Giải pháp về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật tại rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 90)

Các giải pháp vể kinh tế - xã hội quyết định rất lớn đến hiệu quả bảo vệ phát triển rừng, đó là tạo cho người dân có cuộc sống ổn định, có việc làm, được đào tạo nghề và được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất Nông - Lâm - Nghiệp.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao, khoán quản lý bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm ở các hạt, các trạm và các xã xung quanh khu rừng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng.

83

- Xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động bảo tồn để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và cán bộ khu bảo tồn, tạo bước đệm vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả.

- Tăng cường hỗ trợ vốn, cho vay với thời hạn dài hơn để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài. Hỗ trợ cây giống Lâm nghiệp cho người dân trong vùng trồng quanh khu gia đình, diện tích rừng sản xuất vùng đệm nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình giảm áp lực vào rừng. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho người dân

- Tỉnh Quảng Ninh cần sớm hoàn thiện Đề án “Vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc Quốc gia Yên tử” nhằm mục tiêu vừa bảo tồn, vừa phát triển tài nguyên và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng cây thuốc, cây rau bản địa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên để cung ứng cho thị trường một số các loài cây có tiềm năng như: Ba kích, Trầu tiên, Trúc Yên Tử, Cốt cắn, rau Sắng...

- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa trong việc phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong công tác bảo vệ và phát triển rừng và hoạt động du lịch. Tăng cường công tác dạy nghề cho nhân dân trong vùng, đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho người dân được hưởng lợi từ phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật tại rừng quốc gia yên tử tỉnh quảng ninh (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)