Tên khoa học: Cunninghamia konishii Hayata
Tên Việt Nam: Sa mu dầu, Sa mộc dầu, Sa mộc Quế Phong. Tên Thái thanh: Mậy pẹc
4.3.1.1. Đặc điếm sinh thái
Sa mu dầu là loài cây gỗ thường xanh rất lớn, có thể cao đến 50-75m, đường kính trên dưới 3m, thân thẳng, phân cành cao với tán lá thưa, hình nón hẹp (FIPI, 1996). Tại khu vực Khe Tun - Khe Ca (UTM: 0481600 - 2078600) có đất feralit mùn phát triển trên đá phiến có đá vụn phủ gần kín mặt đất. Tại đây Sa mu dầu mọc khá tập trung thành rừng thuần loài từ độ cao 960m đến 1.080m. Đã đếm được 70 cây. Hầu hết các cây đều có kích thước rất lớn. Đường kính cây lớn nhất đạt trên 250cm, cây nhỏ nhất cũng trên 50cm. Phần lớn các cây đều cao 50 đến 60m. Rừng tại đây chia làm 3 tầng rõ rệt: tầng vượt tán là Sa mu dầu với độ tàn che khoảng 50%. Tầng dưới tán cao khoảng 10-20m gồm các loài cây lá rộng. Tầng cây bụi thảm tươi cao dưới 2m với độ che phủ 50-60% bao gồm khá nhiều loài. Nhìn chung, đây là rừng đã đến giai đoạn thành thục tự nhiên với nhiều cây lớn bị mục gốc và rỗng ruột.
4.3.1.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên.
Cây Sa mu dầu ưa nơi khí hậu ôn hòa, ít tháng rét và cũng không quá nóng. Thích hợp ở nhiệt độ trung bình năm từ 16-190C. Độ ẩm không khí của các tháng trong năm trên 75%, vùng có nhiều sương mù và ánh sáng tán xạ.
Sa mu dầu là loài cây ưa sáng, lúc nhỏ cũng cần có bóng che và mọc khá nhanh so với các loài cây lá kim khác. Sa mu dầu tỉa cành tự nhiên rất tốt và tái sinh chồi cũng rất mạnh.
Ưa đất phát triển trên đá phiến thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi, đá macma các loại, có tầng dầy 0,7-0,8m trở lên. Không thích hợp trên đất
kiềm hoặc mặn. Sa mu dầu ưa đất sâu ẩm, cát pha, thoát nước, mát thoáng, có độ pH lớn hơn 5, nhiều mùn, còn mang tính chất đất rừng.
Hình 4.2. Cây Sa mu dầu trƣởng thành.
4.3.2. Loài Pơ Mu
Tên khoa học: Fokienia hodginsii Tên Việt Nam: Pơ mu.
4.3.2.1. Đặc điểm sinh thái
Pơ mu là cây gỗ thường xanh, cao 25-30m hay hơn, đường kính thân tới hơn 1m, thân thẳng, không có bạnh gốc, tán lá hình ô (FIPI, 1996).
Hình. 4.3. Cây Pơ mu trƣởng thành.
Tại VQG Pù Mát Pơ mu mọc khá phổ biến từ 1.000m trở lên, tuy nhiên, chưa gặp Pơ mu ở các sườn núi hoặc đỉnh núi và đường dông rộng, chỉ gặp ở các đỉnh núi và đường dông hẹp. Vì vậy, Pơ mu ở đây có kích thước nhỏ, chiều cao cây chỉ khoảng dưới 25m. Loài này thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng. Đôi khi, ở các đỉnh dông nơi như vậy thường là đất mùn alit có tầng thảm mục rất dày, Pơ mu chiếm tỷ lệ tổ thành cao tạo thành những dải rừng hẹp gần thuần loài. Phẫu diện đồ dưới đây là kết quả nghiên cứu tại một điểm trên đường dông Pu Đón Cắn (104 o33'04"E, 18 o58'05"N). Nơi đây có độ cao 1149m, độ dốc dưới 5 o, trên đất mùn alit. Rừng có 3 tầng rõ rệt: Tầng tán bao gồm chủ yếu là Pơ mu, và các cây nhỏ của tầng trên.
Tầng cây bụi thảm tươi thấp dưới 5m và cây mầm của tầng trên trong đó có cả Pơ mu
4.3.2.2. Đặc điểm tái sinh
Nhìn chung, Pơ mu còn khá phổ biến ở VQG Pù Mát. Tuy nhiên, loài này phân bố khá gián đoạn trên các đỉnh núi và đường dông hẹp từ độ cao 1.000m đến biên giới Việt Lào. Tại đây, khả năng sinh trưởng, phát triển và tái sinh tốt, tuy nhiên do giá trị kinh tế, giá trị sử dụng của loài Pơ Mu cao nên hiện tượng khai thác vẫn xẩy ra một vài nơi như ở đỉnh Pù Lòn - Tam Đình, Đỉnh Vều _ Cao Vều. Vì vậy cần có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu để bảo tồn loài cây quý hiếm này
4.3.3. Loài Đỉnh tùng
Tên Khoa học: Cephalotaxus mannii . Tên Việt Nam: Đỉnh tùng, Phỉ ba mũi.
4.3.3.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ thường xanh cao trên dưới 20m, đường kính 30-40cm. Cành nhỏ mọc đối, lá hình dải hẹp xếp thành mặt phẳng nên tán cây thưa (FIPI, 1996).
Tại VQG Pù Mát mới phát hiện được một điểm duy nhất có Đỉnh tùng mọc. Đó là lèn đá ở Khe Bu thuộc dông phía Tây bắc của Pù Đón Cắn (UTM: 0452900- 2099367), với các vách đá dựng đứng. ở đây có 13 cá thể mọc gần nhau, cây cao nhất khoảng 25m, đường kính 40cm.
Nhiều loài cây lá rộng khác ở phía trên. Tầng cây bụi thảm tươi khá phát triển. Đặc biệt là các loài thân thảo đôi chỗ phủ kín mặt đất.
4.3.3.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên
Do điều kiện địa hình vách đá nên việc lập các ô tiêu chuẩn hoặc các ô dạng bản xung quanh gốc cây mẹ không thực hiện được. Do đó, biện pháp điều tra cây tái sinh được áp dung là khảo sát ở những nơi trong khu vực có
nhiều. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất biện pháp bảo tồn chuyển vị loài cây này trên các khu vực núi đá của Vườn quốc gia Pù Mát.
Hình:4.4. Lá và cành cây Đỉnh Tùng.
4.3.4. Dẻ Tùng:
Tên Khoa Học:Amentotaxus poilanei. Tên Việt Nam: Dẻ Tùng.
4.3.4.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ thường xanh cao trên dưới 20m, đường kính đến 30 cm. Lá thon hẹp hơi cong, dài 5- 7 cm, chót nhọn, màu trên xanh đậm, mặt dưới có 2 dải màu trắng bạc.
Tại vườn quốc gia Pù Mát chúng tôi phát hiện được một số cá thể ở hai khu vực. Đó là:
- Khu vực chân Pù Xám liệm nhỏ - Khe Thơi (455315E, 2104316N), ở đây có 1 cá thể cao 15 m, đường kính = 17 cm, mọc chung với một số loài cây lá rộng.
- Khu vực chân Pù Đón Cắn (452975E, 2099280N) ở đây có 2 cá thể: Cá thể 1: Chiếu cao = 14m, đường kính = 16 cm
Cá thể 2: Chiều cao = 16 m, đường kính = 20cm
Loài này thường mọc hỗn giao với nhiều loài cây lá rộng. Rừng có 2 tầng: tầng dưới tán cao 5-10m bao gồm Trâm vỏ đỏ, chẹo lông, Dẻ tùng hoa và các cây nhỏ của tầng trên. Tầng cây bụi thảm tươi thấp dưới 5m bao gồm Mua lá mỏng, Cán thỏn, Hèo, Dương xỉ gỗ, Quyết chạc ba, và tầng thảm mục trung bình (khoảng 1,5 cm).
4.3.4.2. Khả năng tái sinh tự nhiên:
Dẻ tùng ở khu vực xung quanh gốc cây mẹ chỉ phát hiện có 02 cây tái sinh, có chiều cao từ 10cm - 15 cm, đường kính gốc <0,5 cm. Nhưng trên tuyến điều tra từ gốc cây mẹ đổ xuống dông chúng tôi phát hiện có rất nhiều cá thể cây con (qua đếm sơ bộ có 18 cá thể, có chiều cao từ 10 cm - 100cm, đường kính từ 0,5 - 1cm)
Nhìn chung, Dẻ tùng phân bố khá hẹp, chỉ phát hiện được một vài cá thể mọc ở độ cao từ 1000m trở lên trên các sườn dông tại VQG Pù Mát. Tuy nhiên, loài này sinh trưởng, phát triển hỗn giao với các loài cây lá rộng rất tốt, đặc biệt là khả năng tái sinh bằng hạt. Do vậy đây là diều kiện thuận lợi để bảo tồn loài này tại Vườn quốc gia Pù Mát.
4.3.5. Tuế :
Tên Khoa Học: Cycas sp. Nov. Tên Việt Nam: Tuế.
4.3.5.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây nhỡ có hình dáng của cau, dừa; thân hình trụ, mọc đứng, lởm chởm những gốc cuống là còn tồn tại. Lá lông chim, có nhiều cập thuỳ long chim, hình dải, cuống là không có gai, có mép cạnh.
Hình. 4.5. Lá và Thân cây Tuế.
Tại VQG Pù Mát phát hiện thấy từng cá thể mọc đơn lẻ ở các khu vực khác nhau với độ dốc >150, độ cao dưới 500m, ở các vùng trũng thấp hoặc xung quanh khu vực khe suối, Cùng mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng và hỗn giao với rừng tre nứa.
Kết quả nghiên cứu một điểm ở khu vực Ngã ba Khe Mặt.
Tuế mọc hỗn giao trong rừng tre nứa với toạ độ UTM: 0456732 - 2105851E, độ dốc khoảng 200, độ cao 496m. cùng mọc cùng với loài này gồm có các loài cây lá rộng như Giổi, Chò ở tầng trên cùng, tầng trung bình là nứa, Tuế (Cycas sp.) thuộc tầng cây bụi có chiều cao <4m.
4.3.5.2. Khả năng tái sinh tự nhiên:
Loài này không phát hiện có cây tái sinh, chỉ gặp cây mẹ có chều cao từ 1m - 2m, đường kính từ 10cm- 15cm.
4.3.6. Kim giao.
Tên khoa học:Nageia fleuryi. Tên Việt Nam: Kim Giao.
4.3.61. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ nhỡ thường xanh, thân thẳng, tán hình trụ. Phân cành ngang, đầu cành rủ, cành non màu xanh. Lá dầy, hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng dài, đầu nhọn dần, đuôi nên: lá dài 7- 17cm, rộng 1,6 - 4 cm, mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng, gân lá nhiều hình cung, song song theo chiều dài. Nhiều dải khí khổng ở mặt dưới lá.
Hình. 4.6. lá cây Kim giao.
Tại Pù Mát Kim Giao phát hiện có ở Khe Kèm, chúng mọc thành một đám 3 cá thể tại sườn dông Khe Kèm toạ độ UTM: 0479725 - 2095483, độ cao 676m, độ dốc 250
, Chiều cao của các cây từ 20- 25 m, đường kính 25- 40cm, mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng như Thị rừng, Cứt ngựa, Đại hồng từ Thuộc tầng vượt tán, mọc ở tầng hai, tầng thảm tươi, cây bụi gồm các loài như Mua lá mỏng, mây gai, cỏ ba cạnh, quyết chạc ba.
4.3.62. Khả năng tái sinh tự nhiên:
Khả năng tái sinh: Điều tra trong khu vực cây mẹ chúng tối phát hiện một số cá thể Kim Giao tái sinh (tổng số phát hiện được là 8 cá thể) phát triển rất tốt.
Tóm lại: Kim Giao là cây quý hiếm, thuộc nhóm E trong sách đỏ Việt nam phân bố rất hẹp tại Vườn quốc gia Pù Mát, chỉ phát hiện có duy nhất một chỗ ở khu vực Thác Kèm, chúng sinh trưởng, phát triển và tái sinh rất tốt. Tuy vậy cần phải có giải pháp phòng ngừa để bảo tồn, nhất là trong khi nhu cầu gỗ Kim Giao để làm các đồ thủ công, mỹ nghệ, làm các vật dụng nhỏ trong gia đình ngày một tăng cao.
4.3.7. Thông tre.
Tên khoa học: Podocarpus neriifolius. Tên Việt Nam: Thông tre.
4.3.7.1. Đặc điểm sinh thái:
Cây gỗ lớn thường xanh, cao có khi lên đến 30m. lá mọc xen, thon hẹp ở nhánh ngắn, dài 6- 10 cm, rộng 8- 10mm, ở nhánh dài, dài và rộng hơn. Tại Pù Mát Thông tre phân bố cũng rất hẹp, chỉ gặp có ở hai khu vực:
- Khe Kèm, trên sườn dông Khe kèm, độ cao 789m, toạ độ UTM: 0479253 - 2095000 bắt gặp một cá thể mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng như Táu muối, Táu mật, Chò nâu thuộc tầng 2 cao từ 10- 15m, Tầng vượt tán gồm Gội lơ, Sồi, tầng thấp dưới 5m gồm Mua lá mỏng, Cán thỏn, một số loài cây tái sinh, thảm tươi gồm Quyết chạc ba, Cỏ ba cạnh, Dương xỉ.
- Đỉnh Pù Nhông với toạ độ UTM: 0460712 - 2097406, độ cao 1058m, bắt gặp 1 cá thể có chiều cao 17m, đường kính 18cm. Cùng mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng như Sồi, Chẹo, Sam sì, Thạch Châu ở tầng trên của rừng, Tầng dướic 10m bao gồm các loài như Thị rừng, chẹo tía, thảm tươi và một số loài cây yái sinh như chẹo, sồi, cứt ngựa, thị rừng.
Hình 4.7. thân cây Thông Tre.
4.3.7.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên:
Tại Vườn Quốc gia Pù Mát Thông tre có khả năng tái sinh tự nhiên rất kém. Kết qủa điều tra khu vực xung quanh cây mẹ, tại khu vực Khe kèm chỉ phát hiện 2 cá thể cây tái sinh loài Thông tre với chiều cao khoảng từ 10- 15 cm, sinh trưởng tốt.
4.3.8. Gắm.
Tên khoa học: Gnetum latifolium Blume Tên Việt Nam: Gắm.
4.3.8.1. Đặc điểm sinh thái:
Là thân dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá hình trái xoan, thuôn dài. Hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón, cây ra hoa vào tháng 6-8, có quả tháng 10-12. Dây Gắm mọc hoang ở các vùng rừng núi cao, rễ và dây thu hái, rửa sạch,
.Hình 4.8. Cành, lá, quả của cây Gắm.
4.3.8.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên:
Cây gắm có khả năng tái sinh rất tốt, tuy nhiên thực tế hiện nay dây gắm ngày càng hiếm, chỉ còn rất ít trong rừng già hoặc trên các dãy núi đá cao hoặc một số ít dây mọc trên nương trong bản được người dân giữ lại lấy dây làm thuốc dùng dần,
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy dây gắm mọc ở độ cao khác nhau và thu hái trong các mùa khác nhau có sự khác biết lớn về hàm lượng hoạt chất. Do đó thu hái không đúng vùng, không đúng mùa thì dây không có tác dụng chữa bệnh.
4.4. Đề xuất giải pháp hành động bảo tồn các loài Hạt trầntrong thời gian tới.
4.4.1. Hiện trạng bảo tồn các loài hạt trần tại Vườn quốc gia Pù Mát.
4.4.1.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng:
Hiện nay bộ phận quản lý bảo vệ chính của Vườn quốc gia Pù Mát gồm có 1 hạt kiểm lâm, 1 đội cơ động và hệ thống 11 trạm QLBVR đóng ở các địa
bàn trên các khe suối, đường bộ ra vào gần với đường ranh giới của Vườn quốc gia. Mặc dù công tác tuần tra bảo vệ của lực lượng kiểm lâm và các hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã có nhiều cố gắng nhưng do số dân sống ven ranh giới VQG nhiều, lực lượng bảo vệ rừng còn quá mỏng so với nhu cầu, nên tình trạng vi phạm vẫn diễn ra.
Do lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn. Hệ thống trạm bảo vệ rừng, chòi canh rừng chưa được đầy đủ; hệ thống các bảng cảnh báo cháy rừng, nội quy bảo vệ VQG…một số đã xuống cấp cần được sửa chữa, bổ sung, đặc biệt các trang thiết bị cho các trạm bảo vệ rừng, phục vụ PCCCR còn thiếu…
Ranh giới quy hoạch các phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt , phân khu Phục hồi sinh thái, phân khu Dịch vụ - hành chính trên thực địa chưa rõ ràng, rất khó cho việc kiểm soát và đóng mốc phân định sau này.
Diện tích rừng quản lý có quy mô lớn song hệ thống trạm kiểm soát còn mỏng và đóng rãi rác ở phía ngoài ranh giới của VQG do vậy khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
4.4.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học:
Công tác nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động được Vườn đặc biệt quan tâm nhằm nghiên cứu và tổng hợp được những đặc điểm nổi bật của VQG Pù Mát, nâng cao vai trò và giá trị đa dạng sinh học của Vườn.
Kết quả của các công trình nghiên cứu từ năm 1998 đến nay đã lập được danh lục của các loài thực vật, động vật, cây dược liệu, nghiên cứu các giải pháp quản lý rừng bền vững, quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Trong thời gian qua, tuy điều kiện kinh phí cấp cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế nhưng Vườn đã tích cực xây dựng các đề tài nghiên cứu. Đội ngũ làm công tác khoa học của Vườn đã không ngừng trưởng thành về
đại học, các trung tâm nghiên cứu thực hiện các đề tài nghiên cứu, đến nay đã từng bước vươn lên làm chủ đề tài, chủ động xây dựng dự án và tìm đối tác đầu tư trong và ngoài nước cũng như tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên nguồn nhân lực dành cho công tác nghiên cứu còn thiếu, chưa đầy đủ cho các lĩnh vực nghiên cứu, chưa được đào tạo nâng cao và chuyên sâu. Nguồn kinh phí dành cho công tác nghiên cứu còn hạn chế.
4.4.1.3. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
Hiện tại Vườn QUốc gia Pù Mát đã xây dựng các biện pháp lâm sinh để PCCCR như phát dọn các đường băng cản lửa, thực hiện đốt trước có kiểm soát; tổ chức lực lượng PCCCR theo các đội, phụ trách trên từng địa bàn cụ thể, bố trí việc canh gác, phòng chống cháy rừng; xây dựng phương án tác