Ở mỗi ô tiêu chuẩn, đề tài đã điều tra lượng thảm khô ở 25 ô dạng bản 1m2, kết quả được thống kê ở phụ biểu 03. Số liệu cho thấy lượng thảm khô ở rừng cao su và cac kiểu rừng tự nhiên đối chứng đều biến động trong phạm vi rộng. Khối lượng thảm khô lớn nhất ở rừng cao su là 15000 kg/ha, ở rừng nghèo là 28000 kg/ha, rừng nghèo kiệt 2700 kg/ha và rừng phục hồi 40000 kg/ha. Lượng thảm khô thấp nhất ở rừng cao su là 500 kg/ha, ở rừng nghèo là 3000 kg/ha, rừng nghèo kiệt là 2000 kg/ và rừng phục hồi là 2000 kg/ha. Để phân tích đầy đủ hơn sự khác biệt về thảm khô giữa rừng cao su và rừng đối chứng đề tài xác định các chỉ tiêu thống kê về khối lượng và tỷ lệ che phủ thảm khô ở rừng cao su và rừng đối chứng trong bảng sau.
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra sự khác biệt về khối lượng và tỷ lệ che phủ của thảm khô giữa rừng cao su và rừng nghèo
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng nghèo t t05
n TB STD n TB STD
Lượng thảm khô
(kg/ha) 125 4336 34.6 125 10120 52.8 -0.1 1.98 Tỷ lệ che phủ của
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra sự khác biệt về khối lượng và tỷ lệ che phủ của thảm khô giữa rừng cao su và rừng nghèo kiệt
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng nghèo kiệt t t05
n TB STD n TB STD
Lượng thảm khô
(kg/ha) 125 4336 34.6 125 8216 37.8 -0.1 1.98 Tỷ lệ che phủ của
thảm khô (%) 160 70 19 160 84.4 35.1 -4.5 1.98
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra sự khác biệt về khối lượng và tỷ lệ che phủ của thảm khô giữa rừng cao su và rừng phục hồi
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng phục hồi t t05 n TB STD n TB STD Lượng thảm khô (kg/ha) 125 4336 34.6 125 11728 77,6 -0.1 1.98 Tỷ lệ che phủ của thảm khô (%) 160 70 19 160 83.4 34.4 -4.3 1.98 Theo số liệu ở bảng trên có thể nhận thấy lượng thảm khô ở rừng cao su thấp hơn so với các kiểu rừng đối chứng rất rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ che phủ mặt đất của thảm khô ở rừng cao su lại không khác biệt rõ với rừng đối chứng. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm lượng thảm khô ở rừng cao su là do các biện pháp chăm sóc rừng, nhất là các biện pháp cày xới giữa các hàng cây.