần chú không làm cho các thanh quế bị vỡ trong quá trình vận chuyển. Khi xếp phải đủ chặt để khi vận chuyển quế không va đập vào nhau gây hao hụt. Yêu cầu chính là quế không bị mốc, không bị mất mùi vị, thanh quế phải đạt kích thƣớc nhất định, đảm bảo các tiêu chuẩn về thực phẩm, phải đƣợc bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ thích hợp, không để Quế lẫn xăng dầu, các chất dễ nhiễm mùi nhƣ: hóa chất, nƣớc mắm…không nên bảo quản quế quá lâu vì để lâu quế dễ bị mất mùi vị, ẩm mốc không bảo đảm chất lƣợng.

Tinh dầu Quế đƣợc chế biến từ vỏ, lá, cành, ngọn, mầm non trong quá trình khai thác. Hàng năm ngƣời trồng quế đều có thể khai thác các phụ phẩm của cây quế để ép lấy tinh dầu. Thiết bị chƣng cất tinh dầu thƣờng dùng hiện nay là thiết bị chƣng cất bằng hơi nƣớc, hiệu suất nhìn chung còn thấp, tỷ lệ hao hụt cao.

4. . N i n cứu c ọn lọc c trội loài Quế tại T an Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn lọc cây trội, đánh giá khả năng sinh trưởng và tương quan giữa sinh trưởng và hàm lượng tinh dầu của dòng quế thanh (cinnamomum cassia blume)​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)