KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của xe chữa cháy rừng đa năng khi làm việc trên mặt đất rừng (Trang 59 - 61)

6. Cọc nối dây; 7 Đầu có ren lắp vào vật đo

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Đã xây dựng được mô hình dao động trong mặt phẳng thẳng đứng dọc của xe chữa cháy rừng đa năng khi tạo băng cản lửa .

2. Sử dụng phương trình Lagranger loại II đã thiết lập được hệ phương trình vi phân dao động của xe trong mặt phẳng thẳng đứng dọc có kể đến ảnh hưởng đồng thời của mấp mô mặt đất rừng và ảnh hưởng của xung lực do hệ thống cào cỏ gây ra.

3. Đã xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến dao động thẳng đứng của xe: dạng và chiều cao mấp mô mặt đất rừng, vận tốc chuyển động của xe, xung lực do bộ phận công tác gây ra.

4. Sử dụng phần mềm Mathematica giải và khảo sát gia tốc dao động thẳng đứng của xe khi chuyển động trên mặt đất rừng với các vận tốc chuyển động, chiều cao mấp mô khác nhau.

5. Đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm, xác định gia tốc dao động thẳng đứng của xe chữa cháy rừng đa năng trên thực địa làm cơ sở so sánh với các kết quả tính toán lý thuyết. Kết quả cho thấy sự sai khác giữa lý thuyết và thực nghiệm là 19,24 % sai số này là chấp nhận được.

2. Tồn tại

Nội dung của luận văn mới chỉ xét đến dao động trong mặt phẳng thẳng đứng dọc của xe chữa cháy rừng đa năng khi làm việc trên mặt đất rừng, chưa xét đến dao động do lắc ngang.

Để có được dạng mấp mô mặt đất rừng chính xác thì cần phải khảo sát mặt đất rừng ở nhiều địa điểm trên nhiều khu rừng, nhiều kiểu rừng...; từ đó xác định được đặc trưng mặt đất rừng phù hợp.

Các thông số đầu vào phụ thuộc vào giả thiết và những số liệu lấy theo tài liệu kế thừa, nhưng thực tế mặt đất rừng có quy luật thay đổi rất phức tạp nên kết quả nghiên cứu còn có những sai lệch đáng kể.

3. Khuyến nghị

1. Khi làm việc trên mặt đất rừng xe chỉ nên di chuyển ở vận tốc nhỏ hơn 10 km/h

2. Cần tiếp tục nghiên cứu dao động của hệ theo đặc trưng mấp mô mặt đất rừng dạng biến đổi ngẫu nhiên.

3. Đề tài chỉ nghiên cứu dao động trong mặt phẳng thẳng đứng dọc của xe chữa cháy rừng đa năng khi làm việc trên mặt đất rừng, còn mô hình dao động không gian của xe đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu, vì vậy cần được nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện về vấn đề dao động cho loại xe này.

4. Đề tài đã giải và mô phỏng hệ phương trình vi phân dao động của xe chữa cháy rừng đa năng trong miền thời gian, chưa có điều kiện khảo sát trong miền tần số. Vậy, để đánh giá chính xác các chỉ tiêu êm dịu chuyển động của xe chữa cháy rừng đa năng cần giải và mô phỏng mô hình dao động đã xây dựng trong miền tần số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu dao động của xe chữa cháy rừng đa năng khi làm việc trên mặt đất rừng (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)