.Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang giai đoạn 2015 2020​ (Trang 82)

3.4 .Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lục Sơn đến năm 2020

3.4.5.1 .Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

a) Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp

- Đảm bảo vững chắc sản lượng lương thực, phát triển nông nghiệp trở thành nền sản xuất thâm canh an toàn, bền vững, có giá trị thu nhập cao, đáp ứng nhu cầu của người dân.

b) Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp xã Lục Sơn cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao để tăng giá trị trồng trọt.

- Trong lĩnh trồng trọt tập trung vào nhóm cây lương thực chất lượng cao, cây vụ đông đặc sản, cây rau màu hàng hóa.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi chú trọng phát triển trang trại tập trung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.

- Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp cần chọn giống cây và áp dụng biện pháp thâm canh để đạt giá trị sản lượng cao.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất để phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hiện đại. Phát triển mô hình sinh thái, mô hình V.A.C.R, mô hình trang trại, mô hình nông lâm kết hợp.

- Căn cứ điều kiện đất đai và định hướng phát triển nông nghiệp xã, phân vùng sản xuất nông nghiệp như sau:

+ Khu sản xuất 2 vụ lúa chất lượng cao + màu: Tổng diện tích 340,0 ha, trên 17 thôn của xã hiện nay được chuyển đổi sang trồng 100% lúa chất lượng cao.

+ Khu chuyển đổi V.A.C.R tổng diện tích 10,0 ha trong đó thôn Vĩnh Tân 4,0 ha, thôn Đồng Vành 2 diện tích 3,0 ha, thôn Đồng vành 1 diện tích 3,0 ha.

+ Khu chuyển đổi sang trồng cây ăn quả diện tích 40,0 ha tại thôn Vĩnh Tân, với diện tích 20,0 ha tại thôn Đèo Quạt.

c) Quy hoạch sản xuất trồng trọt

Do yêu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, diện tích đất nông nghiệp giảm đi trong quy hoạch sử dụng đất. Diện tích đất trồng lúa cả năm là 658,58 ha, diện tích trồng cây vụ đông khoảng 85,0 - 95,0 ha để trồng đậu tương, lạc, ngô, rau màu các loại.

- Cây lúa: Diện tích đất trồng lúa cả năm là 688,58 ha. Sử dụng diện tích còn lại hiệu quả tăng vụ đông trên đất lúa, định hướng dự kiến sản lượng đạt 4.100,49 tấn.

- Rau màu các loại: là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nền nông nghiệp thuộc vùng nông thôn. Đi đôi với việc mở rộng diện tích rau vụ đông, tăng năng suất các loại rau, cần tập trung đầu tư xây dựng vùng trồng rau an toàn. Quy hoạch đến năm 2020 diện tích gieo trồng các loại rau an toàn và rau màu các loại khoảng 100,0 ha.

- Cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Đậu tương: là cây trồng truyền thống, có giá trị kinh tế cao hiện đang phát triển ở Lục Sơn. Để khai thác hiệu quả đất đai và lợi thế của cây đậu tương, dự kiến năm 2020 gieo trồng 25,0 ha, năng suất bình quân 17,0 tạ/ha, sản lượng 42,5 tấn.

+ Cây lạc là cây trồng ngắn ngày có diện tích không nhiều, nhưng những diện tích ngoài bãi chỉ phù hợp để phát triển cây lạc, do đó đến năm 2020 diện tích trồng 200,0 ha năng suất đạt 20,80 tạ/ha, sản lượng 417,0 tấn.

- Cây hàng năm khác:

+ Cây sắn: dự kiến cây sắn có diện tích gieo trồng năm 2020 là 200,0 ha đưa tổng sản lượng đạt 4600,0 tấn, hỗ trợ thức ăn cho chăn nuôi.

+ Cây ngô: năm 2020 diện tích gieo trồng 11,0 ha, năng suất bình quân đạt 55,0 tạ/ha, sản lượng 605,0 tấn.

d)Ngành chăn nuôi

chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp trên cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường, hướng tới chăn nuôi sạch.

+ Hướng chăn nuôi của xã theo mô hình V.A.C.R tổng hợp. Khu chăn nuôi tập trung thôn Vĩnh Tân, khu chăn nuôi tập trung thôn Đồng Vành 1, khu chăn nuôi tập trung Đồng Vành 2 với tổng diện tích 10,0 ha.

+ Đàn trâu: hiện cả xã có 1.600 con, dự kiến đến năm 2020 tổng số con trâu là 1.800 con, đạt khoảng 102,6 tấn thịt sẻ.

+ Đàn bò: Dự kiến đến năm 2020 tổng số con bò là 80 con, đạt khoảng 3,9 tấn thịt. + Đàn lợn: Dự kiến đến năm 2020 tổng số con lợn là 25.000 con, đạt khoảng 1.381,3 tấn thịt sẻ.

+ Đàn gia cầm: Dự kiến đến năm 2020 tổng số đàn đạt khoảng 300.000 con, đạt khoảng 432,0 tấn thịt sẻ, sản lượng trứng đạt 140 nghìn quả vào năm 2020.

+ Đàn ong: để phát huy hết thế mạnh của vườn rừng, đặc biệt là vùng tập trung trồng.

3.4.6. Quy hoạch cơ sở vật chất văn hóa

a) Khu văn hóa trung tâm xã, thôn bản

- Trụ sở UBND, nhà văn hóa xã tiếp tục nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất để đảm bảo yêu cầu tiêu chí quốc gia.

- Xây dựng 10 nhà văn hóa thôn chưa đạt chuẩn tiêu chí nhà văn hóa.

- Mua sắm trang thiết bị cần thiết theo tiêu chuẩn ngành và yêu cầu tiêu chí quốc gia nông thôn mới cho 10 nhà văn hóa.

- Xây dựng nâng cấp khu thể thao của 11 thôn chưa đạt chuẩn theo tiêu chí và mở rộng nâng cấp 6 thôn còn lại.

b) Chợ nông thôn

Trên địa bàn chưa có chợ phải quy hoạch xây dựng chợ. Nhằm đáp ứng nhu cầu buôn bán hàng hóa của nhân dân trong địa bàn xã, nâng cấp các điểm kinh doanh, công trình phù trợ theo tiêu chí quốc gia về quy hoạch nông thôn mới.

c) Bưu điện

Quy hoạch bổ sung trang thiết bị điểm bưu điện xã hiện tại có đủ điều kiện hoạt động hiệu quả.

- Xây dựng các điểm internet công cộng đến các thôn bản và mỗi thôn có điểm internet đặt tại nhà văn hóa phục vụ nhu cầu truy cập của nhân dân trong xã theo nội dung quốc gia nông thôn mới.

d) Y tế

- Giữ vững và phát huy kết quả trong lĩnh vực y tế đã đạt được tiêu chí quốc gia về các mặt.

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 70,7% - Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia năm 2004.

- Tiếp tục xây dựng nâng cấp các phòng khám chữa bệnh trong quá trình sử dụng bị xuống cấp.

e) Văn hóa

- Nâng cao chất lượng đã đạt được tiêu chuẩn làng văn hóa theo tiêu chí của Bộ văn hóa - thể thao- du lịch.

- Thường xuyên tuyên truyền thực hiện đường lối chính sách của đảng và nhà nước, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trên khắp địa bàn xã.

3.4.7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

3.4.7.1. Quy hoạch về giao thông

Cấu trúc mạng lưới đường hiện trạng của xã bao gồm các đường giao thông liên xã, đường giao thông liên thôn, trục thôn và đường giao thông nội đồng. Hoàn thiện đường giao thông hiện có, cứng hóa toàn bộ đường giao thông nội đồng trong khu vực chưa được cứng hóa nhằm tăng chất lượng giao thông và phù hợp với tiêu chí đường giao thông NTM:

- Đường liên xã: Cần cứng hóa 8,93 km, mặt cắt ngang 7,5÷11,0(m); mặt đường 5,5÷8,0(m); lề đường 1,0÷1,5*2(m).

- Đường trục thôn: Cầu cứng hóa 28,4 km, mặt cắt ngang 4,5÷7,0m; mặt đường 3,5÷5,0(m); lề đường 0,5÷1,0x2m.

- Đường thôn, xóm: Cần nâng cấp giải phối cho 9,15 km đường.

- Đường nội đồng: Cần cứng hóa 11,7 km, mặt cắt ngang 3,5÷4,0m; mặt đường 2,5÷3,0(m); lề đường 0,5x2(m)

Kinh phí khai toán: 32,208 (tỷ đồng).

3.4.7.2. Quy hoạch thủy lợi

- Trạm bơm:Quy hoạch mới 3 trạm bơm với tổng công suất 1620m3/h + Trạm đặt tại thôn Vĩnh Tân Công Suất 540m3/h

+ Trạm đặt tại thôn khe nghè Công Suất 540m3/h + Trạm đặt tại thôn hồng Công Suất 540m3/h - Hồ chứa, đập nước:

Trên địa bàn xã hiện nay có 6 chiếc hồ lớn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chất lượng hồ hiện nay không đảm bảo trữ lượng nước. Trong thời gian tới cả 6 chiếc hồ này đều được nâng cấp nạo vét và có hồ cần được nâng cấp hệ thống đập với chiều dài 50km.

- Cống:

+ Cải tạo nâng cấp 8 cống

+ Xây dựng 35 cống tại các điểm khe suối qua đường xã -Kênh mương:

Trong giai đoạn tới cần cứng hóa 13 kênh với tổng chiều dài 7,85 km; gồm các tuyến tại các thôn như sau: Đèo Quạt là 1,0 km; Vĩnh Tân là 2,7 km; Rừng Long là 0,65 km; Hổ Lao 0,6 km; chồi 1 là 2,1 km; văn Non là 0,8 km.

3.4.7.3. Quy hoạch cấp, thoát nước a) Quy hoạch cấp nước a) Quy hoạch cấp nước

Đến năm 2016 toàn xã có khoảng 30% các hộ gia đình sử dụng nước sạch tổng công suất dự kiến 250m3

Đến năm 2020 toàn xã có khoảng 60% các hộ gia đình sử dụng nước sạch tổng công suất dự kiến 250m3

Bảng 3.15:Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước

TT Nhu cầu sử dụng Năm 2016 Năm 2020 Dân số Tỷ lệ sử dụng nước sạch (%) Tiêu chuẩn sử dụng (l/ng.ngđ) Lưu lượng tính toán (m3/ngày) Dân số Tỷ lệ sử dụng nước sạch (%) Tiêu chuẩn sử dụng (l/ng.ngđ) Lưu lượng tính toán (m3/ngày)

1 Nước sinh hoạt 8318 90 80 599 8656 98 80 679

2 Nước công cộng 10%NSH 60 10%NSH 68

3 Nước rò rỉ 20%TS 120 20%TS 136

4 Nước do trạm xử lý 5%TS 30 5%TS 34

* Giải pháp quy hoạch cấp nước: nguồn nước lấy từ 3 khu vực đã được quy hoạch thành đập chứa nước, sau đó xây dựng nhà máy nước cạnh đó đem xử lý chuyển tới các hộ dân sử dụng.

- Sơ đồ nguyên lý:

TCN Tuyến chính Tuyến nhánh Hộ gia đình * Mạng lưới ống nước:

- Sử dụng ống nhựa PVC đối với đường kính 90 mm ống HDPE. Độ sâu đặt ống tối thiểu 0,7m.

- Mạng cấp nước cho xã thiết kế mạng cấp nước xương cá.

b) Quy hoạch nước thải

- Hệ thống thoát nước sinh hoạt dự kiến là hệ thống thoát nước chung, có xử lý nước thải tại nguồn phát sinh.

- Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các công trình công cộng (sau khi được xử lý cục bộ tại chỗ bằng các bể tự hoại) được xả vào hệ thống thoát nước mưa, các tuyến cống, rãnh thoát nước dọc đường.

- Khuyến khích các hộ gia đình xây bể tự hoại đúng tiêu chuẩn: + Các hộ nghèo: sử dụng xí 2 ngăn, ủ phân hợp vệ sinh

+ Các hộ dân có điều kiện và khả năng kinh tế xây dựng bể tự hoại hoặc bể biogas để xử lý phân và nước thải.

- Đối với hộ gia đình chăn nuôi tập trung, sẽ xử lý phân gia súc và nước rửa chuồng trại bằng các bể biogas, tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và vệ sinh môi trường. Cặn lắng sau bể biogas được đưa đến xử lý tại khu xử lý chất thải tập trung.

- Đối với nước thải tại các khu sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phải có công trình xử lý cục bộ tại chỗ đạt mức độ giới hạn B theo tiêu chuẩn TCVN 5945/2005 trước khi cho xả vào hệ thống thoát nước chung.

* Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn:

- Mỗi thôn có một điểm thu gom rác thải, mua sắm trang thiết bị cần thiết thành lập tổ thu gom vận chuyển rác từ các điểm thu gom rác thải các thôn đến khu vực tập trung.

- Phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn thải trước khi thu gom. Rác thải vô cơ thu hồi tái chế, rác thải hữu cơ thu gom đến khu xử lý tập trung.

- Đối với những khu dân cư sống rải rác, rác thải sẽ xử lý ngay tại mỗi hộ gia đình bằng cách chôn lấp rác thải tại vườn đồi quanh nhà.

- Thường xuyên vận động nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp đồng thời có quy định, kiểm tra xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

3.4.7.4. Quy hoạch về cấp điện

-Nhu cầu điện phục vụ sinh hoạt các điểm dân cư nông thôn đảm bảo đạt tối thiểu 50% chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt của đô thị loại V.

- Nhu cầu điện cho công trình công cộng trong các điểm dân cư nông thôn phải đảm bảo ≥15% nhu cầu điện sinh hoạt xã.

- Khu vực nghiên cứu ta chọn nhu cầu phụ tải điện sinh hoạt đạt 75% chỉ tiêu cấp điện cho đô thị loại V.

* Mục tiêu: xây dựng hệ thống cấp điện theo yêu cầu an toàn của ngành điện, đảm bảo 100% được cấp điện thường xuyên và an toàn.

* Chỉ tiêu cấp điện:

+ Sinh hoạt: 230W/người tương ứng 500kwh/năm; + Công cộng: lấy bằng 20% phụ tải sinh hoạt + Sản xuất: lấy bằng 40% phụ tải sinh hoạt + Chiếu sáng: 0,2÷0,4 cd/m2

Bảng 3.16: Tổng hợp phụ tải điện

TT Danh Mục Dài hạn Pđ(KW)

1 Phụ tải sinh hoạt 1.739

2 Phụ tải công cộng 348

3 Phụ tải SXCN,SXKD, Chợ 696

4 Cộng 2.782

5 Công Suất tính toán với hệ số Kđt=0,7 3.975

* Nguồn điện: Nguồn điện phụ tải từ đường dây 35 KV hướng tuyến chạy dọc theo đường từ Lục Nam qua huyện.

* Lưới trung áp:

+ Các tuyến điện phụ tải từ đường dây 35 KV hiện có đang vận hành cấp điện cho các phụ tải trong xã vẫn giữ nguyên.

+ Xây dựng mới khoảng 4,0 km đường dây 35 KV cấp điện cho 3 trạm biến áp phụ tải xây dựng mới.

* Trạm biến áp:

+ Trên cơ sở nhu cầu điện của xã Lục Sơn, xây dựng thêm 03 trạm biến áp với tổng số công suất 300 KVA.

+ Xây dựng mới Trạm Chồi công suất 100KVA

+ Xây dựng mới Trạm Rừng Long công suất 100KVA + Xây dựng mới Trạm Đồng Vành 2 Công Suất 100KVA * Lưới điện 0,4 KV:

+ Lưới hạ áp 0,4 KV hiện có vẫn giữ nguyên để cung cấp cho các phụ tải sinh hoạt của xã. Các tuyến 0,4 KV trục chính có tiết diện nhỏ sẽ cải tạo nâng cao tiết diện cho phù hợp với công suất yêu cầu. Dự kiến làm mới 0,4 km phục vụ 3 trạm mới và nâng cấp 7,5 km dây.

+Mạng lưới 0,4 KV xây dựng mới bố trí đi nổi. Lưới 0,4 KV tổ chức theo mạng hình tia dùng cáp vặn xoắn ABC.

* Lưới chiếu sáng:

Để nâng cao mức sống cho người dân trong xã sẽ bố trí đi chung cột với tuyến điện hạ thế 0,4 KV cấp điện cho sinh hoạt. Chiếu sáng bằng đèn thủy ngân cao áp 250W-220V. Dự kiến chiều dài lắp đặt hệ thống chiếu sáng 6,25 km (bằng ½ tổng chiều dài liên xã).

3.4.8. Quy hoạch các biện pháp bảo vệ môi trường

- Cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước chung cho toàn xã. - Nước thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. - Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây hầm Biogas

- Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng bể tự hoại và nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo môi trường nông thôn.

- Xã Lục Sơn có 1 cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung. Trong tương lai quy hoạch xây dựng các cơ sở kinh doanh tập trung đồng thời có biện pháp xử lý theo tiêu chuẩn môi trường.

- Công tác kiểm dịch gia súc gia cầm cần tiến hành chặt chẽ.

- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên không làm ảnh hưởng môi trường. Hiện tại trên địa bàn xã Có 3 công ty khai thác than đang hoạt động tại thôn Văn Non và Đồng Vành 2, và một công ty khai thác đá đang hoạt động tại thôn Thọ Sơn.

- Sử dụng phân bón, thước trừ sâu, thuốc diệt cỏ đúng liều lượng, tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón hoá học.

- Xây dựng khu xử lý chất thải rắn mới như trong quy hoạch đề xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã lục sơn, huyện lục nam, tỉnh bắc giang giai đoạn 2015 2020​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)