Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật tại rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 45)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Những thuận lợi và cơ hội

- RQG Yên Tử có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và cán bộ nhân dân thị xã ng Bí trong cơng cuộc bảo tồn, bảo vệ các Di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ và phát triển rừng.

- RQG Yên Tử có vị trí địa lý thuận lợi, là thế mạnh về giao lưu kinh tế xã hội với Hà Nội, Hải Phịng và các tỉnh phía Bắc; giữ vị trí chiến lược trọng yếu, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh.

- Sự đa dạng của địa hình, hệ sinh thái động, thực vật; hệ thống chùa, am, tháp sẽ tạo cho Yên Tử có một hình thái du lịch phong phú có nét đặc trưng riêng.

- Cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội khá phát triển; dân cư trong vùng có kinh nghiệm bảo vệ rừng, trồng rừng; có ý thức bảo vệ mơi trường cảnh quan và có tinh

36

thần phục vụ cao…sẽ là hạt nhân và tiền đề vững chắc để bảo tồn và phát triển RQG Yên Tử - Quảng Ninh.

- Cơ hội hợp tác liên kết không gian kinh tế, các vùng du lịch để cùng phát triển với thành phố Hạ Long và các tỉnh Bắc Bộ sẽ tạo cơ hội phát triển các khu du lịch văn hóa tâm linh và các khu dịch vụ du lịch.

- Một số dự án đang triển khai trên địa bàn; các cơng trình dịch vụ, du lịch, các dự án hạ tầng kỹ thuật, sẽ tạo ra cục diện phát triển mới, đồng thời tạo cơ hội cho rừng phát triển bền vững.

3.2.2. Những khó khăn, thách thức

- Quanh khu vực di tích n Tử có 9 thơn bản tiếp giáp có tác động đến rừng, nằm trong địa bàn quản lý của khu di tích và ảnh hưởng trực tiếp đến TNTV. RQG n Tử có 5 thơn (Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm Mẫu A, Năm Mẫu B thuộc xã Thượng Yên Công và thôn Cửa Ngăn xã Phương Đông) với 838 hộ, ngồi ra RQG n Tử cịn chịu ảnh hưởng của 2 đơn vị khai thác than có chung ranh giới với RQG và 2 cơng ty lâm nghiệp (Đơng Triều và ng Bí).

- Các đơn vị khai thác than thải bỏ đất đá đã làm vẩn đục và tràn lấp các khe suối trong khu vực.

- Việc người dân vào rừng khai thác than thổ phỉ vẫn diễn ra thường xuyên. Đặc biệt vào dịp lễ hội hàng năm (3 tháng sau tết), người dân trong khu vực đua nhau vào rừng đào măng, thu hái cây thuốc (các loài Trúc Yên Tử, Trầu tiên, Cốt cắn, Tắc kè đá, Lông cu li,…), săn bắt chim thú, rắn, rùa, côn trùng về bán trong lễ hội, gây ảnh hưởng không tốt đến tài nguyên rừng của khu vực.

- Do chưa có tập quán trồng rừng lấy củi, trồng cây thuốc trong nhà và chăn thả gia súc có người giám sát cho nên những hoạt động phát triển kinh tế trên đã gây khó khăn và cản trở quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng tại đây.

- Việc mở rộng các con đường đi lại, làm cáp treo, bến xe, khu dịch vụ đã tàn phá đi một số diện tích rừng góp thêm phần làm biến đổi thực vật trong khu vực.

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân khu vực Rừng quốc gia để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chưa được nhiều, nhất là đồng bào Dao. Hiện tại, đời sống của nhân dân vẫn cịn khó khăn…

37

- Hiện nay phần diện tích mở rộng (tiểu khu 36B) thuộc Công ty lâm nghiệp ng Bí vẫn chưa được bàn giao; ranh giới Rừng quốc gia tại khu Năm Mẫu và tiểu khu 36B rất khó xác định ngồi thực địa, là khó khăn lớn đối với công tác bảo vệ rừng.

- Cán bộ quản lý bảo vệ rừng cịn thiếu và yếu về chun mơn; các loại hình dịch vụ cịn nghèo nàn, kém chuyên nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm.

38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật tại rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 45)