Một số phương pháp giảm hệ số động lực học kđ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của liên hợp máy kéo bông sen 20 với rơ mooc một trục vận chuyển gỗ (Trang 50 - 52)

- Khảo sát trường hợp 2: Điểm tiếp xúc của bánh xe bên phải và bên

1. Trường hợp v=5 km/h, m3=3245kg

4.1.2. Một số phương pháp giảm hệ số động lực học kđ

Muốn giảm dao động hay hệ số động lực học cho LHM có thể tiến hành một trong các biện pháp sau: [14], [15].

a - Triệt tiêu nguồn kích động gây rung do dao động.

b - Lắp thêm thiết bị giảm rung trên khung xe, bộ giảm chấn động lực. c - Bổ sung cơ cấu đàn hồi liên kết giữa các bánh xe với trục rơ mooc bằng hệ thống treo (dạng nhíp, hoặc lị xo).

Phương án 1: Triệt tiêu nguồn kích động gây dao động là biện pháp giảm

rung triệt để, nhưng với máy kéo bánh hơi di chuyển trên đường lâm nghiệp thì dao động phát sinh chủ yếu là do lực kích động từ mấp mơ của mặt đường.

Để triệt tiêu nguồn gây rung phải tạo ra được mặt đường tuyệt đối bằng phẳng; điều này không thể thực hiện được vì đường lâm nghiệp là loại đường cấp thấp, thậm chí là đường tạm thời, nền đất tự nhiên, chịu ảnh hưởng nhiều của các tác động môi trường, nên độ mấp mô mặt đường thường luôn tồn tại và rất lớn. Muốn có mặt đường bằng phẳng và ổn định thì chi phí làm áo đường rất lớn. Chi phí vận chuyển cao kéo theo vượt quá khả năng của cơ sở sản xuất. Nên phương án này chỉ có thể áp dụng khi có sự kết hợp được với các mục tiêu về dân sinh, du lịch hoặc quân sự.

Phương án 2: lắp bộ giảm chấn động lực: Biện pháp này dựa trên nguyên tắc

giảm biên độ dao động cưỡng bức bằng cách đặt lên vật một hệ phụ, dao động với khối lượng và độ cứng thích hợp, được tính tốn sao cho tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động của hệ phụ. Hệ phụ này gọi là bộ tắt chấn động lực [15]. Bộ tắt chấn động có 2 loại: bộ tắt chấn động có ma sát nhớt và bộ tắt chấn động khơng có ma sát nhớt. Như vậy với một bộ tắt chấn động lực chỉ có hiệu quả đối với một tần số dao động cưỡng bức nhất định.Với máy kéo BS-20 khi vận chuyển gỗ có thể dịch chuyển trên mặt đường có nhiều dạng mấp mô khác nhau, nên việc lắp bộ giảm chấn động lực sẽ kém hiệu quả, khơng thích hợp.

Phương án 3: Bổ sung cơ cấu đàn hồi giữa các cặp bánh xe với trục mooc.

Theo phương án này cần cải tiến rơ mooc từ hệ thống khơng có bộ phận treo thành máy kéo có bộ phận treo. Cơ cấu đàn hồi có thể là nhíp hoặc lo xo hình trụ. Trong đó cơ cấu đàn hồi dạng nhíp có cấu tạo đơn giản hơn. Kết cấu gồm một số tấm thép đàn hồi ghép lại thành một dầm đơn giản chịu uốn. Kết cấu loại này thường được sử dụng cho các loại ơ tơ và LHM máy kéo bánh hơi. Tóm lại để giảm hệ số động lực học kđ cho LHM khi vận chuyển gỗ nên chọn phương pháp lắp nhíp liên kết giữa gối tựa với trục mooc. Vấn đề là cần phải nghiên cứu, tính tốn xác định vị trí lắp đặt và độ cứng tương ứng của nhíp cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của liên hợp máy kéo bông sen 20 với rơ mooc một trục vận chuyển gỗ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)