3.2.2.1. Các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng.
Theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng (1978), thảm thực vật rừng trong khu bảo tồn Pù Mát được chia làm các kiểu rừng chính như sau:
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%
+ Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới chiếm 29%.
+ Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21% + Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%
+ Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%
+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%
* Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới
Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 700 m và phân bố trên tất cả các xã trong Vườn quốc gia. Rừng có thành phần loài gồm các ưu hợp của họ Cỏ (Poaceae), Họ Cúc (Asteraceae), Họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Đậu (Fabaceae) Cấu trúc tầng thứ của rừng có 5 tầng: Tầng cây vượt trội cao trung bình khoảng 25 m, tầng ưu thế sinh thái có chiều cao trung bình 20 m, tầng dưới tán cao 12 m, tầng thứ 4 là tầng cây bụi cao khoảng 5 - 6 m và cuối cùng là tầng thảm cỏ, quyết với độ cao trung bình khoảng 2 m. Đặc điểm về mật độ của rừng không lớn do rừng đã qua khai thác chọn. Đối với những lâm phần rừng mới phục hồi sau nương rẫy, cấu trúc tầng thứ và loài cây đơn giản hơn với những loài cây ưu thế tiên phong như: Hu đay, Ba soi…
* Kiểu rừng kín thƣờng xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mƣa ẩm á nhiệt đới
Phân bố ở độ cao trên 700 m thuộc các đỉnh núi cao mà đặc biệt tập trung ở đỉnh Pù Mát. Kiểu rừng này có thành phần thực vật với các họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Nguyệt Quế (Lauraceae) và họ Mộc Lan. Tầng thứ của rừng là 5 tầng: Tầng cây trội với các họ Mộc lan và Re có chiều cao trung bình khoảng 30 m, tầng ưu thế sinh thái cao khoảng 25 m với các loài cây thuộc họ Dẻ, tầng dưới tán rừng chiều cao trung bình là 15 m, hai tầng dưới gồm tầng cây bụi với chiều cao trung bình khoảng 6 m và tầng dưới
* Kiểu phụ thứ sinh phục hồi sau khai thác và nƣơng rẫy
+ Kiểu phụ thứ sinh hỗn giao gỗ và nứa trên đất nguyên trạng: Kiểu này có diện tích không lớn nhưng phân bố rải rác trên toàn bộ Vườn quốc gia Pù Mát. Cấu trúc tầng thứ của rừng gồm 2 tầng chính: Tầng ưu thế sinh thái cao trung bình khoảng 13 m đến 15 m với các loài họ Dẻ, họ Dâu tằm, họ Đậu và họ Tre, nứa. Tầng dưới là thảm tươi với các loài Chuối, Lá Dong và Cỏ các loại.
+ Kiểu phụ thứ sinh nứa: Kiểu phụ này phân bố ven hệ thống suối vì đất ở đó ẩm và còn tốt. Rừng nứa phân bố theo bụi với cấu trúc 2 tầng chủ yếu. Tầng rừng chính là loài cây nứa cao trung bình từ 6 đến 10 m. Tầng dưới là thảm tươi với các loài cây Dương xỉ và lá Dong cao khoảng 1 m đến 2 m. Trong kiểu phụ thứ sinh có sự tác động này còn có các loài cây khác với ưu hợp là cây Giang (phân bố rải rác) mà mật độ che phủ của nó rất cao đến trên 85%.
* Trảng cây bụi và trảng cỏ
Là thảm thực vật thoái hóa do canh tác nương rẫy và khai thác quá mức hình thành nên; Phân bố ở độ cao dưới 900m trở xuống. Tổ thành loài ưu thế là Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum. C prunilirium), Thẩu tấu (Aporosa
sphaerosperum, A. serata), Me rừng (Phyllanthus emblica), thảm cỏ chiếm
phần lớn diện tích đất trống trọc, phân bố rộng trên độ cao từ 1000 m trở xuống. Tổ thành loài cây ưu thế là Lau (Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus japonica), Cỏ tranh (Imperata
cylimdrica).
3.2.2.2. Hệ thực vật rừng.
Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay cho thấy hệ thực vật Pù Mát có số lượng loài tương đối phong phú. Bước đầu ghi nhận được VQG Pù Mát có 2.494 loài thuộc 931 chi và 202 họ của 6 ngành thực vật bậc cao, cụ thể ghi trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Các taxon thực vật có mạch ở VQG Pù Mát Ngành thực vật Số họ Số chi Số loài Ngành lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 18 Ngành Mộc tặc (Equicetophyta) 1 1 1 Ngành Dương Xỉ(Polypodiophyta) 24 69 149 Ngành Thông (Pinophyta) 7 12 16 Ngành Ngọc lan(Magnoliophyta) 167 845 2309 Tổng cộng 202 931 2494
(Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)
Kết quả trong bảng 2 cho ta thấy khu hệ thực vật Vườn quốc gia Pù Mát phong phú về thành phần loài, nhất là ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm 92,91%. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa, vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quý Châu di cư xuống với các loài đại diện trong ngành Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá. Luồng thực vật Malaysia - Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Luồng thực vật India - Myanmar từ phía Tây di cư sang với các đại diện thuộc họ Tử vi (Lythraceae), Bàng (Combretaceae). Đặc biệt, ở Vườn quốc gia Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chiếm một tỷ trọng lớn nhất. Trong số 160 họ thực vật tìm thấy có tới 40 họ có trên 10 loài. Họ Cà phê Rubiaceae phong phú hơn cả (92 loài), tiếp đến họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae) 67 loài, họ Re (Lauraceae) 58 loài, họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu Tằm (Moraceae) 42 loài, họ Cam (Rutaceae), họ Lan (Orchidaceae) 31 loài, họ Đậu (Fabaceae) 30 loài… Đặc biệt có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất.
Tuy nhiên, vai trò lập quần thể thực vật lại thuộc về một số họ như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Trám (Burseraceae), họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), họ Bụt Mọc (Taxodiaceae), họ Hoà Thảo với loài nứa (Taeniostachyum dulloa) phát triển rất mạnh trên những nơi bị mất rừng.
Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được 920 loài thực vật thuộc 7 nhóm công dụng:
+ Nhóm cây gỗ: có 330 loài cho gỗ thuộc ngành Ngọc Lan và ngành Thông, chiếm 24,44% tổng số loài ghi nhận. Đặc biệt ở đây có nhiều loài gỗ quý như pơmu (Fokinea hodginsii), sa mộc quế phong (Cunninghamia
konishiii), giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus), gụ lau (Sindora tonkinensis), lát hoa (Chukrasia tabularis)… Nhóm gỗ tứ thiết như đinh
(Markhamia Stipulata), sến mật (Madhuca pasquieri) dùng làm ván sàn, bệ máy, tàu thuyền. Nhiều loài cây cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ gia dụng rất tốt như các loài trong họ Ngọc Lan, họ Xoan, họ Dẻ và đặc biệt là họ Dầu. Các nhóm công dụng khác như cung cấp vật liệu điêu khắc, làm đệm, sản xuất các văn phòng phẩm cũng có nhiều loại.
+ Nhóm cây thuốc: Đã thống kê được 197 loài thực vật dùng làm thuốc (chiếm 15,2% tổng số loài) thuộc 83 họ thực vật khác. Các họ có nhiều loài cây thuốc là: Họ Cà phê (Rubiaceae): 17 loài; họ Cúc (Asteraceae): 13, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): 10 loài, họ Cam (Rubiaceae): 9 loài; họ Đơn Nem (Myrsinaceae): 7 loài.
Tuy số lượng họ có nhiều loài lớn nhưng trữ lượng của các loài lại không cao. Một số loài có triển vọng là chân chim (Scheffera octophylla), hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii), thường sơn (Dichroa febrifuga), củ mài (Dioscorea persimilis), thổ phục linh (Smilax glabra), thiên niên kiện (Homamena occulta). Một số loài câu thuốc rất quý nhưng tiếc rằng hiện rất
hiếm như hoàng nàn (Strychnos wallichii), hoàng đằng (Fibraurea recsa), ba kích (Morinda officinalis), bình vôi (Stephania rottunda),…
+ Nhóm cây cảnh: Có 74 loài chiếm 5,4% tổng số loài trong vùng, phần lớn các loài thuộc dạng thân thảo hoặc cây bụi. Cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu về cây cảnh để trang trí nội thất, đường sá, công viên ngày càng cao. Vì vậy, việc quản lý bảo vệ nguồn cây cảnh này, nhất là các loài phong lan (Orchdaceae), cau dừa (Areacaceae), tuế (Cycadaceae) càng cần được quan tâm.
+ Nhóm cây làm thực phẩm: Kết quả thống kê cho thấy, nhóm cây thực phẩm có khoảng 118 loài thuộc 57 họ, chiếm 9,1% trong tổng số loài, trong đó có nhiều loài cho quả, hạt, rau ăn rất ngon như Cà ổi Bắc Giang (Castanopsis boisii), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Bứa (Garcinia spp.), Vả (Ficus auricularia), Củ mài (Dioscorea spp.), Rau sắng (Melientha
suavis), các loài măng tre nứa. Tuy thành phần loài cây thực phẩm khá phong
phú nhưng hiện chúng đang phải đối mặt với áp lực khai thác quá mức của cộng đồng dân địa phương. Ngoài ra, thực vật Vườn quốc gia Pù Mát còn cung cấp nhiều nguyên liệu khác như song mây, lá nón, lá cọ, sợi, tre, dầu nhựa… để làm hàng gia dụng và xuất khẩu.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU và thảo luận
4.1. Thành phần loài thực vật hạt trần tại Vƣờn quốc gia Pù Mát.
Kết quả điều tra trên tuyến về thành phần loài hạt trần tại khu vực nghiên cứu đươc tổng hợp ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Thành phần loài hạt trần tại khu vực nghiên cứu
Tuyến điều tra Loài phát hiện
Tên thƣờng gọi Tên khoa học
Khe Thơi - Sam bông trăng -Amentotaxus poilanei D.Ferre' et
Rouane
- Phỉ ba mũi - Cephalotaxus mannii Hook.f
- Sa mu dầu - Cunninghamia konishii Hayata
- Thông nàng Dacrycarpus imbricatus (Blume) D.
Laub
- Pơ Mu - Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas
- Tuế - Cycas sp.nov
- Dẻ tùng Vân nam - Amentotaxus yunnanensis H.L.Li Khe Ca- Khe Tun - Sa mu dầu - Cunninghamia konishii Hayata
- Pơ mu - Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas
- Tuế - Cycas sp
- Thông Tre - Podocarpus neriifolius D. Don
Khe Kèm. - Tuế - Cycas sp
- Gắm - Gnetum latifolium Blume
- Kim giao - Nageia fleiryi (Hickel) D. Laub Tam Đình- Tam
Hợp
- Pơ Mu - Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas
Cao Vều - Pơ Mu - Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas
Khe Bu - Pơ Mu - Fokienia hodginsii (Dunn) Henry et Thomas
Theo số liệu thống kê ở bảng 4.1. cho thấy tổng số các loài hạt trần xác định được trên cả 06 tuyến điều tra là 10 loài (các loài này đều đã được các nhà khoa học giám định). Trong đó tuyến khe Thơi, có số lượng các loài hạt trần đa dạng nhất, gồm 7 loài; tiếp đó là tuyến Khe Kèm bắt gặp 3 loài; riêng tuyến Cao Vều chỉ bắt gặp 1 loài.
4.2. Đặc điểm phân bố của các loài thực vật hạt trần
4.2.1. Phân bố của các loài thực vật hạt trần theo đai cao.
Căn cứ vào bản đồ địa hình đã được số hoá theo đai cao và kết quả điều tra phân bố của các loài, sự phân bố của các loài theo các đai cao được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Phân bố của các loài hạt trần theo đai cao
TT Độ cao (m) Tên phổ thông 1 <500 Tuế 2 500- 700 - Gắm Kim giao Tuế 3 700- 1.000 Thông nàng Sa mu dầu Phỉ ba mũi Thông tre 4 1.000- 1.500 Dẻ tùng Dẻ tùng Vân Nam Pơ mu Sa mu dầu 5 >1.500 Pơ mu
Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.2 cho thâý các loài Hạt trần đều có phân bố ở tất cả các đai cao, trong đó tập trung nhiều ở đai cao 500 - 700m, 700 - 1.000m, nhiều nhất ở đai cao 1.000 - 1.500m. Trong đó loài tuế phân bố ở độ cao từ 700m trở xuống; Kim giao chỉ phân bố ở độ cao 500 đến 700m; các loài Thông nàng, Phỉ ba mũi, Thông tre phân bố ở độ cao 700 – 1.000m; riêng Sa mu dầu bắt gặp ở độ cao 700 – 1.500m; Pơ mu có mặt ở độ cao từ 1.000m trở lên; hai loài Dẻ tùng và Dẻ tùng Vân Nam chỉ bắt gặp ở độ cao từ 1.000 – 1.500m.
4.2.2. Phân bố của các loài thực vật hạt trần theo kiểu rừng.
4.2.2.1. Loài Sa Mu dầu.
Tại Vườn quốc gia Pù Mát, Sa mu dầu mọc rải rác trong rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới ở 04 khu vực:
- Khu vực thượng nguồn Khe Bu bao theo đường phân thủy giữa khe Vàn và Khe Bu đến Pù Xám Liệm nhỏ rồi theo dông phụ xuống Khe Bu, lên đỉnh Phu Đón Cắn tới biên giới Việt - Lào.
- Khu vực thượng nguồn Khe Tun - Khe Ca thuộc hệ thống Khe Khặng. - Khu Vực thượng nguồn Khe Ngoã.
- Khu Vực Pù Nhông.
Sa mu dầu phân bố ở Vườn quốc gia Pù Mát điểm thấp nhất vào khoảng 960m ở Khe Tun và Khe Bu, điểm cao nhất là 1.300m ở Khe Bu và Khe Ngõa.
4.2.2.2. Pơ Mu.
Tại Vườn quốc gia Pù Mát Pơ mu mọc khá phổ biến từ 1.000m trở lên, trên các sườn núi hoặc đỉnh núi và đường dông hẹp trên hầu hết các khu vực thuộc Vườn quốc gia Pù Mát. Vì vậy, Pơ mu (Fokienia hodginsii) ở đây có kích thước nhỏ, chiều cao cây chỉ khoảng dưới 25m.
Tại Vườn quốc gia Pù Mát mới phát hiện được một điểm duy nhất có Đỉnh tùng mọc. Đó là lèn đá ở Khe Bu thuộc dông phía Tây bắc của Phu Đon Cắn (UTM: 0452900- 2099367), độ cao >900m, độ dốc lớn > 400 với các vách đá dựng đứng. Ở đây có 13 cá thể mọc rải rác, cây cao nhất khoảng 17m, đường kính 40cm.
4.2.2.4. Dẻ Tùng.
Tại Vườn quốc gia Pù Mát chúng tôi phát hiện được một số cá thể ở hai khu vực. Đó là:
Những nơi Dẻ Tùng mọc thường là ở các dông núi có độ cao từ 900- 1.350m, độ ẩm tương đối thấp khoảng 50- 70%.
Loài này thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ - Khu vực chân Pù Xám liệm nhỏ - Khe Thơi (UTM: 455315 - 2104316), độ cao: 1201m, độ dốc: 250
. Ở đây có 1 cá thể cao 15 m, đường kính = 17 cm.
- Khu vực chân Phu Đon Cắn (UTM: 452975 - 2099280), độ cao: 992 m, độ dốc: 250
. Ở đây có 2 cá thể: Cá thể 1: Chiều cao = 14m, đường kính = 16 cm
Cá thể 2: Chiều cao = 16 m, đường kính = 20cm.
4.2.2.5. Tuế.
Phân bố đơn lẻ một vài cá thể tại Vườn quốc gia Pù Mát, ở độ cao dưới 500m, độ dốc từ 15- 200. Qua điều tra phát hiện chúng phân bố tại hai khu vực:
- Khu vực ngã ba giữa Khe Mặt và Khe Hoi với toạ độ UTM: 0456732 - 2105851. Có một cây Tuế cao 2m, đường kính 12cm.
- Khu vực sườn dông giữa Khe Ca và Khe Tun với toạ độ UTM: 0481344 - 2083274 cũng có một cây với chiều cao 2m, đường kính 15 cm.
hoặc phổ biến và có nhiều cá thể hơn trong nhiều loại thảm thứ sinh, từ rừng rậm hay rừng thưa nửa rụng lá cây lá rộng và tre đến trảng cây bụi và trảng cỏ.
4.2.2.6. Kim Giao.
Đây là loài có phạm vi phân bố rộng từ Miền Bắc cho tới Miền Trung đều có mặt loài này, chúng phân bố rải rác từng đám trong các khu rừng tự nhiên.
Loài ưa phát triển trên đất đá vôi có độ dày tầng đất lớn, thoát nước tốt. ở Vườn quốc gia Pù Mát thì Kim giao là loài thường phân bố hỗn giao với các loài Sến, Táu và Dẻ ở các khu rừng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới thường xanh, có độ cao từ 200 - 1000m.
Tại Pù Mát Kim Giao phát hiện có ở Khe Kèm, chúng mọc thành một đám 3 cá thể tại sườn dông Khe Kèm toạ độ UTM: 0479725 - 2095483, độ cao 676m, độ dốc 250
, Chiều cao của các cây từ 20- 25 m, đường kính 25- 40cm.
4.2.2.7. Thông tre.
Tại Pù Mát Podocarpus neriifolius phân bố cũng rất hẹp, chỉ gặp có ở hai khu vực:
Trên sườn dông Khe kèm, độ cao 789m, toạ độ UTM: 0479253 - 2095000 bắt gặp một cá thể mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng như Táu muối (Vatica odorata), Táu (Hopea mollissima), Chò (Parashorea chinensis) thuộc tầng 2 cao từ 10- 15m, Tầng vượt tán gồm Gội (Aglaia tomentosa), Sồi
(Lithocarpus laotica), tầng thấp dưới 5m gồm Mua (Melastoma), Cán thỏn,
một số loài cây tái sinh, thảm tươi gồm Quyết chạc ba phân nhánh (Tectaria
4.3. Đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh tự nhiên của các loài Hạt trần tại Vƣờn quốc gia Pù Mát.
4.3.1. Loài Sa mu dầu
Tên khoa học: Cunninghamia konishii Hayata
Tên Việt Nam: Sa mu dầu, Sa mộc dầu, Sa mộc Quế Phong. Tên Thái thanh: Mậy pẹc
4.3.1.1. Đặc điếm sinh thái
Sa mu dầu là loài cây gỗ thường xanh rất lớn, có thể cao đến 50-75m,