Mức độ an tồn và ổn định của ơtơ, máy kéo bánh bơm không chỉ được đánh giá thông qua khả năng chống lật, chống trượt, khả năng điều khiển lái, q trình phanh mà cịn thể hiện qua độ êm hay sự dao động của chuyển động. Hiện tượng dao động khi ôtô máy kéo chuyển động trên đường đặc biệt là với chất lượng đường xấu có ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của xe, đến sức khoẻ của người điều khiển phương tiện, độ bền của các cụm chi tiết, chất lượng hàng hố, chi phí nhiên liệu… hay nói khác đi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả làm việc của phương tiện và an toàn cho người lái.
Nghiên cứu dao động của ôtô, máy kéo bánh hơi đã được nhiều tác giả quan tâm và có rất nhiều kết quả nghiên cứu ở hầu hết các dạng dao động, trong số đó dao động thẳng đứng giữa khung xe với mặt đường là chủ yếu.
Với mục tiêu của đề tài này là xác định dao động của liên hợp máy kéo chở gỗ trong điều kiện đường lâm nghiệp; đánh giá ảnh hưởng của dao động đó đến hệ số động lực học của LHM; sự liên quan trực tiếp đến tải trọng động lên toàn bộ các cầu của LHM. Tải trọng động này tác dụng liên tục lên người điều khiển máy kéo trong quá trình tác nghiệp. Dao động này nếu có tần số và thời gian tác động quá giới hạn cho phép sẽ rất có hại cho sức khoẻ của người điều khiển và là một trong những nguyên nhân gây nên những bệnh nghề nghiệp cho người điều khiển và gây hỏng hóc nghiêm trọng cho các chi tiết, cụm chi tiết của LHM.
3.1.Mơ hình dao động của liên hợp máy gồm máy kéo và rơmoóc một trục chở gỗ
Vấn đề nghiên cứu dao động của liên hợp máy (LHM), gồm máy kéo bánh hơi và rơmoóc 1 trục chở gỗ, do ảnh hưởng của sự mấp mô mặt đường vận chuyển lâm nghiệp, tác giả Phạm Minh Đức [8] đã xây dựng mơ hình tính tốn dao động của hệ cho LHM gồm máy kéo bánh hơi nông nghiệp và rơ
mc một trục chở gỗ như hình 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là LHM gồm máy kéo BS - 20 và rơmoóc một trục chở gỗ có mơ hình tính tốn tương tự như sau:
Hình 3.1b. Sơ đồ tính tốn dao động của LHM
Trong đó:
m1: khối lượng của cầu trước (gồm cả trục và các bánh xe); m2: khối lượng của thân máy kéo; m1 + m2 = mmk,
m3: khối lượng của rơmoóc có gỗ;
Om, OM: vị trí trọng tâm của máy kéo và rơmc có gỗ;
z1, z, z4: chuyển vị thẳng đứng của trọng tâm cầu trước, thân máy kéo và rơ mooc;
Hình 3.1a: Mơ hình máy kéo và rơ mooc một trục chở gỗ