Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật tại rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc, thành phần loài, các loài nguy cấp, mật độ quần thể, giá trị cảnh quan cũng như các giá trị môi trường khác… của các kiểu TTV ở khu vực nghiên cứu khác nhau, nên cần có những giải pháp về kỹ thuật khác nhau, việc đề xuất giải pháp cần áp dụng theo từng phân khu chức năng của rừng đặc dụng.

84

- Đối với TTV trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh: Cần tiến hành khoanh nuôi phục hồi rừng ở những trạng thái có cây gỗ rải rác, có điều kiện xúc tiến tái sinh tự nhiên (hoặc trồng bổ sung cây bản địa) để phục hồi trở thành rừng tự nhiên sau này. Khi hết thời gian khoanh nuôi cần có đánh giá kết quả khoanh nuôi (thường là 5 năm). Đối với các trạng thái có trảng cỏ, cây bụi tiến hành biện pháp trồng rừng mới với các loài cây bản địa có giá trị cảnh quan môi trường như: Thông nhựa, Lim xanh, Trám trắng, Gụ lau, Sồi phảng, Táu mật, Sến mật, Lim xẹt, Giổi xanh, Vù hương, Tô hạp trung hoa…

- Đối với TTV rừng trồng thứ sinh nhân tác: Đối với rừng Thông thuần loài sinh trưởng tốt, tạo cảnh quan đẹp và phù hợp với mục tiêu xây dựng RQG thì cần thực hiện biện pháp bảo vệ. Còn rừng thuần loài Keo, Bạch đàn cần thiết phải được cải tạo để trồng thay thế bằng các loài cây bản địa để rừng ổn định và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không chặt bỏ toàn bộ các cây, mà cần thực hiện thay thế dần dần, chặt những cây sinh trưởng phát triển kém, rỗng ruột, gãy đổ. Mật độ cây giữ lại phải đảm bảo độ tàn che cho các cây rừng thay thế. Đối với rừng hỗn giao thì chỉ giữ lại Thông, thay thế dần Bạch đàn và Keo bằng những loài cây bản địa.

- Thực hiện biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên đối với TTV rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động trạng thái rừng ít bị tác động (IIIA3) và trạng thái rừng đã có thời gian phục hồi tốt (IIIA2): Đây là hai trạng thái rừng có cấu trúc hướng tới ổn định, tổ thành loài cây phong phú, có nhiều loài cây có giá trị bảo tồn. Hơn nữa, hai trạng thái rừng này chủ yếu phân bố tập trung xung quanh các chùa, các điểm di tích. Ngoài giá trị bảo tồn về thực vật, hai trạng thái rừng này còn có giá trị rất lớn về cảnh quan, môi trường và văn hóa tâm linh.

- Với những TTV rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động trạng thái rừng bị tác động mạnh có hỗn giao với tre nứa (IIIA1 + Giang) hoặc TTV rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp nơi có hỗn giao với tre nứa, do bị tre nứa xâm lấn mạnh, tổ thành loài cây gỗ và cây tái sinh đơn giản, có mật độ tái sinh

85

thấp, chất lượng cây tái sinh kém, cây bụi thảm tươi phát triển mạnh, để phục vụ mục tiêu bảo tồn, tăng tính đa dạng sinh học có thể áp dụng biện pháp làm giàu rừng để rừng phát triển thành rừng tự nhiên nhiều tầng, chất lượng rừng cao hơn. Tiến hành chặt bỏ những cây phẩm chất xấu, tỉa cành, phát luỗng dây leo, cây bụi thảm tươi; trồng bổ sung làm giàu rừng theo đám, theo rạch. Ưu tiên trồng những loài cây đặc trưng của RQG Yên Tử như: Hồng tùng, Thông tre, Mai vàng, Lim xanh, Táu mật, Trám…

- Trong phân khu phục hồi sinh thái, áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm sinh khác. Khoanh nuôi có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau khai thác, rừng nghèo, còn thiếu cây giá trị cao. Đồng thời kết hợp với sự tác động kỹ thuật của con người nhằm cải thiện cấu trúc rừng theo những mục tiêu cụ thể là trồng bổ sung cây bản địa để cải thiện tỷ lệ % các loài cây có giá trị như: Lim xanh, Sến mật, Táu mật… nhằm đưa các TTV rừng này thành những quần xã thực vật rừng có giá trị trong tương lai, đáp ứng mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học của RQG Yên Tử. Đặc biệt, đối với TTV rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt, TTV rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động (trạng thái rừng bị tác động mạnh) ở những lô có nhiều lỗ trống, có cây mục đích chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu cây tái sinh là những loài ít có giá trị thì giải pháp này là quan trọng nhằm tăng tính đa dạng và rút ngắn thời gian phục hồi rừng. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.

- Xây dựng vườn thực vật để phục vụ nghiên cứu và bảo tồn những loài thực vật thân gỗ quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên.

- Xây dựng phòng bảo tàng tại khu bảo tồn, để trưng bày các mẫu tiêu bản các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn.

- Xác định ưu tiên trong bảo tồn các loài và các đơn vị TTV, đặc biệt là những loài quý hiếm đã xác định được vị trí phân bố cần phải được ưu tiên bảo tồn trước.

86

- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra giám sát và bảo tồn thực vật rừng. Tập trung vào các hướng như:

+ Nghiên cứu bảo tồn các loài quý hiếm, đặc trưng của RGG Yên Tử như: Hồng tùng, Mai vàng, Trúc Yên Tử, Thông tre…

+ Nghiên cứu tình hình diễn thế, tái sinh phục hồi tự nhiên của các loài thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu của Yên Tử (Hồng tùng, Mai vàng, Trúc Yên Tử, Thông tre, các loài cây dược liệu…), đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây đó.

+ Nghiên cứu nhân giống vô tính đối với những loài quý hiếm có khả năng tái sinh kém như: Hồng tùng, Thông tre…nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học và giá trị cảnh quan, văn hóa lịch sử của RQG Yên Tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật tại rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)