2.4.1.Quan điểm phương pháp luận
Quy hoạch nông thôn mới là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc quyết tâm thực hiện.
Quy hoạch nông thôn mới là cơ sở để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá có năng suất cao, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, xây dựng kết cấu hạ tầng - kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, đảm bảo phát triển kinh tế phải gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và an sinh xã hội; Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh, bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp, nâng cao dân trí và bảo vệ môi trường sinh thái.
Việc quy hoạch phải đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH và quy hoạch phát triển ngành có liên quan tại địa phương.
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu
2.4.2.1. Phương pháp điều kế thừa tài liệu có sẵn
Thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất, các văn bản pháp luật của nhà nước và địa phương liên quan đến quy hoạch, tài liệu phát triển kinh tế, xã hội của xã.
Thu thập bản đồ địa phương: Bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,…
2.4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa để xác minh hiện trạng sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhu cầu và nguyện vọng
của địa phương về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp…để xây dựng phương án quy hoạch.
Gặp gỡ cán bộ đại diện cho từng ngành, lĩnh vực trong xã để tìm hiểu tình hình chung về nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu hàng hóa, nhu cầu thị trường. Thông qua Đảng ủy, UBND xã, hội đồng nhân dân xã đề xuất phương án quy hoạch và lấy ý kiến của họ để xây dựng phương án, đưa ra các giải pháp thực hiện.
Thông qua người dân đề xuất phương án quy hoạch và lấy ý kiến của họ để xây dựng phương án, đưa các giải pháp thực hiện. Phỏng vấn có sự tham gia của người dân, cụ thể chọn một số thôn để phỏng vấn, mỗi thôn chọn 30-40 hộ dân, ta lấy 1/3 hộ khá, 1/3 hộ trung bình, 1/3 hộ nghèo để phỏng vấn thu nhập số liệu cần thiết và khách quan.
2.4.2.3.Phương pháp chuyên gia
Phương pháp được sử dụng thông qua trao đổi tham vấn ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch nông thôn, quy hoạch sử dụng đất….
2.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2.4.3.1.Phương pháp xây dựng bản đồ
Bản đồ quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật: trên cơ sở bản đồ địa chính kết hợp với các số liệu thống kê đất đai từ đó hiệu chỉnh bản đồ.
2.4.3.2. Phương pháp phân tích tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế
Căn cứ vào bảng tạm tính suất đầu tư để khai toán nhu cầu vốn xây dựng nông thôn mới cấp xã và phân bố nguồn vốn đầu tư đó trong giai đoan 2015-2020.
2.4.3.3. Xác định các dự án ưu tiên và suất đầu tư.
Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện (trường học chuẩn, bê tông hóa thủy lợi, đường liên thôn, nhà văn hóa…).
2.4.3.4. Dự tính nhu cầu đầu tư
Nhu cầu đầu tư cho xây dựng ưu tiên trên địa bàn xã.
môi trường để hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới của xã. Phương án huy động vốn.
2.4.3.5.Phương pháp dự báo nhu cầu thị trường, dự báo tiềm năng cho phát triển.
Dự báo về sự gia tăng dân số, nhu cầu sử dụng đất; tiềm năng phát triển của các ngành, lĩnh vực trong xã.
Căn cứ vào dân số hiện tại, tốc độ tăng dân số tự nhiên (cho phép), hệ số quy đổi lao động để xác định dân số qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng, từ đó tính ra số lượng lao động toàn vùng và tiểu vùng.
Công thức dự báo dân số:
NT = N𝑜(1+ P
100 )t hay NT = N𝑜(1+ P±V
100 )t
Trong đó: NT là dân số tương lai, người No là dân số hiện tại, người
P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình, %
v là tỷ lệ tăng, giảm cơ học ( do nhập vào hay chuyển đi ), % t là số năm trong giai đoạn dự báo
Biểu thức: (1+ P±V
100 )t được tính sẵn ứng với P cho trước. Dựa vào cơ cấu lao động ta tính được số lao động tăng tự nhiên. Xác định khả năng phát triển dân số theo nhu cầu lao động (N1đ)
Căn cứ vào mục tiêu và cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất của các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, định mức lao động từng ngành, từng đối tượng (loại cây trồng, loại gia súc, loại công việc) để xác định nhu cầu lao động qua các thời kỳ trong vùng và tiểu vùng.
Căn cứ vào yêu cầu kỹ năng lao động thực hiện quy trình công nghệ, xác định yêu cầu, trình độ lao động, nghề nghiệp.
N1đ= A𝑥100
100−(B+C)
Trong đó: N1đ là dân số theo nhu cầu lao động
A Là tổng số lao động trực tiếp trong các ngành sản xuất B (%) là tỷ lệ dân số lao động gián tiếp, phục vụ
C (%) là tỷ lệ dân số không tham gia lao động ( trẻ em, người già, tàn tật, C=50%).
Biện pháp tổ chức lao động, dân số
So sánh dân số phát triển tự nhiên và dân số tính theo nhu cầu lao động quy hoạch để nghiên cứu giải pháp phân số dân cư ta có:
N1đ-NT= ±
Khi ±> 10% so với N1đ
NT> N1đ dân số lớn, lao động dư thừa, biện pháp hữu hiệu di chuyển dân đi nơi khác.
NT< N1đ dân số ít, lao động thiếu cho phép nhập dân đến
Khi ±< 10% so với N1đ có thể cân đối lao động tại chỗ cách mở rộng ngành nghề. Dự báo tốc độ tăng trưởng: Dự báo tốc độ phát triển kinh tế bình quân năm theo từng giai đoạn bằng công thức sau:
Trong đó:
Dbq : Tốc độ tăng trưởng bình quân năm.
P1 : Tổng giá trị sản xuất năm đầu kỳ quy hoạch Pn : Tổng giá trị sản xuất năm cuối kỳ
n : Số năm trong kỳ quy hoạch Dbq=[(P1-Pn)](1/n)-1]*100
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Lục Sơn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
- Xã Lục Sơn là xã miền núi nằm ở phía Đông huyện Lục Nam và Đông Nam tỉnh Bắc Giang cách trung tâm huyện khoảng 40 km; xã có 17 thôn, dân số 8.122 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 9.668,08 ha, trong đó: đất nông nghiệp 9.057 ha, đất phi nông nghiệp 523,81 ha, đất chưa sử dụng 87,27 ha.
- Về địa giới:
+ Phía Đông giáp huyện Sơn Động;
+ Phía Tây giáp xã Trường Sơn, huyện Lục Nam. + Phía Nam giáp huyện Đồng Triều, tỉnh Quảng Ninh; + Phía Bắc giáp xã Bình Sơn, huyện Lục Nam;
Xã có tuyến đường 293 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Về địa hình: Địa hình của xã nằm trên vùng núi và bị chia cắt bời nhiều khe suối, diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ; địa hình dạng bán sơn địa; có hướng dốc chính theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
+ Phía Tây và phía Nam của xã có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc trung bình < 0,007% phù hợp với việc cấy lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Phía Đông và phía Bắc là vùng gò đồi có độ dốc biến thiên trong khoảng từ 04 - 10% phù hợp cho trồng cây lâu năm, các loại cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Toàn bộ phần còn lại có địa hình tương đối bằng phằng, độ cao chênh lệch không đáng kể, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: lợn nạc, thủy sản....
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 38oC ( tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 5 - 8oC (tháng 02 - 03), nhiệt độ trung bình năm 23,4%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.470 - 1.500 mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 với 75% tổng lượng mưa, những tháng còn lại ít mưa (chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng mưa), đặc biệt là các tháng 11 và tháng 12 lượng mưa thấp.
- Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ ngày), số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng ít nhất là tháng 3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ.
3.1.1.4. Hiện trạng sử dụng đất.
- Đất đai của xã chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm, tổng diện tích tự nhiên 9.668,08 ha.
Trong đó: Đất nông nghiệp 9.057 ha, đất phi nông nghiệp 523,81 ha, còn lại khoảng 87,27 ha đất chưa sử dụng. Chi tiết tại bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Lục Sơn.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã Lục Sơn
TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2014
Diện tích(ha) Cơ cấu(%) Tổng diện tích đất tự
nhiên
9.668,08 100
I Đất nông nghiệp 9.057,00 93,68
1.1 Đất trồng lúa 351,71 3,64
1.2 Đất trồng cây lâu năm 548,28 5,67
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 5,02 0,05
1.4 Đất rừng đặc dụng 2.352,00 24,33
1.5 Đất rừng sản xuất 5.799,98 59,99
II Đất phi nông nghiệp 523,81 5,42
2.1 Đất trụ sở cơ quan 0,96 0,01
2.2 Đất xử lý chất thải 0,47 0,00
2.4 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 10,00 0,10
2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 107,50 1,11
2.6 Đất di tích thắng cảnh 1,00 0,01
2.7 Đất tôn giáo tín ngưỡng 4,60 0,05
2.8 Đất nghĩa trang nghĩa địa 6,76 0,07
2.9 Đất có mặt nước chuyên dùng 5,00 0,05
2.10 Đất sông suối 138,97 1,44
2.11 Đất phát triển hạ tầng 140,23 1,45
2.12 Đất ở nông thôn 90,32 0,93
III Đất chưa sử dụng 87,27 0,90
(Nguồn: UBND xã Lục Sơn)
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất a) Tài nguyên đất
Xã Lục Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.668,08 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 9057,00 ha, diện tích đất phi nông nghiệp khoảng 523,81 ha.
b) Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có hai nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
- Nguồn nước mặt tương đối dồi dào dựa vào các hệ thống ao hồ, đập dâng nằm rải rác và hệ thống khe suối trong xã đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: mạch nước có độ sâu từ 5,0 – 13,0 m, chất lượng nước đảm bảo vệ sinh cơ bản đã đáp ứng đủ nước cho sinh hoạt của nhân dân trong xã. Nguồn nước này đước nhân dân khai thác chủ yếu dưới hình thức giếng đào, giếng khoan.
Ao hồ và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản gồm 3 hồ đập trên địa bàn toàn xã có thể nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng khoảng 2 tấn cá /năm.
c) Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 8.151,98% ha, chiếm 84,32% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó chủ yếu là diện tích rừng sản xuất có 5.799,98 ha, chiếm 71,15% tổng diện tích đất có rừng; rừng đặc dụng 2.352,00 ha, chiếm 28,85% tổng diện tích đất có rừng. Diện tích rừng của xã ngoài mục đích kinh tế còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi, trong tương lai cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và môi trường sinh thái.
3.1.2. Thực trạng điều kiện kinh tế xã hội của xã Lục Sơn
3.1.2.1. Dân số, lao động
Tính đến nay, trên địa bàn xã hiện có 1.840 hộ, 8.122 khẩu, phân bố ở 17 thôn. Trong đó: có 612 hộ nghèo, chiếm 33,2 % tổng số hộ trong xã; số hộ có kinh tế gia đình đạt khá trên 500 hộ, chiếm 27,2 % tổng số hộ trong xã. Số hộ có sản xuất nghề phụ: Làm mộc, làm nghề rừng 135 hộ.
- Trên địa bàn xã có 6 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Sán Dìu, Tày, Lùng, Cao Lan, Dao.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,0%, biến động dân số 5 năm qua hầu như chỉ có tăng tự nhiên. Chi tiết bảng 3.2
Bảng 3.2: Hiện trạng dân số trên địa bàn xã
TT Tên Thôn Dân Số Số dân TB/hộ Nhân khẩu(người) Số hộ (hộ) 1 Bãi Đá 236 65 3,63 2 Trại Cao 303 65 4,66 3 Vĩnh Tân 457 108 4,23 4 Đèo Quạt 440 105 4,19 5 Rừng Long 630 142 4,44 6 Hổ Lao 3 421 93 4,53 7 Hổ Lao 4 343 78 4,40 8 Thọ Sơn 705 148 4,76 9 Chồi 1 345 90 3,83 10 Chồi 2 475 97 4,90 11 Đồng Vành 1 503 104 4,84 12 Đồng Vành 2 542 131 4,14 13 Đám Trì 530 128 4,14 14 Văn Non 996 211 4,72 15 Gốc Dẻ 582 136 4,28 16 Thôn Hồng 335 71 4,72 17 Khe Nghè 279 68 4,10
3.1.2.2. Hiện trạng lao động
Dân số toàn xã là 8.122 người, số người trong độ tuổi lao động là 5.270 người chiếm 64,9%, trong đó: Lao động nam là 2.515 người, chiếm 47,7%; lao động nữ 2.755 người, chiếm 52,3%; lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 4.640, chiếm 88,0%; lao động công nghiệp là 370 người, chiếm 7,0%; lao động làm dịch vụ 155 người, chiếm 2,9%; lao động khác 105 người, chiếm 2,1%.
3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: + Nông lâm thủy sản tăng 3,32%/năm
+ Công nghiệp và xây dựng tăng 12,61%/năm + Thương mại và dịch vụ tăng tăng 9,64%/năm
Giá trị sản xuất năm 2014 đạt 65.832,60 triệu đồng, trong đó: + Sản xuất nông nghiệp đạt 54.120,60 triệu đồng, chiếm 82,21%.
+ CN, TTCN, Thương mại và dịch vụ đạt khoảng 11.720 triệu đồng, chiếm 17,79%.
- Chuyển dịch cơ cấu theo chiều tích cực: giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng CN - TTCN, thương mại dịch vụ là mục tiêu chủ yếu của xã. Những khó khăn về cơ sở hạ tầng, thiếu nguồn vốn đầu tư nhưng tỷ trọng nông nghiệp vẫn cao 82,21%.
- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa cao.
- Ngành trồng trọt: Cây lương thực vẫn là nhóm cây chủ chốt chiếm tỷ trọng lớn, sản lượng có hạt đạt 3.353,4 tấn với diện tích giữ mức ổn định 1.610 ha, với giống trồng chính là lúa, ngô, sắn, lạc, đỗ, rau màu các loại, cây ăn quả.Trong đó:
+ Lương thực quy ra thóc bình quân đầu người đạt 460 kg/người/năm. Giá trị sản xuất bình quân đạt 75 triệu/ha/năm đất.
Sản lượng đạt trên 665,16 tấn.
+Toàn xã có 35 máy làm đất loại nhỏ, 22 máy phụt lúa.
Bảng 3.3: Diện tích sản lượng một số cây trồng chính