Giá trị của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lƣợng tổn thƣơng khớp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số tự kháng thể trong bệnh viêm khớp dạng thấp tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ (Trang 66 - 71)

Theo một số tác giả nhƣ Ronnelid (2005), Vencovsky (2003), sự có mặt của kháng thể anti-CCP báo hiệu tổn thƣơng phá hủy khớp. Bệnh nhân có kháng thể anti-CCP thì tổn thƣơng trên X quang thƣờng sớm hơn và nặng nề hơn bệnh nhân không có kháng thể này [42,61]. Meyer và cộng sự (2003) đã nghiên cứu về giá trị của kháng thể anti-CCP, RF trên cơ sở khảo sát mối liên quan giữa sự có mặt của các kháng thể này và tổn thƣơng khớp trên X quang ở những bệnh nhân VKDT giai đoạn sớm đƣợc theo dõi trong 5 năm. Các bệnh nhân đƣợc đánh giá các tổn thƣơng X quang khớp cổ bàn tay, bàn chân ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu và đƣợc đánh giá lại sau 5 năm (biểu hiện mức độ huỷ khớp tăng) ở những bệnh nhân có mặt kháng anti-CCP. Điểm Sharp ở những bệnh nhân không có kháng thể với Ỏ = 2,5 (1,2 đến 5,0), 95% IC. Nghiên cứu cũng đã khẳng định không có mối liên quan này đối với sự có mặt của RF [36].

Chúng tôi không đủ điều kiện để theo dõi dọc bệnh nhân và cũng không đánh giá tổn thƣơng theo cách cho điểm của Sharp hay Larsen. Vì vậy có thể có nhiều hạn chế trong đánh giá một cách tổng thể các tổn thƣơng. Nhằm đánh giá sự hủy hoại khớp trong bệnh VKDT, chúng tôi sử dụng các thông số nhƣ tổn thƣơng bào mòn xƣơng, hẹp khe khớp, biến dạng khớp trên X quang khớp cổ bàn tay tại thời điểm nghiên cứu.

- Mối liên quan giữa sự có mặt của kháng thể anti-CCP, RF và tiên lượng bào mòn xương khớp cổ-bàn tay trên bệnh nhân VKDT

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 38/60 bệnh nhân VKDT có mặt kháng thể anti-CCP có tổn thƣơng bào mòn xƣơng (69,1%). Bằng phƣơng pháp phân tích hồi qui logistic chúng tôi thấy có mối liên quan giữa sự có mặt của kháng thể anti-CCP với tổn thƣơng bào mòn xƣơng. Những bệnh nhân VKDT có anti-CCP (+) trong huyết thanh có nguy cơ tổn thƣơng bào mòn xƣơng trên X quang gấp 1,49 lần so với bệnh nhân không có anti-CCP (với KTC 95%: 0,23 – 10,0). Tuy nhiên sự khác biệt này chƣa có ý nghĩa thống kê (P = 0,895).

Về sự có mặt RF trong huyết thanh, trong nghiên cứu của chúng tôi có 19 bệnh nhân có dấu hiệu bào mòn xƣơng trên X quang trong số 51 bệnh nhân có RF huyết thanh dƣơng tính (37,3%). Kiểm định Fisher cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ RF (+) giữa hai nhúm cú bào mòn xƣơng và nhóm không có bào mòn xƣơng với giá trị p = 0.04627. Tuy nhiên, OR= 11,4, và khoảng tin cây 95% rất rộng (0,63- 206,92) nên cần phải nghiên cứu thêm với cỡ mẫu lớn hơn.

Đặc biệt, có đến 17 bệnh nhân có dấu hiệu bào mòn xƣơng trong số 47 bệnh nhân cùng có mặt cả kháng thể anti-CCP và RF trong huyết thanh (36,2%). Tỷ lệ này cao hơn nhiều với các bệnh nhân chỉ có một kháng thể anti-CCP hoặc RF dƣơng tính hoặc cả hai kháng thể đều âm tính.

- Mối liên quan giữa sự có mặt của kháng thể anti-CCP, RF và tiên lượng hẹp khe khớp cổ-bàn tay trên bệnh nhân VKDT.

Tổn thƣơng hẹp khe khớp là dấu hiệu không phải là triệu chứng đặc biệt, có giá trị chẩn đoán bệnh VKDT. Đây là triệu chứng biểu hiện tổn thƣơng sụn khớp. Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự có mặt của kháng thể anti-CCP và RF trong huyết thanh bệnh nhân VKDT với tổn thƣơng hẹp khe khớp trên X quang khớp cổ bàn tay.

- Mối liên quan giữa anti-CCP và hẹp khe khớp

Bệnh nhân VKDT có kết hợp anti-CCP và RF huyết thanh dƣơng tính có nguy cơ hẹp khe khớp gấp 1,3 lần so với bệnh nhân không có kết hợp anti- CCP (+) và RF (+) (P =1,00; OR = 1,3 (KTC 95%: 0,21-14,08).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 17,6% (9 trong 51 bệnh nhân) có RF huyết thanh dƣơng tính) có dấu hiệu hẹp khe khớp. Tuy nhiên, bằng phƣơng pháp phân tích hồi qui logistic chƣa cho thấy có mối liên hệ giữa hẹp khe khớp với RF (+) (với p = 0,8885; OR= 0,75 (KTC 95%: 0,13- 4,22)).

Tƣơng tự, trong 47 bệnh nhân có mặt anti-CCP và RF trong huyết thanh, chỉ có 9/47 (19,1%) có dấu hiệu hẹp khe khớp. Bệnh nhân VKDT có kết hợp anti-CCP và RF huyết thanh dƣơng tính có nguy cơ hẹp khe khớp gấp 1,3 lần so với bệnh nhân không có kết hợp anti-CCP (+) và RF (+) (P = 0,99; OR = 1,3 (KTC 95%:0,21-14,08)).

- Mối liên quan giữa sự phối hợp anti-CCP (+) và RF (+) với tổn thương biến dạng khớp

Biến dạng khớp là dấu hiệu gặp ở giai đoạn muộn của bệnh VKDT. Đây là hậu quả của quá trình viêm khớp, bào mòn xƣơng, co kéo các cơ và dây chằng khiến cho các khớp ở bàn tay bị biến dạng, bán trật và trật khớp.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7/60 (11,7%) bệnh nhân VKDT có tổn thƣơng biến dạng khớp trên X quang khớp cổ bàn tay và biến dạng khớp không xảy ra trên bệnh nhân VKDT không có anti-CCP và RF trong huyết thanh. Tỷ lệ này rất thấp so với các nghiên cứu …. Kiểm định Fisher cũng chƣa thấy có mối liên quan giữa sự có mặt anti-CCP với tổn thƣơng biến dạng khớp trên X quang trên bệnh nhân VKDT (p-value = 0,99; OR= 1,7 (KTC

95%: 0,09 - 34,01)), và Kiểm định Fisher chƣa thấy có mối liên hệ giữa RF với tổn thƣơng biến dạng khớp trên X quang ở bệnh nhân VKDT (p = 0,58; OR= 3,2 (KTC 95%: 0,17- 61,01)).

Biến dạng khớp xảy ra 7 (14,9%) trên bệnh nhân VKDT có kết hợp anti- CCP (+) và RF (+), không có trƣờng hợp có biến dạng khớp trờn cỏc bệnh nhân còn lại. ….

Một điều đáng chú ý trong nghiên cứu này là mặc dù kết quả kiểm định Fisher ở Bảng 3.15 chƣa cho thấy có mối liên quan giữa RF (+) và biến dạng khớp, nhƣng khi so sánh lƣợng RF giữa nhúm cú biến dạng khớp và nhóm không có biến dạng khớp bằng kiểm định Mann-Withney U, kết quả cho thấy có sự khác biệt về trung vị lƣợng RF của hai nhúm cú biến dạng khớp và không có biến dạng khớp ý nghĩa thống kê (P = 0,009) (Bảng 3.16).

4.2.2. Giá trị của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lƣợng mức độ hoạt động bệnh VKDT

- Mối liên quan giữa sự phối hợp anti-CCP (+) và RF (+) với cứng khớp buổi sáng trên 45 phỳt trờn bệnh nhân VKDT.

Cứng khớp buổi sáng là một trong các thông số đánh giá đợt tiến triển của VKDT. Trong nghiên cứu này chỉ có 11 (18,33%) bệnh nhân VKDT có cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, qua phân tích bằng hồi qui logistic đơn biến cho thấy chƣa có sự liên quan giữa sự có mặt của anti-CCP, RF hoặc có mặt của cả anti-CCP và RF trong huyết thanh và cứng khớp buổi sáng ở bệnh nhân VKDT. Bên cạnh đó cỡ mẫu nghiên cứu còn nhỏ nên có thể chƣa đủ lực thống kê để phát hiện sự khác biệt thật sự có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khi so sánh.

- Mối liên quan giữa sự phối hợp anti-CCP (+) và RF (+) với mức độ hoạt động của bệnh VKDT.

Trong 55 bệnh nhân có anti-CCP trong huyết thanh có 48 (87,3%) bệnh nhân có mức độ hoạt động mạnh (DAS 28 > 5,1), và bệnh nhân có anti-CCP trong huyết thanh dƣơng tính có nguy cơ viêm khớp có mức độ hoạt động mạnh gấp 4,57 lần so với bệnh nhân không có anti-CCP trong huyết thanh. Tuy nhiên, cỡ mẫu này nhỏ nên có thể chƣa đủ lực thống kê để chỉ ra mối liên quan thật sự có ý nghĩa thống kê.

Trong 51 bệnh nhân có RF trong huyết thanh có 46 (90,2%) bệnh nhân VKDT có chỉ số DAS 28 > 5,1, và những bệnh nhân VKDT có RF (+) có nguy cơ biểu hiện bệnh hoạt động mạnh cao gấp 7,36 lần so với bệnh nhân không có RF trong huyết thanh, và mối liên quan giữa sự có mặt của RF trong huyết thanh với mức độ hoạt động mạnh của bệnh VKDT thật sự có ý nghĩa thống kê (P = 0,029, OR = 7,36; (KTC 95%:1,04 -47,44))

Phân tích tƣơng quan cũng cho thấy rằng có mối tƣơng quan thuận chiều mức độ trung bình giữa lƣợng RF huyết thanh và chỉ số DAS-28 (R = 0,53, P < 0,0001). Nghĩa là nồng độ RF càng cao thì biểu mức độ biểu hiện bệnh VKDT càng mạnh.

Tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của chúng tôi, Ioanis Alexiou (2007) và nhiều tác giả nƣớc ngoài khác cũng không tìm thấy mối liên quan của anti- CCP với DAS 28. Ioanis Alexiou (2007) cũng tìm thấy mối tƣơng quan RF định lƣợng trong huyết thanh bệnh nhân VKDT với chỉ số DAS 28 (r = 0,29, p = 0,002) [29].

Đặc biệt nếu bệnh nhân VKDT có sự có mặt của cả anti-CCP và RF trong huyết thanh có nguy cơ bệnh ở mức độ hoạt động mạnh gấp 6,72 lần so với bệnh nhân không có kết hợp anti-CCP (+) và RF (+)(P = 0.01 ; OR = 6,72 (KTC 95%: 1,12-40,47)).

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng không có mối liên quan đến thời gian mắc bệnh VKDT (R = 0,13, P = 0,31). Kết quả cũng cho thấy rằng 100% bệnh nhân VKDT đều có những đợt thuyên giảm bệnh.

Tuy nhiên, cũng cần có thờm cỏc nghiên cứu dọc cú nhúm chứng để so sánh và nhận định giá trị dự đoán của sự có mặt của cả 2 kháng thể anti-CCP và RF trong huyết thanh và các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng cũng nhƣ theo dõi diễn tiến điều trị VKDT qua sự thay đổi nồng độ anti-CCP và RF trong huyết thanh.

Tóm lại, bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh thƣờng gặp ở nữ (2/3 bệnh nhân VKDT là nữ giới), tuổi trung niên, đa số bệnh nhân đến khám và điều trị VKDT là ở giai đoạn muộn. Về mối liên quan giữa sự có mặt của kháng thể anti-CCP, RF với các tổn thƣơng X quang, chúng tôi thấy kháng thể anti-CCP chƣa có giá trị tiên lƣợng nguy cơ xuất hiện tổn thƣơng bào mòn và biến dạng khớp cổ bàn tay sớm và nặng ở bệnh nhân VKDT. RF có thể đƣợc “ứng dụng gợi ý” để gợi ý bệnh nhân VKDT đang ở giai đoạn bệnh có mức độ hoạt động mạnh và có sự xuất hiện hình ảnh bào mòn xƣơng trên X quang. Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ kết quả của nhiều tác giả nƣớc ngoài. Nhƣ vậy dùng bằng phƣơng pháp nghiên cứu theo dõi dọc hay nghiên cứu cắt ngang, phƣơng pháp đánh giá tổn thƣơng định tính hay dựa trên cách cho điểm Shapr hay Larsen, các nghiên cứu đều đƣa đến kết luận kháng thể anti-CCP có giá trị tiên lƣợng tổn thƣơng khớp ở bệnh nhân VKDT.

Các thông số đánh giá đợt tiến triển của bệnh nhân nhƣ chỉ số Ritchie, tổng số khớp đau, tổng số khớp sƣng, mức độ đau theo thang điểm VAS, tốc độ máu lắng giờ đầu, CRP trong nghiên cứu của chúng tôi đều biểu hiện tình trạng viêm khớp trầm trọng ở bệnh nhân VKDT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm một số tự kháng thể trong bệnh viêm khớp dạng thấp tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ (Trang 66 - 71)