4 5 6 7 8 9 10 -150 -100 -50 0 50 100 150 4 3 2 1
Hình 3.10. Đồ thị tổng hợp gia tốc trọng tâm xe với h0 =0.15m, khi vận tốc v=3,5,10,15 km/h
Nhận xét:
- Khi vận tốc di chuyển của xe tăng thì biên độ dịch chuyển và biên độ gia tốc dao động đều tăng .
- Với vận tốc của xe lớn hơn 10 km/h thì biên độ gia tốc tăng rất nhanh theo v: với v=10 km/h thì amax=7,62 m/s2, khi v=15 km/h thì amax=150 m/s2 . Do đó tải trọng động tác dụng lên xe trong trường hợp này sẽ rất lớn, vượt quá điều kiện an toàn của xe.
Khi tạo băng cản lửa chỉ nên cho xe di chuyển với vận tốc nhỏ hơn 10km/h vì nếu v =15km/h thì hệ số tải trọng động bằng 16 vượt quá giá trị cho phép nằm trong khoảng (2,5 – 3) rất nguy hiểm cho xe trong quá trình làm việc.
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của sung lực Sz.
Giải hệ PTVP (3.11) bằng phần mềm Mathematica với Sz ≠ 0 khi xe di chuyển có hệ thống làm sạch cỏ hoạt động ta nhận được kết quả như sau (phụ lục 1):
Do thi gia toc trong tam xe z0'' co cao co,voi h=0.15, v=5km/h, Sz = 3178,66 (1- cos 20 vt), N. 6 8 10 12 14 16 -1.5 -1 -0.5 0.5 1 1.5
Nhận xét:
Từ các biểu đồ hình 3.7 khi xe chạy với vận tốc 5 km/h chưa có hệ thống cào cỏ làm việc và hình 3.11 khi xe chạy với vận tốc 5 km/h có hệ thống cào cỏ làm việc thì biên độ gia tốc dao động có thay đổi nhưng thay đổi nhỏ:Từ amax= 1,56 m/s2 đến amax= 1,72 m/s2.
Chương 4:
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH DAO ĐỘNG CỦA XE CHỮA CHÁY RỪNG ĐA NĂNG KHI LÀM VIỆC TRÊN MẶT ĐẤT CHỮA CHÁY RỪNG ĐA NĂNG KHI LÀM VIỆC TRÊN MẶT ĐẤT
RỪNG 4.1. Mục đích 4.1. Mục đích
Dùng phương pháp thực nghiệm xác định gia tốc dao động thẳng đứng của xe chữa cháy rừng đa năng khi tạo băng cản lửa chữa cháy rừng để minh chứng cho kết quả nghiên cứu theo mô hình lý thuyết đã tính toán trong chương 3.
4.2. Đối tượng
Dùng xe chữa cháy rừng đa năng thuộc đề tài cấp nhà nước KC 07.13/06-10 do tiến sĩ Dương Văn Tài chủ trì đã được thiết kế chế tạo; xe thí nghiệm được chở đầy nước, chuyển động trên mặt đất rừng có mấp mô..
4.3. Điều kiện thực nghiệm
Nội dung thực nghiệm của đề tài được tiến hành trên thực địa (rừng núi Luốt - Trường Đại học Lâm nghiệp). Thực nghiệm được tiến hành trên mặt đất rừng trong điều kiện thời tiết không mưa và các điều kiện khác tiếp cận với các giả thiết đã nêu trong chương 3.
4.4. Thiết bị dùng thực nghiệm
Để xác định gia tốc dao động thẳng đứng của xe chữa cháy rừng đa năng khi chuyển động trên mặt đất rừng, chúng tôi dùng đầu đo gia tốc, kết hợp với thiết bị đo lường DMC Plus kết nối với máy vi tính.
Đầu đo gia tốc được gắn tại vị trí
đo trùng với phương thẳng đứng. Đầu đo được nối với DMC Plus bằng dây cảm biến, DMC Plus được kết nối với máy tính bằng cáp RS-232 .
4.4.1. Thiết bị đo DMC Plus
Thiết bị DMC Plus là bộ thu thập khuếch đại thông tin đo lường kết nối với máy tính (hình 4.1). Thiết bị này thay thế cho bộ khuếch đại K và bộ chuyển đổi A/D (Analog/Digital) trong sơ đồ nguyên lý của phương pháp thực nghiệm
Thiết bị DMC Plus có các modul được chế tạo theo các kênh:
- Modul DV01: Là modul khuếch đại kiểu dòng một chiều DC, dùng để đo nhiệt độ, nối với cặp nhiệt, các dòng một chiều. Modul này có thể đo được nguồn áp và dải đo rất rộng (0,1V ; 1V; 10V; 200V), dải tần 2,2 kHz. - Modul DV10: Kiểu khuếch đại dòng một chiều DC, để nối các cầu đủ và bán cầu điện trở, có thể đo điện thế, nguồn áp DC, dải tần 4,4 Hz.
- Modul DV30: Kiểu khuếch đại là tần số 600Hz, dùng để đo các cầu đủ và bán cầu điện trở, đo điện thế, nguồn áp DC, dải tần 250 Hz.
- Modul DV35: Kiểu khuếch đại là tần số, thích hợp để đo điện trở và các nguồn áp DC, dải tần 250 Hz.
- Modul DV55: Kiểu khuếch đại là tần số, khoảng khuếch đại là 4,8 kHz, nó rất thông dụng. Dùng để nối với các cầu đủ và bán cầu điện trở, đo điện áp các nguồn áp DC, dải tần 2,2 kHz.
- Modul DZ65: Dùng cho việc nối các cảm biến đo mô men và tốc độ, công suất.
4.4.2. Cảm biến đo gia tốc
Để xác định gia tốc dao động thẳng đứng của xe chữa cháy rừng đa năng bằng phương pháp thực nghiệm, chúng tôi sử dụng đầu đo gia tốc theo nguyên lý điện cảm do hãng HBM của Cộng hoà liên Bang Đức sản xuất, hình dáng và sơ đồ nguyên lý được thể hiện ở hình 4.2.
Cảm biến được gắn cố định vào vị trí trọng tâm xe theo phương thẳng đứng. Khi xe chuyển động, dưới tác dụng của mấp mô mặt đường làm khối quán tính (1) dao động trong hai cuộn dây điện cảm (2), làm cho từ trở của mạch từ thay đổi dẫn đến điện cảm của hai cuộn dây (2) thay đổi. Sự thay đổi điện cảm này sẽ được thiết bị DMC Plus thu thập, khuếch đại lên rất nhiều lần và được ghi lại nhờ máy tính. Như vậy, biên độ dịch chuyển của khối quán tính (1) lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vận tốc xe chạy và mấp mô mặt đường hay nói cách khác là tùy thuộc vào gia tốc dao động của xe.
Hình 4.2: Đầu đo gia tốc theo nguyên lý điện cảm