3.2.1. Dân số
Theo nguồn số liệu của Phòng Giáo dục Môi trường và Du lịch Sinh thái VQG Bù Gia Mập, tính đến tháng 5/2009 dân số các xã xung quanh Vườn quốc gia Bù Gia Mập là 3.889 hộ với 18.376 nhân khẩu (xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước và xã Quảng Trực tỉnh Đăk Nông). Trong đó:
Phân chia theo đơn vị hành chính:
+ Xã Bù Gia Mập : 4.899 khẩu + Xã Đăk Ơ : 10.732 khẩu + Xã Quảng Trực : 2.156 khẩu
+ Đặc biệt có 31 hộ nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia còn lại chủ yếu tập trung dọc theo trục lộ 741 và trung tâm xã Bù Gia Mập. Đây là vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch xây dựng và phát triển VQG trong giai đoạn tới.
Phân chia theo dân tộc
+ M’Nông : 15,9% + Tày : 6,2% + Nùng : 4,0% + Dao : 0,5% + Cao Lan : 0,5% + Hoa : 0,1% + Mường : 0,3% + Khơ Me : 0,3% + Châu Mạ : 0,1% + Sán dìu : 0,02% + Thái : 0,1%, + Stiêng : 27,3% + Các dân tộc khác : 0,68% 3.2.2. Lao động
Tổng số lao động trên địa bàn là 1.800 người nhưng hầu hết là lao động phổ thông không qua các trường lớp đào tạo.
3.2.3. Trình độ văn hoá
Thấp với tỷ lệ mù chữ cao.
+ Hộ nghèo có tỷ lệ 70% số người biết đọc biết viết và 30% mù chữ + Hộ trung bình có 87% biết đọc biết viết và 13% mù chữ
+ Hộ khá giả có tỷ lệ người biết đọc biết viết lên tới 99%.
+ Về nhóm dân tộc thiểu số, người Tày và người Nùng có tỷ lệ biết đọc biết viết cao hơn (90%) trong khi người S’tiêng và người M’nông có tỷ lệ biết đọc biết viết là 70%. Dân tộc Kinh có tỷ lệ người biết đọc biết viết đạt tới 99%.
3.2.4. Thu nhập
Bình quân thu nhập đầu người 2.400.000 đồng/người/năm
3.2.5. Cơ sở hạ tầng
Mỗi xã đều có trường cấp I và cấp II, 1 trạm xá (05 gường bệnh) và 01 trạm bưu điện.
Tình hình giao thông: Trong VQG Bù Gia Mập có 1km đường láng nhựa từ đường ĐT 741 (đường liên tỉnh) vào tới trung tâm xã Bù Gia Mập, đây là đoạn đường ranh giới phía Nam Vườn quốc gia. Có hệ thống đường liên tỉnh ĐT 741 chạy theo hướng Đông – Tây qua Vườn quốc gia 20Km.
Với mật độ dân cư thấp, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp còn khá phong phú sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế công nông nghiệp, sẽ củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới. Tuy nhiên, còn một số hạn chế về trình độ dân trí, ý thức bảo vệ rừng của người dân chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, phần lớn dân cư xung quanh VQG còn nghèo nàn, lạc hậu dẫn đến phá rừng trong VQG. Hệ thống đường giao thông còn hạn chế nên khó khăn cho việc đi lại phục vụ công tác bảo vệ rừng.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng khi chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng trồng Cao su rừng trồng Cao su
4.1.1. Đặc điểm biến đổi tầng cây cao
Để phân tích đặc điểm biến đổi tầng cây cao khi chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng trồng Cao su đề tài đã thống kê các chỉ tiêu điều tra ô tiêu chuẩn ở phụ biểu 01. Số liệu cho thấy đặc điểm tầng cây cao của rừng Cao su có sự khác biệt so với rừng tự nhiên đối chứng bao gồm: rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi. Để thấy được đặc điểm tầng cây cao của rừng Cao su và rừng tự nhiên đối chứng, từ phụ biểu 1 đề tài thống kê các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao trung bình cho rừng Cao su và rừng tự nhiên đối chứng. Kết quả thu được được ghi trong bảng sau:
Bảng 4.1. Số liệu cấu trúc rừng Cao su và rừng tự nhiên đối chứng trong khu vực nghiên cứu
TT Kiểu rừng Hvn(m) Hdc(m) D1.3 (cm) Dt(m) TC(%) CP(%) TK(%) 1 Cao su 15 tuổi 17.6 8.8 24.2 4.2 66 29 62 2 Cao su 10 tuổi 11.2 3 12.4 3.8 65 28 72 3 R. Nghèo 17.5 8.6 18.8 5.4 55.6 61.9 83.4 4 R. Nghèo kiệt 11.7 6 14.2 3.3 54 61 84.4 5 R. Phục hồi 5.6 2.8 9.6 2.2 42.5 44 84
Số liệu cho thấy đặc điểm tầng cây cao ở rừng Cao su ở các cấp tuổi và rừng tự nhiên đối chứng có sự khác biệt nhất định. Đường kính cây ở rừng Cao su 15 tuổi trung bình là 24.2cm; rừng cao su 10 tuổi là 12.4cm, còn đường kính ở rừng tự nhiên đối chứng lần lượt là 14.2cm (rừng Nghèo); 18.8cm (rừng Nghèo kiệt) và 9.6cm (rừng phục hồi). Chiều cao trung bình ở rừng Cao su 15 tuổi là 17.7m; rừng cao su 10 tuổi là 10.3m, còn đường kính ở rừng tự nhiên đối chứng lần lượt là
11.7m (rừng Nghèo), 17.5m (rừng Nghèo kiệt) và 5.6m (rừng phục hồi). Như vậy, kích thước cây rừng ở rừng Cao su 15 tuổi tương đương với kích thước của rừng nghèo kiệt; còn kích thước của rừng cao su 10 tuổi tương đương với kích thước rừng nghèo và đều lớn hơn so với rừng phục hồi. Điều này có thể giải thích do các trạng thái rừng nghèo và rừng phục hồi số lượng các cây gỗ hầu hết đã bị khai thác hoặc còn đang ở giai đoạn phục hồi.
Theo bảng số liệu ta thấy ở các độ tuổi khác nhau chiều cao rừng cao su khác nhau và với rừng tự nhiên đối chứng cũng cho kết quả khác nhau ứng với từng trạng thái rừng. Sự khác nhau sẽ được thể hiện thông qua hình vẽ dưới đây:
Những sự khác biệt về kích thước tầng cây cao giữa các trạng thái rừng, cũng như giữa các độ tuổi của rừng cao su là điều kiện cần thiết để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc rừng đến khả năng bảo vệ đất.
Giữa các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tầng cây cao của rừng cao su và các trạng thái rừng tự nhiên khác đều có quan hệ chặt với nhau. Hệ số tương quan giữa chúng thường đạt trên 0.7 (tương quan chặt) do đó chúng ta có thể sử dụng một
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Cao su 15 tuổi Cao su 10 tuổi Nghèo Nghèo kiệt Phục hồi
Kiểu rừng H v n (m )
y = 4.9659Ln(x) + 1.5173 R2 = 0.7948 0 5 10 15 20 25 0 5 10 15 20 25 30 35 40 D1.3(cm) H v n (m )
Hình 4.2. Liên hệ giữa chiều cao trung bình và đường kính trung bình các ô tiêu chuẩn cuả rừng cao su 15 tuổi
y = 0.2897x + 7.7935 R2 = 0.7387 0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 5 10 15 20 D1.3(cm)25 H v n (m )
Hình 4.3. Liên hệ giữa chiều cao trung bình và đường kính trung bình các ô tiêu chuẩn cuả rừng cao su 10 tuổi
trong những chỉ tiêu cấu trúc tầng cây cao để đại diện cho đặc điểm của tầng cây cao nói chung.
Vì mối quan hệ chặt (R2 > 0.7) giữa các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tầng cây cao có thể sử dụng một hoặc một số yếu tố để đại diện cho đặc điểm tầng cây cao của rừng cao su nói chung.
4.1.2. Đặc điểm của tầng cây bụi, thảm tươi
Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi ở các ô tiêu chuẩn dưới rừng cao su và rừng tự nhiên đối chứng được ghi ở phụ biểu 02. Và được tổng hợp theo các bảng dưới đây:
Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu điều tra cây bụi, thảm tươi của rừng cao su so với rừng nghèo
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng nghèo t t05
n TB STD n TB STD
Hcb(cm) 35 83.7 27 84 108 35 -3.67 1.98
Htt(cm) 44 40 27 54 91.6 41 -6.3 1.98
CP 160 29 42 160 61.9 48 -6.52 1.98
Bảng 4.3.Kết quả kiểm tra chỉ tiêu điều tra cây bụi, thảm tươi của rừng cao su so với rừng nghèo kiệt
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng nghèo kiệt t t05
n TB STD n TB STD
Hcb(cm) 35 83.7 0.27 101 108.9 0.33 -4.06 1.98
Htt(cm) 44 40 0.27 59 84.7 0.42 -6.17 1.98
CP 160 29 0.42 160 62.6 0.48 -6.66 1.98
Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu điều tra cây bụi, thảm tươi của rừng cao su so với rừng phục hồi
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng phục hồi t t05
n TB STD n TB STD
Hcb(cm) 35 83.7 0.27 74 119 0.32 -5.64 1.98
Htt(cm) 44 40 0.27 54 84.6 0.42 -6.08 1.98
CP 160 29 0.42 160 44 0.48 -2.97 1.98
Số liệu cho thấy chỉ tiêu student tính được nhỏ hơn chỉ tiêu student tra bảng (với hệ số K = n1 + n2 - 2) như vậy ta có thể kết luận chiều cao và độ che phủ của
cây bụi, thảm tươi ở rừng cao su thấp hơn so với chiều cao và độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở rừng nghèo, đặc biệt là độ che phủ của rừng cao su thấp hơn hẳn so với rừng nghèo. Nguyên nhân có thể giải thích do việc phát dọn hàng năm trong quá trình chăm sóc rừng cao su.
4.1.3. Đặc điểm lớp thảm khô
Ở mỗi ô tiêu chuẩn, đề tài đã điều tra lượng thảm khô ở 25 ô dạng bản 1m2, kết quả được thống kê ở phụ biểu 03. Số liệu cho thấy lượng thảm khô ở rừng cao su và cac kiểu rừng tự nhiên đối chứng đều biến động trong phạm vi rộng. Khối lượng thảm khô lớn nhất ở rừng cao su là 15000 kg/ha, ở rừng nghèo là 28000 kg/ha, rừng nghèo kiệt 2700 kg/ha và rừng phục hồi 40000 kg/ha. Lượng thảm khô thấp nhất ở rừng cao su là 500 kg/ha, ở rừng nghèo là 3000 kg/ha, rừng nghèo kiệt là 2000 kg/ và rừng phục hồi là 2000 kg/ha. Để phân tích đầy đủ hơn sự khác biệt về thảm khô giữa rừng cao su và rừng đối chứng đề tài xác định các chỉ tiêu thống kê về khối lượng và tỷ lệ che phủ thảm khô ở rừng cao su và rừng đối chứng trong bảng sau.
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra sự khác biệt về khối lượng và tỷ lệ che phủ của thảm khô giữa rừng cao su và rừng nghèo
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng nghèo t t05
n TB STD n TB STD
Lượng thảm khô
(kg/ha) 125 4336 34.6 125 10120 52.8 -0.1 1.98 Tỷ lệ che phủ của
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra sự khác biệt về khối lượng và tỷ lệ che phủ của thảm khô giữa rừng cao su và rừng nghèo kiệt
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng nghèo kiệt t t05
n TB STD n TB STD
Lượng thảm khô
(kg/ha) 125 4336 34.6 125 8216 37.8 -0.1 1.98 Tỷ lệ che phủ của
thảm khô (%) 160 70 19 160 84.4 35.1 -4.5 1.98
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra sự khác biệt về khối lượng và tỷ lệ che phủ của thảm khô giữa rừng cao su và rừng phục hồi
Chỉ tiêu Rừng cao su Rừng phục hồi t t05 n TB STD n TB STD Lượng thảm khô (kg/ha) 125 4336 34.6 125 11728 77,6 -0.1 1.98 Tỷ lệ che phủ của thảm khô (%) 160 70 19 160 83.4 34.4 -4.3 1.98 Theo số liệu ở bảng trên có thể nhận thấy lượng thảm khô ở rừng cao su thấp hơn so với các kiểu rừng đối chứng rất rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ che phủ mặt đất của thảm khô ở rừng cao su lại không khác biệt rõ với rừng đối chứng. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm lượng thảm khô ở rừng cao su là do các biện pháp chăm sóc rừng, nhất là các biện pháp cày xới giữa các hàng cây.
4.2. Nghiên cứu đặc điểm biến đổi môi trường đất, nước khi chuyển rừng tự nhiên sang rừng cao su nhiên sang rừng cao su
4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm biến đổi môi trường đất khi chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng trồng cao su sang rừng trồng cao su
4.2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm biến đổi độ xốp của đất
Kết quả điều tra độ xốp các tầng đất ở 7 ô tiêu chuẩn rừng cao su và 15 ô tiêu chuẩn rừng đối chứng được ghi ở phụ biểu 04. Số liệu cho thấy độ xốp dưới rừng cao su và rừng đối chứng có sự khác nhau tương đối rõ. Giá trị trung bình của độ xốp ở các tầng đất được thể hiện ở bảng và hình sau.
Bảng 4.8. Độ xốp đất dưới rừng cao su và các kiểu rừng đối chứng Độ sâu tầng đất (cm) Độ xốp đất rừng cao su (%) Độ xốp đất rừng nghèo (%) Độ xốp đất rừng nghèo kiệt (%) Độ xốp đất rừng phục hồi (%) TB STD TB STD Chênh lệch TB STD Chênh lệch TB STD Chênh lệch 0-20 66.3 3.7 76.1 2.0 9.8 71.7 2.3 5.4 72.6 2.6 6.3 20-40 67.3 2.0 73.1 2.4 5.8 70.0 3.6 2.7 69.4 2.5 2.1 40-60 70.0 2.1 72.3 0.5 2.3 70.7 2.7 2.3 69.7 1.8 0.3 60-80 70.5 3.4 70.7 1.0 0.2 70.3 1.8 0.2 69.6 1.8 0.9 TB 68.5 73.0 4.5 70.7 2.2 70.3 1.8
Số liệu cho thấy độ xốp trung bình dưới rừng cao su thường thấp hơn độ xốp của các kiểu rừng đối chứng trong khoản từ 2 - 4%. Mức chênh lệch lớn nhất là ở tầng đất từ 0 - 20cm , độ xốp đất các kiểu rừng tự nhiên đối chứng lớn hơn rừng cao su từ 5 - 9% đặc biệt là trạng thái rừng nghèo lên đến 9.8%. Còn ở tầng đất từ 60 - 80cm có độ chênh lệch ít hơn cả chỉ dao động trong khoảng trên dưới 1%.
Để phân tích kỹ hơn sự biến đổi của độ xốp đất dưới rừng cao su và các kiểu rừng đối chứng đề tài đã thông kê sự biến đổi của độ xốp đất dưới rừng cao su và từng trạng thái rừng đối chứng. Kết quả được thể hiện dưới các bảng sau.
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra độ xốp đất rừng cao su và rừng nghèo Độ sâu tầng đất (cm) Rừng cao su Rừng nghèo t t05 n TB STD n TB STD 0-20 10 66.3 3.7 5 76.1 2.0 -5.54 2.18 20-40 10 67.3 2.0 5 73.1 2.4 -4.91 2.18 40-60 10 70.0 2.1 5 72.3 0.5 -2.42 2.18 60-80 10 70.5 3.4 5 70.7 1.0 -0.11 2.18 Số liệu ở bảng trên cho thấy sự khác biệt giữa độ xốp đất rừng cao su và rừng nghèo tương đối rõ rệt ở các tần đất 0 - 20cm, 20 - 40cm và 40 - 60cm. Giá trị
60 62 64 66 68 70 72 74 76 78 0-20 20-40 40-60 60-80 TB Độ sâu tầng đất (cm) Đ ộ xốp ( % ) Độ xốp đất rừng cao su (%) TB Độ xốp đất rừng nghèo (%) TB Độ xốp đất rừng nghèo kiệt (%) TB Độ xốp đất rừng phục hồi (%) TB
chỉ tiêu student tính được lớn hơn so với giá trị student tra bảng. Như vậy ta có thể khẳng định độ xốp của rừng nghèo lớn hơn so với độ xốp của rừng cao su.
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra độ xốp đất rừng cao su và rừng nghèo kiệt Độ sâu
tầng đất (cm)
Rừng cao su Rừng nghèo kiệt
t t05 n TB STD n TB STD 0-20 10 66.3 3.7 5 71.7 2.3 -2.96 2.18 20-40 10 67.3 2.0 5 70.0 3.6 -1.91 2.18 40-60 10 70.0 2.1 5 70.7 2.7 0.61 2.18 60-80 10 70.5 3.4 5 70.3 1.8 0.15 2.18
Số liệu ở bảng trên cho thấy sự khác biệt giữa độ xốp đất rừng cao su và rừng nghèo tương đối rõ rệt ở các tần đất 0 - 20cm. Giá trị chỉ tiêu student tính được lớn hơn so với giá trị student tra bảng. Còn ở các tầng đất 20 - 40cm, 40 - 60cm và 60 - 80cm thì không có sự khác biệt. Như vậy ta có thể nói độ xốp đất rừng cao su và rừng nghèo kiệt không có sự khác biệt nhiều, ngoại trừ tầng đất mặt (0 - 20cm).
Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra độ xốp đất rừng cao su và rừng phục hồi Độ sâu tầng đất (cm) Rừng cao su Rừng phục hồi t t05 n TB STD n TB STD 0-20 10 66.3 3.7 5 72.6 2.6 -3.40 2.18 20-40 10 67.3 2.0 5 69.4 2.5 -1.73 2.18 40-60 10 70.0 2.1 5 69.7 1.8 0.25 2.18