Đặc điểm biến đổi tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến đổi một số thành phần môi trường khi chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng trồng cao su ở bình phước​ (Trang 47 - 50)

Để phân tích đặc điểm biến đổi tầng cây cao khi chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng trồng Cao su đề tài đã thống kê các chỉ tiêu điều tra ô tiêu chuẩn ở phụ biểu 01. Số liệu cho thấy đặc điểm tầng cây cao của rừng Cao su có sự khác biệt so với rừng tự nhiên đối chứng bao gồm: rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi. Để thấy được đặc điểm tầng cây cao của rừng Cao su và rừng tự nhiên đối chứng, từ phụ biểu 1 đề tài thống kê các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao trung bình cho rừng Cao su và rừng tự nhiên đối chứng. Kết quả thu được được ghi trong bảng sau:

Bảng 4.1. Số liệu cấu trúc rừng Cao su và rừng tự nhiên đối chứng trong khu vực nghiên cứu

TT Kiểu rừng Hvn(m) Hdc(m) D1.3 (cm) Dt(m) TC(%) CP(%) TK(%) 1 Cao su 15 tuổi 17.6 8.8 24.2 4.2 66 29 62 2 Cao su 10 tuổi 11.2 3 12.4 3.8 65 28 72 3 R. Nghèo 17.5 8.6 18.8 5.4 55.6 61.9 83.4 4 R. Nghèo kiệt 11.7 6 14.2 3.3 54 61 84.4 5 R. Phục hồi 5.6 2.8 9.6 2.2 42.5 44 84

Số liệu cho thấy đặc điểm tầng cây cao ở rừng Cao su ở các cấp tuổi và rừng tự nhiên đối chứng có sự khác biệt nhất định. Đường kính cây ở rừng Cao su 15 tuổi trung bình là 24.2cm; rừng cao su 10 tuổi là 12.4cm, còn đường kính ở rừng tự nhiên đối chứng lần lượt là 14.2cm (rừng Nghèo); 18.8cm (rừng Nghèo kiệt) và 9.6cm (rừng phục hồi). Chiều cao trung bình ở rừng Cao su 15 tuổi là 17.7m; rừng cao su 10 tuổi là 10.3m, còn đường kính ở rừng tự nhiên đối chứng lần lượt là

11.7m (rừng Nghèo), 17.5m (rừng Nghèo kiệt) và 5.6m (rừng phục hồi). Như vậy, kích thước cây rừng ở rừng Cao su 15 tuổi tương đương với kích thước của rừng nghèo kiệt; còn kích thước của rừng cao su 10 tuổi tương đương với kích thước rừng nghèo và đều lớn hơn so với rừng phục hồi. Điều này có thể giải thích do các trạng thái rừng nghèo và rừng phục hồi số lượng các cây gỗ hầu hết đã bị khai thác hoặc còn đang ở giai đoạn phục hồi.

Theo bảng số liệu ta thấy ở các độ tuổi khác nhau chiều cao rừng cao su khác nhau và với rừng tự nhiên đối chứng cũng cho kết quả khác nhau ứng với từng trạng thái rừng. Sự khác nhau sẽ được thể hiện thông qua hình vẽ dưới đây:

Những sự khác biệt về kích thước tầng cây cao giữa các trạng thái rừng, cũng như giữa các độ tuổi của rừng cao su là điều kiện cần thiết để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc rừng đến khả năng bảo vệ đất.

Giữa các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tầng cây cao của rừng cao su và các trạng thái rừng tự nhiên khác đều có quan hệ chặt với nhau. Hệ số tương quan giữa chúng thường đạt trên 0.7 (tương quan chặt) do đó chúng ta có thể sử dụng một

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Cao su 15 tuổi Cao su 10 tuổi Nghèo Nghèo kiệt Phục hồi

Kiểu rừng H v n (m )

y = 4.9659Ln(x) + 1.5173 R2 = 0.7948 0 5 10 15 20 25 0 5 10 15 20 25 30 35 40 D1.3(cm) H v n (m )

Hình 4.2. Liên hệ giữa chiều cao trung bình và đường kính trung bình các ô tiêu chuẩn cuả rừng cao su 15 tuổi

y = 0.2897x + 7.7935 R2 = 0.7387 0 2 4 6 8 10 12 14 16 0 5 10 15 20 D1.3(cm)25 H v n (m )

Hình 4.3. Liên hệ giữa chiều cao trung bình và đường kính trung bình các ô tiêu chuẩn cuả rừng cao su 10 tuổi

trong những chỉ tiêu cấu trúc tầng cây cao để đại diện cho đặc điểm của tầng cây cao nói chung.

Vì mối quan hệ chặt (R2 > 0.7) giữa các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tầng cây cao có thể sử dụng một hoặc một số yếu tố để đại diện cho đặc điểm tầng cây cao của rừng cao su nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm biến đổi một số thành phần môi trường khi chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng trồng cao su ở bình phước​ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)