- Khảo sát trường hợp 2: Điểm tiếp xúc của bánh xe bên phải và bên
1. Trường hợp v=5 km/h, m3=3245kg
4.1.1 Nguyên tắc chung
Như đã trình bày trong chương 1, đa phần các sự cố xẩy ra trong ô tô máy kéo là do dao động gây ra tải trọng động. Cũng tương tự khi nghiên cứu động lực học của các LHM lâm nghiệp của V.A. Alecxăngđrốp [39] cũng đã chỉ ra rằng có tới 80% sự cố hư hỏng của các cơ cấu máy có tay bốc thủy lực có liên quan đến tải trọng động. Tải trọng động không chỉ làm giảm độ bền, tuổi thọ của các bộ phận làm việc, mà còn tác dụng lên người điều khiển, gây trạng thái mệt mỏi, giảm khả năng lao động, đặc biệt có thể gây ra những bệnh nghề nghiệp nếu phải chịu đựng lâu dài chế độ tải trọng động vượt quá giới hạn cho phép. Từ đó việc nghiên cứu các giải pháp làm giảm tải trọng động của máy nói chung, máy và thiết bị lâm nghiệp nói riêng là rất cần thiết cho tính tốn về điều kiện làm việc an tồn của cả thiết bị, hàng hố và người điều khiển nó.
Tác dụng của tải trọng động lên máy được thể hiện bằng hệ số động lực học kđ. Để giảm tải trọng động cần phải giảm hệ số kđ đến một giá trị cho phép hợp lý, gọi là giá trị giới hạn: Kđ Kđ .
Theo kết quả tính tốn trong chương 3, LHM gồm máy kéo BS-20 và rơ mooc một trục sử dụng để vận chuyển gỗ, do tác động của mấp mô mặt đường lâm nghiệp nên sự rung sóc và dao động với biên độ cao vì vậy có hệ số Kđ rất lớn. Việc nghiên cứu giải pháp giảm hệ số Kđ cho LHM là rất cần thiết. Nhưng giảm hệ số Kđ đến giá trị nào, Kđ bằng bao nhiêu cần phải được xác định cụ thể.
V.A. Alecxăngđrốp đã phân tích cụ thể về độ bền của LHM khai thác gỗ liên quan chặt chẽ đến đến độ bền của các thiết bị có trong LHM. Trong đó các thiết bị này được tính tốn thiết kế theo phương pháp tĩnh với hệ số dự trữ độ bền cơ học (hệ số an tồn) khơng tính đến đặc trưng của tải trọng động, theo quy định thiết kế thuờng lấy n =2. Nếu chọn hệ số an toàn cao hơn sẽ dẫn đến làm tăng khối lượng và tiêu hao quá mức vật liệu, hoặc phải dùng đến vật liệu đắt tiền. Vì thế nếu có tính đến ảnh hưởng của tải trọng động cũng chỉ nên hạn chế hệ số Kđ 2,5.
Theo kết quả nghiên cứu dao động của máy kéo, I.B.Barsky đã khẳng định với máy kéo xích thì hệ số ĐLH có thể đạt đến 3,7 ( Kđ 3,7); với máy kéo bánh hơi [kđ]= 2,5 [42]. Ông cũng khuyến cáo rằng với máy kéo bánh hơi có hệ thống treo, để đảm bảo nó khơng bị va đập với vấu hạn chế hoặc khung xe có khoảng dịch chuyển 12 15 cm từ trạng thái tĩnh thì hệ số Kđ trong khoảng 2,5 3 nghĩa là Kđ 2,5 3,0 .
Với máy kéo BS-20 khi khơng có hệ thống treo, nhưng có khoảng dịch chuyển của bánh với khung xe bằng 12 cm, áp dụng lý luận trên có thể lấy
Kđ =2,5. Kđ 2,5 3 .