Tên Khoa học: Cephalotaxus mannii . Tên Việt Nam: Đỉnh tùng, Phỉ ba mũi.
4.3.3.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ thường xanh cao trên dưới 20m, đường kính 30-40cm. Cành nhỏ mọc đối, lá hình dải hẹp xếp thành mặt phẳng nên tán cây thưa (FIPI, 1996).
Tại VQG Pù Mát mới phát hiện được một điểm duy nhất có Đỉnh tùng mọc. Đó là lèn đá ở Khe Bu thuộc dông phía Tây bắc của Pù Đón Cắn (UTM: 0452900- 2099367), với các vách đá dựng đứng. ở đây có 13 cá thể mọc gần nhau, cây cao nhất khoảng 25m, đường kính 40cm.
Nhiều loài cây lá rộng khác ở phía trên. Tầng cây bụi thảm tươi khá phát triển. Đặc biệt là các loài thân thảo đôi chỗ phủ kín mặt đất.
4.3.3.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên
Do điều kiện địa hình vách đá nên việc lập các ô tiêu chuẩn hoặc các ô dạng bản xung quanh gốc cây mẹ không thực hiện được. Do đó, biện pháp điều tra cây tái sinh được áp dung là khảo sát ở những nơi trong khu vực có
nhiều. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất biện pháp bảo tồn chuyển vị loài cây này trên các khu vực núi đá của Vườn quốc gia Pù Mát.
Hình:4.4. Lá và cành cây Đỉnh Tùng.
4.3.4. Dẻ Tùng:
Tên Khoa Học:Amentotaxus poilanei. Tên Việt Nam: Dẻ Tùng.
4.3.4.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ thường xanh cao trên dưới 20m, đường kính đến 30 cm. Lá thon hẹp hơi cong, dài 5- 7 cm, chót nhọn, màu trên xanh đậm, mặt dưới có 2 dải màu trắng bạc.
Tại vườn quốc gia Pù Mát chúng tôi phát hiện được một số cá thể ở hai khu vực. Đó là:
- Khu vực chân Pù Xám liệm nhỏ - Khe Thơi (455315E, 2104316N), ở đây có 1 cá thể cao 15 m, đường kính = 17 cm, mọc chung với một số loài cây lá rộng.
- Khu vực chân Pù Đón Cắn (452975E, 2099280N) ở đây có 2 cá thể: Cá thể 1: Chiếu cao = 14m, đường kính = 16 cm
Cá thể 2: Chiều cao = 16 m, đường kính = 20cm
Loài này thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng. Rừng có 2 tầng: tầng dưới tán cao 5-10m bao gồm Trâm vỏ đỏ, chẹo lông, Dẻ tùng hoa và các cây nhỏ của tầng trên. Tầng cây bụi thảm tươi thấp dưới 5m bao gồm Mua lá mỏng, Cán thỏn, Hèo, Dương xỉ gỗ, Quyết chạc ba, và tầng thảm mục trung bình (khoảng 1,5 cm).
4.3.4.2. Khả năng tái sinh tự nhiên:
Dẻ tùng ở khu vực xung quanh gốc cây mẹ chỉ phát hiện có 02 cây tái sinh, có chiều cao từ 10cm - 15 cm, đường kính gốc <0,5 cm. Nhưng trên tuyến điều tra từ gốc cây mẹ đổ xuống dông chúng tôi phát hiện có rất nhiều cá thể cây con (qua đếm sơ bộ có 18 cá thể, có chiều cao từ 10 cm - 100cm, đường kính từ 0,5 - 1cm)
Nhìn chung, Dẻ tùng phân bố khá hẹp, chỉ phát hiện được một vài cá thể mọc ở độ cao từ 1000m trở lên trên các sườn dông tại VQG Pù Mát. Tuy nhiên, loài này sinh trưởng, phát triển hỗn giao với các loài cây lá rộng rất tốt, đặc biệt là khả năng tái sinh bằng hạt. Do vậy đây là diều kiện thuận lợi để bảo tồn loài này tại Vườn quốc gia Pù Mát.
4.3.5. Tuế :
Tên Khoa Học: Cycas sp. Nov. Tên Việt Nam: Tuế.
4.3.5.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây nhỡ có hình dáng của cau, dừa; thân hình trụ, mọc đứng, lởm chởm những gốc cuống là còn tồn tại. Lá lông chim, có nhiều cập thuỳ long chim, hình dải, cuống là không có gai, có mép cạnh.
Hình. 4.5. Lá và Thân cây Tuế.
Tại VQG Pù Mát phát hiện thấy từng cá thể mọc đơn lẻ ở các khu vực khác nhau với độ dốc >150, độ cao dưới 500m, ở các vùng trũng thấp hoặc xung quanh khu vực khe suối, Cùng mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng và hỗn giao với rừng tre nứa.
Kết quả nghiên cứu một điểm ở khu vực Ngã ba Khe Mặt.
Tuế mọc hỗn giao trong rừng tre nứa với toạ độ UTM: 0456732 - 2105851E, độ dốc khoảng 200, độ cao 496m. cùng mọc cùng với loài này gồm có các loài cây lá rộng như Giổi, Chò ở tầng trên cùng, tầng trung bình là nứa, Tuế (Cycas sp.) thuộc tầng cây bụi có chiều cao <4m.
4.3.5.2. Khả năng tái sinh tự nhiên:
Loài này không phát hiện có cây tái sinh, chỉ gặp cây mẹ có chều cao từ 1m - 2m, đường kính từ 10cm- 15cm.
4.3.6. Kim giao.
Tên khoa học:Nageia fleuryi. Tên Việt Nam: Kim Giao.
4.3.61. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ nhỡ thường xanh, thân thẳng, tán hình trụ. Phân cành ngang, đầu cành rủ, cành non màu xanh. Lá dầy, hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng dài, đầu nhọn dần, đuôi nên: lá dài 7- 17cm, rộng 1,6 - 4 cm, mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng, gân lá nhiều hình cung, song song theo chiều dài. Nhiều dải khí khổng ở mặt dưới lá.
Hình. 4.6. lá cây Kim giao.
Tại Pù Mát Kim Giao phát hiện có ở Khe Kèm, chúng mọc thành một đám 3 cá thể tại sườn dông Khe Kèm toạ độ UTM: 0479725 - 2095483, độ cao 676m, độ dốc 250
, Chiều cao của các cây từ 20- 25 m, đường kính 25- 40cm, mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng như Thị rừng, Cứt ngựa, Đại hồng từ Thuộc tầng vượt tán, mọc ở tầng hai, tầng thảm tươi, cây bụi gồm các loài như Mua lá mỏng, mây gai, cỏ ba cạnh, quyết chạc ba.
4.3.62. Khả năng tái sinh tự nhiên:
Khả năng tái sinh: Điều tra trong khu vực cây mẹ chúng tối phát hiện một số cá thể Kim Giao tái sinh (tổng số phát hiện được là 8 cá thể) phát triển rất tốt.
Tóm lại: Kim Giao là cây quý hiếm, thuộc nhóm E trong sách đỏ Việt nam phân bố rất hẹp tại Vườn quốc gia Pù Mát, chỉ phát hiện có duy nhất một chỗ ở khu vực Thác Kèm, chúng sinh trưởng, phát triển và tái sinh rất tốt. Tuy vậy cần phải có giải pháp phòng ngừa để bảo tồn, nhất là trong khi nhu cầu gỗ Kim Giao để làm các đồ thủ công, mỹ nghệ, làm các vật dụng nhỏ trong gia đình ngày một tăng cao.
4.3.7. Thông tre.
Tên khoa học: Podocarpus neriifolius. Tên Việt Nam: Thông tre.
4.3.7.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ lớn thường xanh, cao có khi lên đến 30m. lá mọc xen, thon hẹp ở nhánh ngắn, dài 6- 10 cm, rộng 8- 10mm, ở nhánh dài, dài và rộng hơn. Tại Pù Mát Thông tre phân bố cũng rất hẹp, chỉ gặp có ở hai khu vực:
- Khe Kèm, trên sườn dông Khe kèm, độ cao 789m, toạ độ UTM: 0479253 - 2095000 bắt gặp một cá thể mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng như Táu muối, Táu mật, Chò nâu thuộc tầng 2 cao từ 10- 15m, Tầng vượt tán gồm Gội lơ, Sồi, tầng thấp dưới 5m gồm Mua lá mỏng, Cán thỏn, một số loài cây tái sinh, thảm tươi gồm Quyết chạc ba, Cỏ ba cạnh, Dương xỉ.
- Đỉnh Pù Nhông với toạ độ UTM: 0460712 - 2097406, độ cao 1058m, bắt gặp 1 cá thể có chiều cao 17m, đường kính 18cm. Cùng mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng như Sồi, Chẹo, Sam sì, Thạch Châu ở tầng trên của rừng, Tầng dướic 10m bao gồm các loài như Thị rừng, chẹo tía, thảm tươi và một số loài cây yái sinh như chẹo, sồi, cứt ngựa, thị rừng.
Hình 4.7. thân cây Thông Tre.
4.3.7.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên:
Tại Vườn Quốc gia Pù Mát Thông tre có khả năng tái sinh tự nhiên rất kém. Kết qủa điều tra khu vực xung quanh cây mẹ, tại khu vực Khe kèm chỉ phát hiện 2 cá thể cây tái sinh loài Thông tre với chiều cao khoảng từ 10- 15 cm, sinh trưởng tốt.
4.3.8. Gắm.
Tên khoa học: Gnetum latifolium Blume Tên Việt Nam: Gắm.
4.3.8.1. Đặc điểm sinh thái:
Là thân dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá hình trái xoan, thuôn dài. Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón, cây ra hoa vào tháng 6-8, có quả tháng 10-12. Dây Gắm mọc hoang ở các vùng rừng núi cao, rễ và dây thu hái, rửa sạch,
.Hình 4.8. Cành, lá, quả của cây Gắm.
4.3.8.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên:
Cây gắm có khả năng tái sinh rất tốt, tuy nhiên thực tế hiện nay dây gắm ngày càng hiếm, chỉ còn rất ít trong rừng già hoặc trên các dãy núi đá cao hoặc một số ít dây mọc trên nương trong bản được người dân giữ lại lấy dây làm thuốc dùng dần,
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy dây gắm mọc ở độ cao khác nhau và thu hái trong các mùa khác nhau có sự khác biết lớn về hàm lượng hoạt chất. Do đó thu hái không đúng vùng, không đúng mùa thì dây không có tác dụng chữa bệnh.