Theo đai cao, số lượng, thành phần loài nói chung và loài quý hiếm nói riêng cũng biến đổi theo. Việc xác định số lượng, thành phần các loài đó ít nhiều giúp ích cho công tác quản lý và bảo tồn TNTV của RQG Yên Tử. Kết quả nghiên cứu về sự biến đổi thành phần loài thực vật theo đai cao được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Các loài thực vật đặc trưng theo đai cao tại các TTV rừng Đai
cao Thảm thực vật và các loài đặc trưng
700m – 1068m
Thảm thực vật rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp
Trâm tía (Syzygium zeylanicum), Trâm trắng (Syzygium wightianum),
Gò đồng bắc (Gordonia tonkinensis), Giổi lá bóng bạc (Michelia foveolata), Vối thuốc (Schima superba), Phân mã (Archidendron chevalieri), Kháo cuống đỏ (Nothaphoebe umbelliflora), Thanh mai
(Myrica sapida), Sú rừng (Rapanea neriifolia), Súm đá (Eurya japonica), Re xanh (Cinnamomum burmanii), Thích lá xẻ (Acer flabellatum), Vỏ sạn (Osmanthus matsumuranus), Thông tre lá ngắn
(Podocarpus pilgeri), Sến mật (Madhuca pasquieri)…
< 700 m
Thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động
Gội tẻ (Aphanamixis grandifolia), Táu mật (Vatica odorata), Sao hòn gai (Hopea chinensis), Sồi phảng (Lithocarpus cerebrinus), Trâm trắng
(Syzygium wightianum), Mai vàng (Ochna integerrima), Dẻ gai Ấn độ
(Castanopsis indica), Trâm tía (Syzygium zeylanicum), Sến mật
(Madhuca pasquieri), Hồng Tùng (Dacrydium elatum), Thông nhựa
(Pinus merkusii), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Hoa trứng gà
(Magnolia coco), Thừng mực mỡ (Wrightia laevis), Trám trắng
(Canarium album), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Chẹo tía
(Engelhardtia roxburghiana), Vạng trứng (Endospermum chinensis),
Tô hạp Trung Hoa (Altingia chinensis), Sồi ghè (Lithocarpus corneus),
79
chim (Canarium tonkinense), …
Thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt
Chẹo tía (Engelhardtia roxburghiana), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Ngát (Gironniera subaequalis), Thẩu tấu (Aporosa dioica),
Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Mò gói thuốc (Actinodaphne pilosa), Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperma), Dẻ gai Uông Bí
(Castanopsis ouonbiensis), Sau sau (Liquidambar formosana), Táu mật
(Vatica odorata)…
Theo kết quả nghiên cứu ở phần 4.2.1.1, trên toàn bộ các kiểu TTV tổng hợp được 15 loài có giá trị bảo tồn. Sự biến đổi số loài và số cây có giá trị bảo tồn của các TTV theo đai cao được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 4.11. Số loài và số cây có giá trị bảo tồn theo đai cao
Đai cao TTV rừng Số loài Số cây (N) N%
700m – 1068m Rka 3 28/218 12,8% <700m Rkx-TĐ 14 132/457 28,9% Rkx-PH 7 4/251 1,6% Tổng 15 136/708 19,2
Kết quả ở bảng trên cho thấy, đai cao 700m – 1068m có số lượng loài và số cây có giá trị bảo tồn thấp hơn đai cao < 700m. Kết quả cũng cho thấy, TTV vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động có số lượng loài và số cây có giá trị bảo tồn cao nhất (14 loài/132 cây). TTV rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp có số lượng loài và số cây có giá trị bảo tồn thấp nhất (3 loài/4 cây).